Sinh viên ĐH Quốc gia HN thi theo kiểu Mỹ
Các tân sinh viên dự thi vào hệ đào tạo tài năng, tiên tiến, chất lượng cao, chuẩn quốc tế sẽ phải làm bài thi đánh giá năng lực tương tự như SAT của Mỹ.
Trong hai ngày 10-11/9, trên 1.200 tân sinh viên của ĐH Quốc gia Hà Nội đã bước vào vòng dự thi vào các hệ đào tạo tài năng, tiên tiến, chất lượng cao, chuẩn quốc tế theo phương thức đánh giá năng lực.
Sinh viên làm bài thi đánh giá năng lực (Ảnh: ĐHQG).
Bài thi đánh giá năng lực chung được xây dựng theo mô hình đề thi trắc nghiệm bao gồm phần bắt buộc và phần tự chọn với tổng số 140 câu hỏi, thời gian làm bài là 195 phút, được thực hiện trên máy tính. Tổng điểm tối đa là 140 điểm.
Phần bắt buộc bao gồm hai hợp phần: phần 1 gồm 50 câu hỏi cho kiến thức toán học (tư duy định lượng) và phần 2 gồm 50 câu hỏi cho kiến thức Ngữ văn (tư duy định tính).
Phần tự chọn, thí sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 hợp phần kiến thức Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc kiến thức Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân), mỗi hợp phần gồm 40 câu.
Bài thi sẽ bao gồm 20% số câu ở cấp độ dễ, 60% số câu cấp độ trung bình và và 20% ở cấp độ khó. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, sai hoặc bỏ qua không bị trừ điểm.
Đề thi gồm 3 phần riêng biệt với thời gian hạn định. Thí sinh làm lần lượt từng phần như sau:
Phần 1: Kiến thức toán (tư duy định lượng), gồm 50 câu hỏi với thời gian hạn định là 80 phút. Các câu hỏi của phần này có dạng câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn hoặc câu hỏi điền giá trị số;
Phần 2: Kiến thức ngữ văn (tư duy định tính), gồm 50 câu hỏi với thời gian hạn định là 60 phút. Tất cả các câu hỏi của phần này đều có dạng câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn; phần 3 có hai nội dung kiến thức khoa học tự nhiên và kiến thức khoa học xã hội.
Thí sinh lựa chọn một trong hai nội dung (sau thời gian 2 phút nếu thí sinh không chọn một trong hai nội dung, máy tính sẽ mặc nhiên chọn nội dung tư duy định lượng).
Video đang HOT
Mỗi nội dung có 40 câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn, thời gian hạn định là 55 phút. Hệ thống sẽ đếm giây theo thời gian hạn định của từng phần, kể từ lúc đề thi được hiển thị và tự động chuyển sang phần khác khi hết thời gian quy định.
Bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội được xây dựng là sự tích hợp các nội dung kiểm tra trên cơ sở khoa học về năng lực, đó không phải sự tổng hợp một cách cơ giới kiến thức của các môn, đồng thời những kiến thức cơ bản cũng không nằm ngoài chuẩn kiến thức kỹ năng của bậc phổ thông, nhưng tập trung đánh giá các năng lực cốt lõi như năng lực nhận thức, năng lực tổng hợp, phân tích, sáng tạo, năng lực thẩm mỹ và khả năng tư duy.
Để thực hiện kỳ thi này, ĐH Quốc gia Hà Nội đã huy động 110 cán bộ tham gia coi thi, bố trí 459 máy tính tại 14 phòng tại 2 khu vực Xuân Thủy và Thanh Xuân.
Năm 2015 ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ áp dụng bài thi này để tuyển sinh đại học. Sau khi xem xét đề án này, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết có thể tạo điều kiện cho những thí sinh dự thi vào ĐH Quốc gia Hà Nội được xét tốt nghiệp dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực này.
Theo Zing
Trò chuyện với nữ sinh Việt 4 lần nhận bằng khen tổng thống Mỹ
Lê Ngọc Tường Vân kể: Tính ra đã được 4, 5 năm đi dạy và hiện vẫn đang dạy, tuy có phần ít hơn. Có giai đoạn em dạy tới 20 người, từ TOEFL cho tới toán, hóa học. Ai thuê môn gì thì dạy môn ấy.
Du học Mỹ khi vừa học xong lớp 6, bằng sự nỗ lực của chính bản thân, Lê Ngọc Tường Vân đã dành được 7 học bổng của các trường ĐH danh tiếng hàng đầu nước Mỹ như Harvard, Yale,...
Chỉ tự học, nhưng thành tích của Vân ở kì thi SAT là 2310/2400 điểm; còn ở kỳ thi TOEFL em đạt 118/120 điểm.
Không chỉ học giỏi, cô nữ sinh viên năm nhất trường ĐH Harvard chuyên ngành kinh tế và thống kê, còn thường xuyên tham gia và tổ chức nhiều hoạt động xã hội.
Cùng Báo Infonet trò chuyện với cô nữ sinh tài năng này:
Để có được những thành công như hôm nay, Vân đã vượt qua những khó khăn khi du học như thế nào?
Lúc đầu, em còn bỡ ngỡ bởi chưa biết nhiều về tiếng Anh. Thời gian đầu, tối nào em cũng lấy các bài tập ra về nhà của trường để làm. Khi làm thì phải dịch ra tiếng Anh, làm nhiều thì lượng từ lặp lại nhiều lần dần giúp em nhớ được.
Ngoài ra, trước khi vào các buổi học, em thường đọc sách trước để có thể tìm hiểu thêm những từ mới chưa biết, vì vậy ở các tiết học mới khi nghe thầy cô giảng, mặc dù có từ mới mình vẫn có thể tiếp thu được.
Đặc biệt, em cũng dành rất nhiều thời gian để xem tivi, các bộ phim hoạt hình có tiếng Anh để luyện khả năng nghe. Em đã viết ra 4, 5 quyển vở về từ vựng tiếng Anh, chia 2 cột 1 bên là tiếng anh 1 bên là tiếng việt, đơn giản thế thôi và ngày nào cũng học thuộc.
Nhưng khó khăn nhất với em không phải là tiếng Anh mà là cuộc sống tự lập khi không có ba mẹ ở bên. Việc tự bản thân phải tìm hiểu những thông tin thay vì trước đây dựa dẫm vào ba mẹ vốn hay lo cho mình tất cả. Thay vì lắng nghe dạy dỗ thì phải tự tìm những bài học cho riêng mình. Những ngày tháng đầu qua Mỹ, em đã nhớ gia đình và khóc rất nhiều.
Ngoài tiếng Anh ra, em đã chuẩn bị cho mình những điều gì nữa?
Có một điều là em không có điều kiện như các bạn được đi học ở các trung tâm luyện thi SAT, em chỉ lên mạng tìm các bài thi trước đây và tập làm các dạng bài tập trên đó. Đồng thời, em cũng mượn sách từ thư viện để tự học chuẩn bị cho kỳ thi SAT. Em làm đi làm lại nhiều bài tập, chứ không hề tham gia một khóa ôn luyện nào.
Được biết, không chỉ Harvard, Vân từng nhận được 6 học bổng khác của các trường ĐH danh tiếng của Mỹ như Yale, Stanford,... Vậy em có thể chia sẻ kinh nghiệm để có thể đạt được điều này?
Em nghĩ những kết quả mình đạt được ở những hoạt động ngoại khóa là một điều quan trọng khi nộp đơn vào các trường ĐH. Lúc đầu, em tham gia ngoại khóa không nghĩ rằng là để làm "đẹp" hồ sơ, mà nó giống như một niềm đam mê.
Mình làm và cảm giác rất hứng thú. Và vì đam mê nên mình theo đuổi những hoạt động đó trong khoảng thời gian khá dài. Vì vậy, khi đọc đơn, họ thấy mình không chỉ tham gia ngoại khóa để làm đẹp hồ sơ, mà có sự yêu thích thực sự.
Không chỉ kết quả học, mà mình còn có những cống hiến cho xã hội thì những nhà xét tuyển cảm thấy mình đáng giá với những học bổng, họ sẽ tự chọn mình thôi.
Càng ngày, điểm thi đối với các trường ĐH ở Mỹ càng ít quan trọng. Bởi, điểm số thì ai học "lò" thì cũng có thể thi được. Điều quan trọng nhất là họ muốn biết mình là một người như thế nào, mình có tố chất gì, có tài năng và đam mê điều gì, và đã chứng tỏ đam mê đó thông qua việc thực hiện như thế nào. Và mình có thể bộc lộ những điều này qua những bài luận khi mà mình nộp đơn vào trường.
Vậy bài luận của Vân từng đề cập tới vấn đề gì?
Em đã viết nhiều bài khác nhau cho từng trường mình nộp, nhưng hai chủ đề chính là một lá thư cảm ơn ba mẹ và một bài về người anh trai của em. Đó là những cảm nhận của em thay đổi như thế nào trước và sau khi đi du học.
Trước đây, từng nghe nhiều chuyện về việc gia đình là một thành phần quan trọng trong cuộc sống nhưng thực sự em chưa cảm nhận được hết điều này. Nhưng khi đi du học rồi mới cảm thấy không có nơi nào thoải mái và hạnh phúc như khi được sống với ba mẹ.
Qua Mỹ, em đã phải làm rất nhiều việc, mới thấy được công ơn, sự hy sinh của ba mẹ. Cảm thấy trân trọng hơn những gì mình đang có.
Vân có thể giới thiệu về những hoạt động ngoại khóa của mình được không?
Em tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa như tổ chức các sự kiện tình nguyện,... để cho các bạn du học sinh ở nước ngoài có thể giao lưu, làm quen, trao đổi những kinh nghiệm du học với các bạn học sinh ở Việt Nam.
Ví dụ, chương trình IM venture là một chuyến đi cho các bạn khám phá thêm về đất nước của chính mình, tìm về cội nguồn của đất nước. Em cũng tổ chức các chương trình để giúp các bạn trẻ ở Việt Nam (bao gồm Hà Nội, Huế và TP HCM) tìm đến các hoạt động ngoại khóa. Tất cả các dự án dù được làm khi em ở Mỹ nhưng nhờ một số người đại diện em đã có thể triển khai tới các bạn trẻ ở Việt Nam.
Ngoài thời gian học và hoạt động ngoại khóa, Vân dành thời gian để làm gì?
Em có đi dạy thêm để kiếm thêm thu nhập. Tính ra đã được 4, 5 năm và hiện vẫn đang đi dạy tuy có phần ít hơn. Có giai đoạn em dạy tới 20 người, từ TOEFL cho tới toán, hóa học, ai thuê môn gì thì dạy môn ấy. Mỗi tuần, đi dạy cũng mất từ 40-50 giờ đồng hồ.
Tuy nhiên, em cũng không đặt nặng vấn đề thù lao mà chỉ muốn giúp đỡ, hướng dẫn cho họ. Số tiền nhận được cũng đủ giúp em trang trải tiền thuê phòng chung cư.
Vân có thể chia sẻ về những dự định trong tương lai của mình?
Em có một mong muốn làm một điều gì đó để có thể cống hiến cho đất nước mình. Có thể sau này, em sẽ làm cho một công ty nước ngoài có chi nhánh ở Việt Nam, hoặc làm một công ty nào đó mà có thể được đi công tác ở Việt Nam thường xuyên.
Lần này về Việt Nam, cũng có có kinh nghiệm du học nên em rất muốn nhân dịp này có thể cống hiến, chia sẻ cho các bạn trẻ thêm thông tin về du học thông qua việc tổ chức chương trình IM venture.
Cảm ơn Tường Vân!
Theo infonet.vn
Kỹ năng cho SAT giúp ích được gì? Kỳ thi nào cũng đòi hỏi những kỹ năng cần thiết cho công việc thực tế sau này. Nhưng có vẻ như SAT chỉ đòi hỏi những kỹ năng phục vụ chính nó. Điểm SAT thời trung học của Stier thấp hơn điểm trung bình quốc gia của những thí sinh dự thi năm 1982. Điểm SAT thời trung học của Stier thấp...