Sinh viên ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM là thành viên biệt đội Siêu trí tuệ
Lâm Nhựt Thịnh (19 tuổi), sinh viên ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM trở thành thành viên biệt đội Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2. Nam sinh vượt qua thử thách bịt mắt giải Sudoku lập phương.
“Vui vẻ, hiếu kỳ, cầu tiến” là những tính từ Lâm Nhựt Thịnh dùng để miêu tả bản thân. Nam sinh ngành Công nghệ Tài chính của ĐH Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) lựa chọn dự thi chương trình “Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2″ để thử thách bản thân.
Lâm Nhựt Thịnh tại cuộc thi Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2. Ảnh: Vie Chanel .
Từ nhỏ, Lâm Nhựt Thịnh đã yêu thích Toán học, là học sinh lớp chuyên Toán, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM. Tuy nhiên, Thịnh tự nhận xét bản thân không có duyên với các kỳ thi Toán.
“Em chỉ đoạt giải thưởng nhỏ về giải Toán qua mạng ở cấp huyện, tỉnh, khi còn học cấp THCS” – Thịnh nói.
Năm 2018, Lâm Nhựt Thịnh dự thi “Đường lên đỉnh Olympia” và đạt giải nhất tuần 3, nhất tháng một.
Chia sẻ với Zing , Thịnh cho biết: “Những thành tích ở cuộc thi ‘Đường lên đỉnh Olympia’ chưa là điểm dừng chân mà em mong muốn, vì em không đạt được thành tích cao nhất. Em tham gia chương trình ‘Siêu trí tuệ’ để có thể tạo ra nhiều cơ hội cho bản thân trong tương lai”.
Lựa chọn thử thách bịt mắt giải Sudoku lập phương và mạo hiểm “nâng cấp” độ khó, Lâm Nhựt Thịnh đạt được 135 điểm cho phần thi của mình.
Đây là thử thách mà Thịnh tự tin nhất vì năng lực bản thân có thể đáp ứng được. Tuy nhiên, Nhựt Thịnh đã mạo hiểm “nâng cấp” độ khó từ dữ kiện ban đầu là 1 số và 1 màu lên 2 số và 2 màu.
Video đang HOT
Trước đó, Thịnh đã dành nhiều thời gian ngồi trước màn hình máy tính để nghiên cứu và tìm ra phương án giải quyết cho thử thách này.
“Em thấy bứt rứt khi thất bại hết lần này đến lần khác vì tin rằng bản thân có thể làm được hơn thế nữa. Cuối cùng sự cố gắng của em đã được đền đáp”, Thịnh nói.
Trong suốt quá trình học tập của mình, Lâm Nhựt Thịnh dành phần lớn thời gian để tự trau dồi, tìm hiểu kiến thức. Bên cạnh đó, Nhựt Thịnh còn học hỏi thêm từ bạn bè.
Đối với Thịnh, gia đình luôn là điểm tựa vững chắc. “Bố và mẹ luôn ủng hộ và đồng hành cùng em trên mọi chặng đường, mọi quyết định”, Thịnh nói.
Sau khi trở thành thành viên của biệt đội Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2, Lâm Nhựt Thịnh áp lực nhiều hơn. Trong tương lai, Nhựt Thịnh mong muốn được làm việc ở những công ty hàng đầu trong lĩnh vực Công nghệ Tài chính và cống hiến trí tuệ cho xã hội, đất nước.
Sinh viên nên 'làm đẹp bảng điểm' hay chú trọng trải nghiệm ?
Đạt điểm đầu vào ĐH cao nhất và tốt nghiệp ĐH cũng cao nhất khóa, nhưng những 'thủ khoa kép' hiếm hoi này lại khuyên sinh viên đừng học chỉ để lấy điểm cao.
Sinh viên được khuyên nên chú trọng trải nghiệm nhưng đừng để bảng điểm quá xấu - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Học để lấy kiến thức
Sáu năm trước, Trần Trọng Kha đậu vào ngành bác sĩ thú y của Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM với số điểm 27 và trở thành thủ khoa đầu vào. Đây là chương trình tiên tiến có thời gian học 5 năm rưỡi, nhưng do dịch Covid-19 làm gián đoạn nên phải kéo dài thêm nửa năm. Kha vừa tốt nghiệp và tiếp tục là người có số điểm cao nhất khóa - 3,61/4 điểm.
ẢNH: NVCC
Chia sẻ về việc làm thế nào để một thủ khoa đầu vào có thể giữ vững phong độ học tập để tiếp tục trở thành thủ khoa đầu ra, Kha cho biết: "Bản thân em không đặt nặng vấn đề thủ khoa, nên trong suốt quá trình học chưa bao giờ em đặt cho mình mục tiêu là phải đạt được thủ khoa đầu ra.
Do đó em học với một tâm thế khá thoải mái và xác định học là để lấy kiến thức. Hai yếu tố em xem là cần thiết để học hiệu quả, đó chính là phải có động lực, niềm đam mê cho lĩnh vực mình học, trả lời được câu hỏi mình học vì mục đích gì?". Ngoài ra, theo Kha, sự kiên trì cũng vô cùng quan trọng vì nếu chỉ động lực thì không đủ để vượt qua các áp lực học tập.
Trong khi đó, Phan Nguyễn Vũ từng là thủ khoa đầu vào của Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM với số điểm 28, và cũng là thủ khoa đầu ra với điểm tốt nghiệp ĐH 8,87/10. Vũ vừa tốt nghiệp thạc sĩ ngành tài chính định lượng ĐH Amsterdam, Hà Lan. Thủ khoa "kép" này cho rằng yếu tố quan trọng nhất ngay từ khi học THPT là biết cân bằng giữa việc học và giải trí.
"Nhiều bạn có xu hướng học rất chăm chỉ ở bậc phổ thông để đạt điểm cao trong kỳ thi ĐH, nhưng khi vào ĐH lại "buông" để bù lại thời gian căng thẳng trước đó, dẫn đến kết quả sa sút. Đó là lý do không ít bạn đầu vào điểm rất cao, thậm chí thủ khoa, nhưng quá trình học lại không giữ được phong độ đó", Vũ cho hay.
Ảnh: V.P
Đối với Nguyễn Minh Huy, thủ khoa đầu vào của Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM với số điểm 29,55 và thủ khoa tốt nghiệp năm 2020 với số điểm 9,75/10, thì việc đạt thủ khoa đầu vào không có gì đảm bảo sẽ tiếp tục là thủ khoa đầu ra.
"Khi bước vào giảng đường ĐH, sinh viên tiếp cận những kiến thức hoàn toàn mới với phương pháp học tập khác biệt hoàn toàn so với bậc phổ thông. Do đó, phải thực sự nỗ lực và có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, sắp xếp thời gian... thật tốt", Huy nhìn nhận.
ẢNH: NVCC
Doanh nghiệp có coi trọng điểm số ?
Điều khiến mọi người ngưỡng mộ là thay vì học 4 năm mới tốt nghiệp, Minh Huy chỉ mất 3 năm để trở thành một cử nhân xuất sắc. Và ngay từ năm cuối, Huy đã được một tập đoàn ở Hà Nội tuyển dụng sau 3 vòng phỏng vấn gắt gao, với công việc là nghiên cứu về AI (trí tuệ nhân tạo).
Khi được hỏi liệu danh hiệu thủ khoa "kép" có là một lợi thế khi đi xin việc, Huy cho biết: "Danh hiệu thủ khoa giúp em gây ấn tượng với người tuyển dụng ở vòng hồ sơ, và nó chỉ có tác dụng ở vòng hồ sơ. Còn khi vào phỏng vấn, điểm số không mang nhiều ý nghĩa nữa mà năng lực và kiến thức mới đóng vai trò quyết định".
Cân bằng được giữa kiến thức học thuật với trải nghiệm thực tế
Ông Lưu Hoàn Thành, Tổng giám đốc Công ty dầu nhờn Indopetrol, cho rằng bản thân doanh nghiệp rất thích tuyển dụng những sinh viên có trải nghiệm thực tế, ứng dụng được kiến thức đã học vào công việc. "Tôi đã từng tuyển kỹ sư có bảng điểm rất tốt, nhưng khi vào nhà máy lại không biết những thiết bị rất đơn giản thuộc lĩnh vực mình học là gì. Điều đó cho thấy có bạn chỉ chú tâm vào học kiến thức trên sách vở mà rất thiếu kiến thức thực tế. Quá trình học ĐH nếu chỉ học mà không hành thì không ứng dụng được kiến thức vào thực tế, ngược lại nếu chỉ hành mà không học thì lại không thể phát triển lâu dài", ông Thành nhận định.
Ông Trần Huy Hiền, Tổng giám đốc Công ty Daco Logistics, cũng cho rằng sinh viên phải biết quản lý thời gian để cân bằng được giữa kiến thức học thuật với trải nghiệm thực tế. "Một bạn nếu kết quả học tập tệ thì cũng không được đánh giá cao vì ý thức học tập như vậy là không tốt, có khả năng ý thức làm việc cũng không tốt. Tuy nhiên, một sinh viên ngành kinh tế muốn ứng tuyển nhân viên kinh doanh, có bảng điểm tốt mà nhà tuyển dụng hỏi về các kỹ năng như bán hàng, tiếp thị lại không biết, thì cũng không được nhận. Vì thế, các bạn cố gắng dung hòa cả hai", ông Hiền nói.
Trần Trọng Kha cũng cho rằng danh hiệu thủ khoa chỉ gây ấn tượng ban đầu cho nhà tuyển dụng. "Khi nộp đơn ứng tuyển vào một công ty thuốc thú y ở TP.HCM, em không đề cập đến vấn đề điểm số và danh hiệu thủ khoa với công ty. Em nghĩ năng lực làm việc mới là thứ công ty cần ở mình", Kha nói và cho rằng mình có quan điểm hơi khác, khi không khuyên sinh viên học để có điểm thật cao, mà muốn khuyên các bạn xác định điều mình cần và chú tâm học về nó.
"Nên dành thời gian đọc sách và tham gia các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa để thu nạp tri thức mới và phát triển thêm các kỹ năng khác. Bản thân em thời sinh viên đã tham gia rất nhiều hoạt động về nghiên cứu khoa học cũng như hoạt động tình nguyện ở trong và ngoài nước. Những trải nghiệm đó sẽ giúp bạn trưởng thành hơn và có nhiều kỹ năng trong quá trình làm việc sau này", Kha chia sẻ.
Bao giờ học phí không "đặt hết lên vai người học"? Theo số liệu do GS.TS Nguyễn Thị Cành, Trường ĐH Kinh tế - Luật TP HCM và các cộng sự khảo sát trên 10 trường ĐH tự chủ ở Việt Nam cho thấy học phí chiếm trên 80% tổng thu của các trường. Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đề xuất từ năm học 2021 - 2022 học phí...