Sinh viên gặp khó khi làm thủ tục xác nhận sinh viên
Sinh viên một số trường đại học ở TP.HCM đang bị địa phương làm khó khi yêu cầu họ phải nộp giấy chứng nhận sinh viên (bản chính, có mộc đỏ) để tạm hoãn nghĩa vụ quân sự hoặc làm thủ tục vay vốn tín dụng học tập.
Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) thực hiện đăng ký giấy xác nhận sinh viên qua mạng nhưng nhiều địa phương không chấp nhận bản online – Ảnh chụp màn hình
Sinh viên N.B.Đ. (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) – lớp TMĐT2018, Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) – phản ảnh, theo yêu cầu của địa phương, sinh viên này đã liên hệ với phòng công tác sinh viên nhà trường để xin giấy xác nhận sinh viên để tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
Không chấp nhận bản PDF
“Sau đó, tôi đã nhận được giấy xác nhận của nhà trường gửi (bản PDF) nhưng địa phương không chấp nhận và cũng không đồng ý việc xác nhận trực tiếp với trường. Theo lời cán bộ xã đội thì tất cả các địa phương trên toàn quốc không chấp nhận bản không có chữ ký và dấu mộc đỏ. Tôi cũng có mở mail trường gửi cho họ xem nhưng vẫn không được chấp nhận”, sinh viên này cho biết.
Trong khi đó, T.T.V. (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) – tân sinh viên K16 Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) – cho biết cách đây không lâu, sinh viên này đã nhận được bản scan của giấy xác nhận sinh viên do nhà trường cấp qua email.
“Tuy nhiên, sau khi nộp cho xã đội để xin hoãn nghĩa vụ quân sự thì họ không đồng ý và yêu cầu phải có bản gốc có dấu mộc đỏ do trường gửi về chứ không phải là bản scan”, sinh viên này cho hay.
Ảnh minh họa
Theo ThS Nguyễn Văn Toàn – trưởng phòng công tác sinh viên Trường ĐH Công nghệ thông tin – mấy tuần qua, nhiều sinh viên gửi email đến trường xin nhà trường gửi bản gốc về nhà để sớm được nộp vì hạn nghĩa vụ quân sự sắp hết.
“Vừa qua, TP.HCM thực hiện giãn cách nên chúng tôi không đến trường để làm giấy xác nhận gửi trực tiếp cho sinh viên được. Việc cấp giấy này lúc đầu thực hiện qua email không có bản scan nên nhiều địa phương không chịu. Hiện nhà trường đã có thể gửi bản PDF, thậm chí gửi bản giấy cho sinh viên qua bưu điện”, ông Toàn cho biết.
Tương tự, sinh viên của nhiều trường đại học ở TP.HCM cũng phản ảnh vừa qua đã gặp nhiều khó khăn khi làm các thủ tục giấy tờ, xác nhận sinh viên để tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, làm thủ tục vay vốn… do các địa phương yêu cầu sinh viên phải nộp giấy xác nhận bản chính có chữ ký và dấu mộc đỏ của nhà trường.
ThS Trần Vũ – trưởng phòng công tác sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) – cho biết thêm: “Hiện nay, các địa phương không thống nhất trong việc yêu cầu nộp giấy chứng nhận sinh viên. Có địa phương chấp nhận xác nhận qua email nhưng rất nhiều địa phương không chấp nhận bản online do nhà trường cấp, dù trường gắn mã QR có thể tra cứu dễ dàng nhưng có địa phương cũng không chịu, họ yêu cầu phải có bản giấy. Bên cạnh đó, hiện nay thực tế do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều sinh viên năm cuối chưa thi xong học kỳ II, trường cấp giấy xác nhận sinh viên về địa phương cũng không chịu”.
Không gây khó khăn cho người học
Bộ GD-ĐT cũng vừa có ý trả lời kiến nghị của công dân tại Cổng dịch vụ công quốc gia về các vấn đề liên quan đến học phí, lạm thu và thủ tục hành chính, trong đó sinh viên phản ảnh một số trường yêu cầu nhiều thủ tục phiền phức trong tiếp nhận hồ sơ chế độ chính sách, khó đáp ứng trong thời gian giãn cách xã hội.
Bộ GD-ĐT đề nghị các bộ ngành, UBND tỉnh thành chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc và thuộc địa bàn quản lý thực hiện đúng quy định của nghị định 81.
Trong điều kiện giãn cách xã hội, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đề nghị các cơ sở giáo dục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp nhận thông tin, hồ sơ, thủ tục qua hệ thống giao dịch điện tử, bưu điện và có các giải pháp giãn, hoãn thời gian cung cấp hồ sơ, minh chứng có xác nhận của nơi cư trú trong trường hợp sinh viên, người học chưa thể cung cấp ngay được (tạm thời sử dụng các bản scan hoặc bản chụp…).
Sau khi hết thời hạn giãn cách xã hội, sinh viên sẽ hoàn thiện thực hiện nộp đơn và hồ sơ bản cứng trực tiếp hoặc qua bưu điện cho nhà trường để phục vụ rà soát, thẩm tra hồ sơ theo quy định.
Đối với trường hợp sinh viên đã nộp hồ sơ hưởng chế độ chính sách trước đây mà trong đó có hồ sơ minh chứng trùng với yêu cầu hồ sơ của trường thì nhà trường không được yêu cầu sinh viên phải nộp lại hồ sơ minh chứng đó (trừ trường hợp hồ sơ minh chứng thay đổi hằng năm như hộ nghèo, cận nghèo…) và các trường hợp cần thiết, chủ động phối hợp với cơ quan công an để khai thác (đối chiếu) hoặc xác nhận dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, không gây khó khăn cho người học.
TP.HCM sau ngày 30.9: Sinh viên mới trúng tuyển có tới trường học tập trung?
Sinh viên trúng tuyển năm 2021 sẽ bắt đầu năm học mới trong tháng 10. Trong bối cảnh mới của TP.HCM sau ngày 30.9, khi nào sinh viên tới trường học tập trung?
Sinh viên một trường ĐH tại TP.HCM trở lại trường sau đợt nghỉ phòng dịch Covid-19 năm ngoái - NGỌC DƯƠNG
Nhiều trường ĐH có thông báo "mở" về việc học tập trung
Đến thời điểm này, nhiều trường ĐH đã chính thức kết thúc năm tuyển sinh 2021. Sinh viên trúng tuyển bắt đầu thực hiện các bước nhập học, sinh hoạt đầu khóa và chính thức bước vào năm học đầu tiên bậc ĐH. Trong bối cảnh mới của TP.HCM những ngày dịch Covid-19 dần được kiểm soát, các trường ĐH đều đưa ra thông báo "mở" về việc sinh viên tới trường học tập trung.
Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM bắt đầu tổ chức chuyên đề sinh hoạt công dân đầu khóa cho sinh viên từ ngày 27.9 đến 2.10. Theo kế hoạch, trường sẽ đồng loạt triển khai giảng dạy theo hình thức trực tuyến học kỳ 1 năm học 2021-2022 từ ngày 4.10. Thông báo của trường nêu rõ: "Các học phần lý thuyết dạy trực tuyến từ đầu học kỳ cho đến khi có thông báo mới. Khi có lệnh của các cấp chính quyền cho phép sinh viên trở lại trường học tập, trường sẽ dành ít nhất 2 tuần để sinh viên chuẩn bị. Trường hiện chưa triển khai các học phần thực hành và thực tập, sinh viên chờ thông báo. Trong thời gian này, sinh viên sẽ không đến trường...".
Thông báo của Trường ĐH Văn hóa TP.HCM tới sinh viên về kế hoạch học tập năm học mới - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
PGS-TS Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cũng ký ban hành kế hoạch tổ chức tuần sinh hoạt công dân đầu khóa. Trong đó, giai đoạn 1 triển khai các chuyên đề sinh hoạt trực tuyến bắt đầu từ 27.9. "Trong quá trình triển khai, tại một thời điểm nào đó, nếu điều kiện thực tế cho phép tổ chức các hoạt động giảng dạy và học tập bình thường tại trường, ban tổ chức có thể chuyển đổi sang hình thức sinh hoạt trực tiếp", thông báo ghi.
Ở giai đoạn 2, từ ngày 30.10 trở đi, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM triển khai các chuyên đề sinh hoạt trực tiếp (nếu đến trường), trực tuyến (nếu chưa đến trường). Ở giai đoạn này, trường lưu ý việc tổ chức theo hình thức sinh hoạt trực tiếp chỉ thực hiện khi các điều kiện thực tế cho phép. Trong trường hợp dịch bệnh tiếp tục kéo dài và TP.HCM vẫn áp dụng giãn cách, ban tổ chức có thể chuyển đổi sang hình thức sinh hoạt trực tuyến.
Cùng với thông báo về việc học trực tuyến học kỳ 1 năm học 2021-2022, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM còn đề nghị sinh viên, học viên chưa đến trường để học tập trung từ nay cho đến khi có thông báo mới của trường.
Bản tin Covid-19 ngày 27.9: Cả nước 9.362 ca nhiễm mới | TP.HCM xin mã số cho 150.000 F0 từ test nhanh
Học giáo dục quốc phòng... trực tuyến
Không chỉ sinh hoạt đầu khóa, một số trường ĐH còn triển khai dạy học giáo dục quốc phòng và an ninh cho tân sinh viên năm 2021 theo hình thức trực tuyến.
Từ ngày 11.10 đến 6.11, Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh (ĐH Quốc gia TP.HCM) phối hợp với Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM tổ chức việc dạy học và thi môn học giáo dục quốc phòng và an ninh. Do tình hình dịch bệnh Covid-19 tại TP.HCM còn diễn biến phức tạp, để đảm bảo an toàn cho sinh viên, môn học này sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến qua các phần mềm Zoom, Google Meeting.
Cũng theo thông báo của Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, do tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, tất cả các lớp học lý thuyết và thực hành đều được triển khai giảng dạy theo hình thức trực tuyến cho đến khi có thông báo mới. Khóa tuyển sinh năm 2021 bắt đầu học từ ngày 4.10.
Tương tự, Trường ĐH Tài chính-Marketing cũng tổ chức dạy 4 học phần môn giáo dục dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên trúng tuyển nhập học năm nay theo hình thức trực tuyến cho đến khi có thông báo mới. Theo kế hoạch, sinh viên học từ ngày 4.10 đến 26.12, thi từ cuối tháng 12.
Trường ĐH Văn Hiến cũng thông báo các lớp học lý thuyết, thực hành áp dụng cho sinh viên trúng tuyển năm nay, cũng thực hiện theo hình thức trực tuyến cho đến khi có thông báo mới.
Trước đó, trong một thông báo kế hoạch học tập học kỳ 1 năm học 2021-2022, Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM cũng cho biết, đến thời điểm tổ chức học kỳ 1, nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP.HCM được kiểm soát tốt và UBND TP.HCM cho phép, trường sẽ tổ chức học tập trung. Nếu tình hình diễn biến dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nhằm đảm bảo an toàn cho người học và tạo điều kiện cho sinh viên hoàn thành tiến độ đào tạo, trường sẽ bắt đầu theo hình thức trực tuyến cho đến khi điều kiện cho phép sẽ chuyển qua học trực tiếp tại trường.
Như vậy, việc cho sinh viên tới trường học tập trung tại TP.HCM sau ngày 30.9 còn phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh và quyết định của thành phố trong những ngày sắp tới. Dù triển khai dạy học theo hình thức trực tuyến nhưng các trường đều có các phương án chủ động để đón sinh viên trở lại trường ngay khi được phép.
18 trường ĐH phía Nam cho sinh viên nghỉ học từ 10/5 Do dịch Covid-19 phức tạp, hàng chục trường ĐH ở phía Nam cho sinh viên nghỉ học tập trung từ 10/5, chuyển qua học trực tuyến. Ảnh minh họa 1. Trường ĐH Bách khoa TP.HCM nghỉ học trực tiếp, chuyển sang dạy học trực tuyến từ 10/5 theo thời khóa biểu hiện tại cho đến khi có thông báo mới. Các hoạt động...