Sinh viên Duy Tân giành Giải thưởng tầm Quốc tế
Thụ hưởng ý chí và khát vọng đổi mới theo hướng thực nghiệm từ chính ngôi trường đang theo học, những sinh viên Duy Tân luôn có ý thức tìm tòi sáng tạo, học hỏi điều hay và tạo nên những bước đột phá mới.
Thành công của đội tuyển IDEERS DTU trong Cuộc thi Quốc tế “Thiết kế Mô hình Nhà chống Động đất” (IDEERS) năm 2012 được tổ chức tại Đài Loan được đánh dấu như một cột mốc quan trọng cho hoạt động tranh tài quốc tế ở Duy Tân.
IDEERS là cuộc thi được tổ chức thường niên bởi Hội đồng Vương quốc Anh, Đại học Bristol (Anh Quốc) và Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu về Động đất của Đài Loan. Mặc dầu đã diễn ra ở năm thứ 12 nhưng IDEERS thực sự chỉ được biết đến ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Là đơn vị đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có được cơ hội sang Đài Loan thi đấu, giáp mặt cùng những đối thủ “nặng ký” giàu kinh nghiệm về động đất đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Malayisa, Singapore, Indonesia, Philippines hay chủ nhà Đài Loan, nhưng Đội IDEERS DTU đã xuất sắc vượt qua nhiều ứng viên sáng giá để giành vị trí thứ 7 toàn đoàn và đạt Giải Khuyến khích dành cho các đội Top 10 trên tổng số 102 đội tuyển tham gia. Giải Nhất cuộc thi thuộc về đội đến từ Đại học Kỹ Thuật (Đài Loan) và về Nhì là đội của Đại học Quốc Gia Singapore (NUS, Singapore).
Đội IDEERS DTU tại cuộc thi “Thiết kế Mô hình Nhà chống Động đất”
Đón đội tuyển trở về sau 5 ngày thi đấu (từ 12/9 đến 17/9/2012) trong niềm vui và tự hào của lãnh đạo cũng như toàn thể sinh viên nhà trường, chúng tôi đã có dịp gặp gỡ sinh viên Nguyễn Văn Tiền (K15XDD) – Đội trưởng của IDEERS DTU. Nguyễn Văn Tiền chia sẻ: “Thú thật là trong quá trình học tập, sinh viên Xây dựng chúng em chưa từng nghĩ tới việc sẽ thiết kế những công trình có tính đến khả năng chịu động đất. Vì vậy, cuộc thi này hoàn toàn mới lạ và bất ngờ đối với cả 4 thành viên trong nhóm. Khó khăn lớn nhất mà đội tuyển gặp phải là tại Việt Nam rất hiếm tài liệu học tập, dụng cụ thực hành về thiết kế và xây dựng nhà chống động đất, cũng không có trung tâm nghiên cứu về hiện tượng này. Dù Đại học Duy Tân đã thiết kế ra máy động đất giả nhưng chỉ tác động lực từ 1 phương, trong khi động đất thật phải từ 3 phương.” Lắng nghe tâm sự từ chính người trong cuộc về những thuận lợi, khó khăn trong suốt hành trình đến với cuộc thi mới thấu hiểu được giá trị từ bao nỗ lực của những người lần đầu đặt chân vào một sân chơi mới mang tầm quốc tế đầy hấp dẫn nhưng cũng không kém phần thách thức.
Mô hình Nhà chống động đất trên sàn đấu
Video đang HOT
Động lực nào đã giúp những chàng trai Duy Tân kiên trì theo đuổi mục tiêu và đạt được thành công cao hơn mong đợi? Trưởng nhóm IDEERS DTU cho biết: “Một điều may mắn là đội tuyển luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Hội Đồng Quản Trị và Ban Giám Hiệu nhà trường cùng sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Chiến Thắng – Cán bộ Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển DTU và giảng viên khoa Xây dựng.” Được chuẩn bị từ những ngày đầu tháng 5 và được tập huấn tại Singapore trong một tuần (từ 5/8 đến 11/8/2012), đội tuyển đã có cơ hội học hỏi nhiều điều thiết thực, bổ ích và đi đến thống nhất mô hình dự thi. Đến lúc trở lại Việt Nam và tập luyện hàng tuần để chuẩn bị cho chuyến đi sang Đài Loan, đội tuyển tiếp tục nhận được sự tư vấn hướng dẫn rất nhiệt tình, bài bản từ thầy Nguyễn Chiến Thắng. “Mong rằng với những kinh nghiệm, bài học rút ra từ những gì đạt được, sinh viên chúng em sẽ có được nền tảng vững chắc hơn để tiếp tục tiến xa tại cuộc thi này trong những năm tới.”, sinh viên Nguyễn Văn Tiền bày tỏ.
Kết thúc Cuộc thi “Thiết kế Mô hình Nhà chống Động đất”, sinh viên khoa Xây dựng của Đại học Duy Tân đã góp thêm một danh hiệu đáng tự hào vào bộ giải thưởng quốc tế của nhà trường. Cùng với Giải Khuyến khích tại cuộc thi “Dự án Kinh tế Cộng đồng” 2011 được tổ chức tại Mỹ và Giải Nhì tại Liên hoan Phim ngắn Quốc tế 2012 với clip “Giấc mơ có thật”, thành tích lần này đã góp phần khẳng định trí tuệ và bản lĩnh sinh viên Duy Tân. Những điều đã, đang và sẽ làm được cũng là minh chứng thuyết phục cho hiệu quả của mô hình và triết lý”Đào tạo gắn liền với Nghiên cứu Thực nghiệm” tại Đại học Duy Tân. Chính từ những bước đi này, Duy Tân đang dần vững bước vươn xa và hướng đến đào tạo đạt chuẩn quốc tế.
Theo VNN
Đặt hàng nguồn nhân lực chất lượng cao
Ngày 19/9, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã dành trọn hai buổi để gặp gỡ đối thoại với học viên diện thu hút nhân tài, và cán bộ giảng viên Đại học Duy Tân. Câu chuyện vẫn là nguồn nhân lực chất lượng cao đang còn thiếu cho thành phố này.
Cán bộ "thu hút nhân tài" làm việc 1 năm được thi biên chế
Chiều 19/9, tại Văn phòng Thành ủy, hàng trăm học viên diện thu hút nhân tài (theo đề án 992) của Đà Nẵng có buổi đối thoại trực tiếp với ông Nguyễn Bá Thanh sau thực tiễn quá trình công tác.
Nhiều ý kiến tập trung việc thi biên chế, xét nâng lương, các chính sách hỗ trợ đối tượng thu hút bị chậm... được các học viên trao đổi.
Một học viên công tác tại quận Sơn Trà, kiến nghị: Ba năm về công tác tại UBND quận, qua 3 đợt thi tuyển công chức nhưng vẫn chưa được quận xét tuyển, cử đi vì phải nhường chỗ cho những người "công tác lâu năm".
Giảng viên trẻ ĐH Duy Tân trình bày tâm tư với Bí thư Nguyễn Bá Thanh
Ông Thanh nói ngay: Sở Nội vụ, Ban tổ chức Thành ủy cần thay đổi cách thi biên chế hiện nay, không thể tổ chức các đợt thi tuyển chung giữa cán bộ nhân viên diện tuyển dụng và diện thu hút nhân tài.
Từ giờ đến cuối năm, cần tổ chức đợt thi biên chế riêng cho các học viên đề án. Theo đó, học viên sau 1 năm công tác được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ đủ điều kiện dự thi biên chế. Sở Nội vụ trực tiếp gửi giấy báo triệu tập học viên dự thi biên chế.
Các học viên đạt biên chế tiếp tục trở lại đơn vị cũ công tác. Ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy, ghi nhận: Sau đợt thi tuyển công chức chung vào tháng 11 tới, trong tháng 12-2012, thành phố sẽ tổ chức đợt thi tuyển biên chế riêng cho các học viên đề án.
Ông Thanh chỉ đạo: Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cần chuyển phí sinh hoạt trực tiếp vào tài khoản học viên đề án ở nước ngoài thay vì chuyển tài khoản về phía gia đình bên Việt Nam như trước đây, khẩn trương tiến hành nâng bậc lương nếu học viên thay đổi bằng cấp tốt nghiệp của mình kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ học viên thu hút nhân tài cho các trường hợp bị chậm trễ...
Chất lượng mới xoá được phân biệt trường công, trường tư
Buổi sáng cùng ngày, nói chuyện với trên 600 cán bộ, giảng viên Trường ĐH Duy Tân, ông Nguyễn Bá Thanh, nhấn mạnh: Mối quan tâm lớn nhất của thành phố bây giờ là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đặc biệt là xây dựng từ ban lãnh đạo thành phố trong tương lai cho đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý sở, ban ngành phải đủ tầm và tâm. Về ĐH Duy Tân, ông Thanh cho rằng, sau 18 năm hình thành và phát triển, đến nay Duy Tân đã khẳng định được thương hiệu.
Tuy nhiên, trường "không được ham số lượng, mà phải đặc biệt chú trọng vào chất lượng đào tạo. Chỉ có chất lượng thực sự mới xoá được sự phân biệt của xã hội về trường công, trường tư. Muốn có trò giỏi thì trước hết phải có thầy giỏi. Bởi vậy trường phải chiêu hiền đãi sĩ để mời bằng được những người thầy giỏi".
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng yêu cầu nhà trường phải biết xã hội và địa phương cần gì để rà soát lại loại hình và mục tiêu đào tạo, không đào tạo chung chung, thứ gì cũng có như kiểu "bách hóa tổng hợp". Đà Nẵng hiện nay đang chú trọng vào hai lĩnh vực CNTT và du lịch, đây cũng là thế mạnh của trường.
"Nguồn nhân lực chuyên nghiệp phục vụ cho dịch vụ du lịch của thành phố đang thiếu trầm trọng. Có mấy người giỏi thì nhảy hết chỗ này sang chỗ khác lương cao hơn. Trường có thể liên kết với nước ngoài để đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp đội ngũ này không ?. Như đào tạo đầu bếp chẳng hạn".
Ông Thanh đơn cử: Có một đầu bếp nổi tiếng người Pháp sắp sang Đà Nẵng. Muốn thưởng thức món của ông này nấu phải đặt trước vài tháng. Trường có tổ chức liên kết với các nước nổi tiếng về nghề này để đào tạo những đầu bếp có đẳng cấp được không ?
Theo tiền phong
Nhiều chính sách cho HS tham dự cuộc thi khoa học, kĩ thuật cấp quốc gia Bộ GD-ĐT vừa đưa dự thảo thông tư ban hành Quy chế Cuộc thi khoa học, kĩ thuật cấp quốc gia để xin ý kiến đóng góp. Theo dự thảo này, khi học sinh tham dự cuộc thi đạt giải sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi. Theo đó, mỗi học sinh (HS) đoạt giải (tập thể hoặc cá nhân) trong cuộc thi...