Sinh viên ghi chép bài: Cầm điện thoại chụp, nhưng có mở bài ra học không thì… chưa biết
Việc chụp ảnh bài giảng là cách vô cùng tiện lợi, nhanh gọn. Tuy nhiên, nhiều bạn sinh viên cũng khẳng định là điều này chưa chắc khiến họ chăm học hơn.
Ai cũng nói “Lên Đại học nhàn lắm!”. Điều này khiến không ít bạn tân sinh viên nhầm tưởng về một cuộc sống đại học tự do tự tại, tha hồ làm điều mình thích, cũng như không còn được thầy cô theo sát như những tháng ngày phổ thông nữa.
Nghe qua như vậy thì ai cũng thích. Tuy nhiên cuộc sống đại học buộc bạn phải chủ động trong mọi vấn đề, cũng như đòi hỏi bạn phải thực sự nghiêm túc với việc học tập.
Mà “nghiêm túc học tập” nghĩa là gì? Là thay vì mang cả đống sách vở tới trường, đợi thầy cô, cán bộ lớp kiểm tra việc ghi chép bài, làm bài tập như trước kia, thì khi lên đại học, sẽ chẳng ai quan tâm bạn như thế nữa. Nếu muốn tiến độ học tập vẫn được đảm bảo, bạn cần phải chủ động ghi chép, lưu giữ lại các kiến thức mà thầy cô giảng, chiếu trên slide hay ghi trên bảng. Lên đại học “nhàn” lắm, chắc chỉ “nhàn” với vấn đề ghi chép bài vở thôi.
(Ảnh: My Duyen)
Ai đã và đang học đại học rồi chắc chẳng còn lạ gì việc “chụp hình lại bài giảng”. Đi học đâu cần gì mang nhiều đồ dùng. Đôi khi chỉ cần một chiếc điện thoại – “vật bất ly thân” là có thể ung dung ngồi tới hết tiết.
Thầy cô viết gì, chiếu gì lên bảng, chỉ cần cầm điện thoại lên và bấm tách một cái. Bạn bè chép gì quan trọng vào vở, cũng cầm điện thoại lên bấm là xong. Mỗi mùa thi đến, mở album ảnh trên điện thoại ra là thấy chi chít toàn ảnh bài giảng, ảnh slide, ảnh giáo trình…
Thế nhưng, trông sinh viên chăm chỉ mang điện thoại ra chụp như vậy nhưng chắc chắn số người mở điện thoại ra và xem lại những gì trong máy mình chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều sinh viên cũng khẳng định rằng, việc chụp lại bài giảng chỉ mang lại cho họ cảm giác yên tâm, rằng mình “không hề bỏ lỡ kiến thức nào” chứ chẳng chứng minh được mấy phần chăm học hơn.
Video đang HOT
(Ảnh: Tien Thanh)
Điện thoại phủ đầy hình ảnh của bài học nhưng… có ai mở ra để học bao giờ chưa? (Ảnh: Lan Anh)
Bạn Thanh Huyền chia sẻ: “Thú thật là chụp cho yên tâm vậy thôi , chứ chắc gì đã xem lại. Nhiều khi dọn bộ nhớ, thấy nhiều ảnh quá trời, thế rồi xoá bay luôn”.
Bạn Khánh Dương bình luận: “Mỗi lần cô nhấn mạnh ý gì quan trọng là mình cặm cụi ghi. Còn biệt đội ngồi phía sau là ngẩng lên chụp ảnh lia lịa, không khác gì đi phỏng vấn luôn”.
Bạn Đỗ Nam cho rằng: “Học THPT còn bị kiểm tra vở thường xuyên, chứ lên đại học đâu có ai quan tâm bạn ghi gì, chép gì đâu. Bạn phải chủ động với việc học của mình thôi. Mình cũng hay chụp lại bài giảng của thầy cô lắm, có lúc nó phục vụ cho việc làm bài tập nhóm, làm đề cương, cũng tiện. Tuy nhiên phải công nhận rằng việc chép bài khiến bạn để tâm và hiểu bài giảng hơn”.
Khảo sát nhanh cho kết quả 'sốc' về học trực tuyến
Một khảo sát nhanh thực hiện với gần 4.000 sinh viên một trường đại học cho thấy, đa số sinh viên cho rằng việc học trực tuyến hiệu quả thấp hơn học trực tiếp trên lớp.
Nhiều trường đại học tại Việt Nam đang triển khai dạy học trực tuyến do dịch Covid-19 - Phạm Hữu
Một khảo sát nhanh về việc học trực tuyến vừa được Đoàn thanh niên và Hội sinh viên Trường ĐH Nha Trang thực hiện với gần 4.000 sinh viên trong ngày 12.4 vừa qua.
Đa số học bằng điện thoại, không có wifi
Kết quả khảo sát cho thấy một vài thông số tích cực như có tới 90% sinh viên tham gia suốt lớp học, có nhiều ý kiến cho rằng học trực tuyến giúp nâng cao kỹ năng tiếp cận công nghệ thông tin, rèn tính chủ động trong việc học...
Nhưng khảo sát này cũng cho thấy những con số rất "sốc" về thực trạng dạy học trực tuyến đang diễn ra. Theo đó, đa số sinh viên học trực tuyến bằng điện thoại và phần lớn không có wifi để học.
Có tới 85% sinh viên cho rằng việc học trực tuyến có hiệu quả thấp hơn so với học truyền thống (học tập trung trên lớp). 36% sinh viên được khảo sát cho biết có gặp những đối tượng quấy phá lớp học.
Có 14-18% sinh viên còn cho rằng giảng viên chưa điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp với hình thức trực tuyến, chỉ đưa bài giảng lên hệ thống và chưa có nhiều tương tác với người học.
Ngoài ra, khảo sát này cũng có 64% sinh viên cho rằng giảng viên giao bài tập nhiều, môn nào cũng có bài kiểm tra và thu hoạch theo tuần. Giảng viên yêu cầu đọc tài liệu nhiều, chương trình chưa giảm tải nên nội dung học khá nặng.
Vì sao học trực tuyến kém hiệu quả?
Phiếu khảo sát nhanh cũng chỉ ra nhiều nguyên nhân được dẫn đến tình trạng trên. Theo đó, có gần 80% sinh viên cho rằng học trực tuyến nhưng mạng yếu, bị 'văng' khỏi hệ thống zoom hoặc không nghe rõ, nghe liền mạch lời giảng viên.
Xếp thứ hai trong các hạn chế được sinh viên chỉ ra là "học trực tuyến làm đau đầu, đau tai, đau mắt do ngồi học quá lâu và nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại quá nhiều" (chiếm tới gần 68% mẫu khảo sát).
Bên cạnh đó, nguyên nhân học trực tuyến khó tập trung vì môi trường xung quanh nhiều khi ồn ào hoặc yếu tố bên ngoài tác động, chiếm 62%. Hình thức học này còn hạn chế sự tương tác và trao đổi giữa người học và người dạy dẫn đến dễ nhàm chán.
Ngoài ra còn một số khó khăn của hình thức học này được chỉ ra như dùng điện thoại nên thao tác bị hạn chế, nhìn slide và xem video không rõ, không mở được file bài tập có dung lượng lớn; chưa quen học nhóm trực tuyến...
Theo tiến sĩ Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo trường này, việc khảo sát này nhằm nắm bắt tâm tư nguyện vọng cũng như khó khăn của người học trong quá trình học tập theo hình thức trực tuyến. Trên cơ sở đó để có những giải pháp hỗ trợ người học để đạt hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới.
Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức hội nghị đào tạo trực tuyến
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhiều trường ĐH đã chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến trong thời gian nghỉ học kéo dài. Trước những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, Bộ GD-ĐT sẽ có hội nghị đào tạo trực tuyến giáo dục ĐH trong dịch Covid-19 vào ngày 17.4 tới. Hội nghị có sự tham gia của đại diện các cơ sở giáo dục ĐH, trường CĐ sư phạm và một số lãnh đạo tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ, viễn thông, đào tạo trực tuyến.
Hà Ánh
Muôn nẻo lựa chọn trái ngành (2): Những trải nghiệm khó quên của tuổi trẻ Có thể coi việc lựa chọn làm trái ngành đã thể hiện sự dũng cảm của thế hệ trẻ, dám bước ra khỏi "vùng an toàn" để kiến tạo tương lai. Bước đi có phần mạo hiểm này đem đến cho các tân cử nhân hay sinh viên còn đang đi học nhiều kỷ niệm thú vị, nhưng cũng có không ít khó...