Sinh viên đến từ vùng có dịch chưa thể học tập trung tại trường
Tuần tới (8/3), sinh viên nhiều trường đại học sẽ trở lại trường nhưng sinh viên đến từ vùng có dịch vẫn phải học trực tuyến.
Nhiều trường đại học yêu cầu các sinh viên sau khi trở lại Hà Nội vẫn phải tự cách ly 14 ngày rồi mới đến giảng đường.
Theo tiến sĩ Trương Tiến Tùng – Hiệu trưởng Đại học Mở Hà Nội – nhà trường sẽ đón những sinh viên trong vùng an toàn và có nguy cơ thấp trở lại giảng đường học tập trước, còn những sinh viên trong vùng dịch hoặc vùng có nguy cơ cao sẽ tiếp tục học trực tuyến.
Sinh viên đến từ vùng dịch vẫn học online
“Để đảm bảo an toàn, nhà trường yêu cầu những sinh viên đến từ vùng dịch vẫn tiếp tục học trực tuyến. Sau khi các em trở lại Hà Nội sẽ tự cách ly tại nhà đủ 14 ngày, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm đúng theo yêu cầu của cơ quan chức năng rồi mới quay lại trường”, tiến sĩ Tùng nói.
Còn tiến sĩ Vũ Trọng Nghĩa – Trưởng phòng Truyền thông Đại học Kinh tế Quốc dân – cho biết sinh viên ở vùng dịch sẽ vẫn cách ly tại nhà theo quy định và học trực tuyến trong thời gian đó.
“Nhà trường vẫn tiến hành song song việc dạy học online và giảng trực tiếp. Mỗi tiết sinh viên vùng dịch học ở nhà sẽ được gửi tài liệu học tập, được tương tác từ xa với giảng viên, đảm bảo dừng đến trường nhưng không dừng học”, tiến sĩ Vũ Trọng Nghĩa cho hay.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Cúc Phương – Phó hiệu trưởng Đại học Hà Nội – cho biết nhà trường dành riêng một khu trong ký túc xá để những sinh viên đến từ vùng dịch sau khi khai báo y tế vào ở tự cách ly.
“Học sinh, sinh viên đến từ các khu vực được ghi nhận có ổ dịch COVID-19 sau khi quay lại Hà Nội sẽ tự theo dõi sức khỏe và cách ly tại nhà đủ 14 ngày. Trường sẽ tổ chức giảng dạy theo phương thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến nên sinh viên đến từ ổ dịch vẫn có thể yên tâm học tập”, tiến sĩ Nguyễn Thị Cúc Phương nói.
Đại học Công nghiệp Hà Nội cũng yêu cầu sinh viên từ Hải Dương tự thực hiện cách ly đủ 14 ngày trước khi đến trường.
Nhà trường sẽ thực hiện phân luồng đối với sinh viên hệ cao đẳng K21, K22; đại học K15; học viên cao học các khóa học tập trung từ ngày 8/3; đối với sinh viên đại học K13, K14 học trực tuyến từ ngày 8/3 (từ ngày 15/3 học tập trung).
Trước đó, ông Khổng Minh Tuấn – Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội – đã đánh giá về diễn biến dịch bệnh tại 4 khu vực của tỉnh Hải Dương.
Ông Tuấn cho biết 4 địa bàn gồm thành phố Hải Dương, thị xã Kinh Môn và huyện Cẩm Giàng, Kim Thành tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ thị số 15 của Thủ tướng, thực hiện tiếp đến ngày 17/3.
Theo ông Tuấn, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng tại 4 nơi này vẫn có nguy cơ cao, những người từ 4 địa bàn này về Hà Nội theo dõi sức khỏe và tự cách ly tại nhà 14 ngày.
Sinh viên ứng dụng AI để hỗ trợ và kết nối người già
Nhóm sinh viên Đại học Mở Hà Nội thiết lập ứng dụng chuyên biệt cho người già, giúp họ gọi cho con cháu chỉ bằng một thao tác, được nhắc lịch uống thuốc hàng ngày.
Đó chỉ là một trong những tính năng được nhóm sinh viên Đại học Mở Hà Nội đưa vào ứng dụng (app) Caso - Connect And Support Olders. Dự án app này đã giúp nhóm vượt qua hơn 600 nhóm khác, giành giải nhì cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp (SV-STARTUP 2020) do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Ban giám khảo khẳng định đây là dự án nhân văn và cũng là dự án hiếm hoi hướng tới người cao tuổi.
Nhóm sinh viên Đại học Mở Hà Nội (5 sinh viên mặc đồng phục hàng đầu) nhận giải nhì SV-STARTUP 2020 với 40 triệu đồng tiền mặt cùng bằng khen của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: HOU.
Nhóm tạo ứng dụng Caso gồm năm thành viên: Nguyễn Ngọc Ánh, Trần Thị Thanh Thuỷ, Nguyễn Thị Thìn (sinh viên năm ba khoa Kinh tế) và Đào Văn Tuyến, Nguyễn Văn Bảo (sinh viên năm bốn khoa Công nghệ thông tin).
Trưởng nhóm Ngọc Ánh cho biết bắt đầu có ý tưởng này từ khoảng tháng 7, khi Đại học Mở Hà Nội phát động cuộc thi Sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp cấp trường. Sau khi quyết định phối hợp với hai người anh ở khoa Công nghệ thông tin, nhóm đã nảy ra ý tưởng sáng chế một app.
Tình cờ trong một buổi gặp mặt sau nhiều lần bàn qua tính lại rất nhiều ý tưởng khác qua các cuộc họp online, một thành viên của nhóm có kể câu chuyện ông bà ở nhà rất khó khăn khi sử dụng điện thoại. Họ không thể gọi video hay lưu danh bạ con cháu. Một thành viên khác có bà bị bệnh Parkinson, tay run, không thể thao tác nhiều trên điện thoại. Cả nhóm mới nghĩ làm thế nào để tạo ra app ứng dụng AI làm đơn giản, tối ưu hoá các thao tác trên điện thoại, giúp người cao tuổi dễ dàng sử dụng.
Chốt ý tưởng, các thành viên trong nhóm bắt đầu từ công việc khảo sát để tìm hiểu nhu cầu, những hoạt động người già thường làm trên điện thoại. Nhóm nhanh chóng nhận được câu trả lời từ hơn 1.500 người cao tuổi. Nhiều câu hỏi được đặt ra như: "Ông bà gặp khó khăn gì khi sử dụng điện thoại", "Ông bà thường kết nối với con cháu bằng cách nào", "Tính năng nào ông bà muốn có trên điện thoại"?
"Chỉ có năm người, lại phải khảo sát trong thời gian ngắn nên ban đầu chúng em có chút lúng túng. May mắn câu lạc bộ khởi nghiệp, học thuật và các bạn sinh viên trong khoa đã hỗ trợ đến gặp trực tiếp ông bà mình để hỏi giúp chúng em", Ánh nói. Dù độ chính xác chỉ ở mức tương đối, câu trả lời của hơn 1.500 người giúp nhóm định hướng được app của mình nên có những phần gì.
Nguyễn Ngọc Ánh, trưởng nhóm, giới thiệu các tính năng của app Caso. Video: Dương Tâm.
Hiện, app Caso mới chỉ dừng lại ở bản demo nhưng đã đưa đến nhiều người cao tuổi trải nghiệm. App có bốn phần: kết nối, hỗ trợ, giải trí và mua sắm, được thiết kế theo hướng xây dựng hệ sinh thái gia đình mà ở đó, ông bà và con cháu cùng sử dụng, tương tác với nhau.
Ở phần kết nối, nhóm sinh viên Đại học Mở Hà Nội thiết kế phần trò chuyện có tích hợp tính năng nhận diện giọng nói. Ông bà chỉ cần nói là có thể kết nối với con cháu. Những người cao tuổi cùng sử dụng app cũng có thể kết nối và trò chuyện với nhau.
Điểm đặc biệt ở phần này là nhóm lập ra trợ lý ảo thông qua việc sử dụng AI, giúp xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Ông bà chỉ cần nói là trợ lý ảo Caso này sẽ tự động thực hiện. Ví dụ, khi mở app ra, màn hình hiện giao diện chính, ông bà chỉ cần gọi "Caso, gọi cho cháu A" là app sẽ tự động gọi cho thành viên đó chứ không cần thao tác.
Đào Văn Tuyến, thành viên phụ trách mảng công nghệ của nhóm, cho hay phần xử lý ngôn ngữ tự nhiên bằng AI này là khó khăn nhất bởi giọng nói người già, đặc biệt giọng vùng miền là thách thức. Hiện, nhóm đã thực hiện được nhưng vẫn cần thời gian nghiên cứu để hoàn thiện hơn.
Phần thứ hai trong app là tính năng hỗ trợ. Một trong những điều người cao tuổi quan tâm nhất là vấn đề sức khoẻ. Vì vậy, nhóm đã tích hợp vào app tính năng hỗ trợ ông bà đặt lịch khám ở các bệnh viện, theo dõi hồ sơ bệnh án điện tử trên app.
"Theo thông tư của Bộ Y tế, từ ngày 1/3/2019, các cơ sở khám chữa bệnh bắt đầu triển khai bệnh án điện tử và đến hết năm 2030, tất cả cơ sở phải hoàn thành việc này. Khi tích hợp bệnh án điện tử trên app, ông bà, con cháu có thể cùng nhau theo dõi một cách dễ dàng", Tuyến nói.
Ngoài ra, AI còn hỗ trợ nhắc nhở ông bà lịch uống thuốc theo các đơn được kê từ hồ sơ bệnh án. Con cháu cũng có thể tự đặt lời nhắc nhở hay lời chúc bằng giọng nói trực tiếp của mình.
Một tính năng nữa ở phần hỗ trợ là giúp đỡ người cao tuổi trong tình trạng khẩn cấp. Thực tế, trong một số trường hợp, ông bà gọi cho con cháu nhưng gọi nhiều người không được, gây tốn thời gian, dẫn đến một số nguy hiểm. App Caso hỗ trợ gọi một lần được tất cả thành viên trong gia đình hoặc gọi đến trung tâm y tế, cấp cứu gần nhất.
Giao diện chính của app Caso. Ảnh: Dương Tâm.
Ngoài hai phần chính là kết nối và hỗ trợ, app còn có mục giải trí với các trò chơi tốt cho não bộ như cờ tướng, đố vui, hình thức tương tác online được, giúp những người già có thể vừa chơi, vừa nói chuyện với nhau. Các ông bà cũng có thể đọc báo, nghe nhạc ở mục này. Ở mục mua sắm, ông bà cùng con cháu có thể tham khảo các thực phẩm chức năng, dụng cụ tập luyện phù hợp với độ tuổi.
Tuyến tự nhận hiện hai mục giải trí và mua sắm chưa được tối ưu hoàn toàn, ông bà vẫn phải thực hiện nhiều thao tác. Thời gian tới, nhóm mong muốn tối ưu hơn. Chẳng hạn, ông bà có thể tìm sản phẩm mong muốn ở mục mua sắm bằng giọng nói chứ không cần phải bấm tìm. Ở mục giải trí, một số trò chơi khác được bổ sung sao cho con cháu và ông bà có thể vừa chơi, vừa tương tác với nhau.
"Với việc ứng dụng AI, ngoài giúp kết nối nhanh, nó còn hỗ trợ phân tích người dùng, tìm ra thói quen, ví dụ, ông bà thích đọc loại sách nào, nghe nhạc gì, từ đó app sẽ cá nhân hoá người dùng. Nó cũng giúp chúng em có định hướng để phát triển các tính năng của app", Tuyến chia sẻ.
Bà Vũ Thị Thành (90 tuổi, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã trải nghiệm phiên bản demo của app Caso. Bà tỏ ra yêu thích ap này bởi dễ dàng gọi cho con cháu. "Caso nhớ giọng nói và khuôn mặt của tôi. Nó nhắc tôi lịch uống thuốc hằng ngày, lịch khám bệnh và cả lịch họp hội người cao tuổi", bà Thành nói, cho rằng nếu có ứng dụng này, bà có thể gọi điện cho con cháu nhiều hơn và không lo quên các sự kiện cần thiết.
Chỉ với hơn ba tháng phát triển app Caso với không ít khó khăn cả về việc liên kết, thống nhất ý tưởng giữa các thành viên đến những khó khăn về mặt chuyên môn, Tuyến và các thành viên trong nhóm hài lòng về những gì đã làm được. Em cho biết sắp tới, ngoài áp dụng kiến thức được học ở trường, các thành viên sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm ở ngoài, tham vấn các thầy cô trong trường, đồng nghiệp làm cùng công ty, nghiên cứu thêm để ra được sản phẩm hoàn chỉnh.
Điều khó khăn nhất với nhóm lúc này là nhân lực và tài chính. Tuy nhiên, ngay ở vòng chung kết cuộc thi SV-STARTUP 2020, một thành viên ban giám khảo đã hứa gặp gỡ, thảo luận để hỗ trợ nhóm để phát triển dự án.
Đã tham khảo thị trường, nhóm sinh viên Đại học Mở Hà Nội chưa thấy app sử dụng AI nào chuyên biệt cho người già. "Nước ngoài có một số app nhưng ngôn ngữ là tiếng Anh, còn ở Việt Nam chỉ có app phóng to chữ hoặc đặt lịch khám cho mọi người chứ chưa có app chuyên biệt tích hợp nhiều tính năng cho người già. Vì vậy, nhóm kỳ vọng có thể phát triển, hướng tới kinh doanh tạo tác động xã hội, để nhiều người già có thể tiếp cận dễ dàng", trưởng nhóm Anh nói, chia sẻ cảm xúc tự hào khi trở thành nhóm sinh viên tiên phong làm app hướng tới người cao tuổi.
Vì sao dạy học trực tuyển ở Việt Nam còn khó khăn? Dịch COVID-19 đã đặt ngành giáo dục nói chung và giáo dục Đại học nói riêng vào trong bối cảnh phát triển mới: giáo dục trực tuyến. Ngày 27/10, tại Hà Nội, Trường Đại học Mở Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hệ sinh thái giáo dục trực tuyến - Mô hình, tổ...