Sinh viên chuyển nhầm gần 2 tỷ đồng học phí, ĐH Quốc gia Hà Nội thông báo tìm

Theo dõi VGT trên

Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) thông báo, một sinh viên chuyển nhầm gần 2 tỷ tiề.n học phí vào tài khoản của trường nhưng không ghi họ tên, mã sinh viên.

Thông tin trên được đưa ra trong thông báo danh sách người học chưa đóng học phí học kỳ II, năm học 2019-2020 của trường Đại học Công nghệ- Đại học Quốc gia Hà Nội.

Bên cạnh việc đề nghị người học tiếp tục đóng học phí, nhà trường đặc biệt lưu ý thêm trường hợp: “Có 1 sinh viên đã chuyển tiề.n học phí vào ngày 01/6, với số tiề.n là 1.868.650.000đ, nhưng không ghi mã sinh viên, họ tên, nên bộ phận thu học phí không xác định được người nộp. Đề nghị sinh viên liên quan đến phòng thu học phí, đem theo minh chứng để xác nhận việc nộp học phí.”

Sinh viên chuyển nhầm gần 2 tỷ đồng học phí, ĐH Quốc gia Hà Nội thông báo tìm - Hình 1

Thông báo nộp học phí của trường Đại học Công nghệ- Đại học Quốc gia Hà Nội. (Ảnh chụp màn hình)

Theo thông báo của Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội sinh viên sẽ nộp học phí qua ngân hàng bằng tài khoản cá nhân của người học mở tại Ngân hàng BIDV Cầu Giấy, hoặc người học có thể chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản thu học phí của Nhà trường.

Nếu quá thời hạn trên, nhà trường sẽ thu trực tiếp tại phòng 101B-E3, sinh viên nộp muộn học phí trong khoảng từ 6-10/6 thì sẽ bị trừ điểm rèn luyện (5 điểm).

Video đang HOT

Nếu sinh viên nộp muộn trong khoảng thời gian từ 11-15/6 sẽ bị hạ một bậc điểm rèn luyện (tương đương 10 điểm. Sau ngày 15/6, sinh viên vẫn không nộp học phí thì sẽ bị đưa vào danh sách cấm thi tất cả các học phần của học kỳ II năm học 2019-2020.

Kết thúc kỳ thi học kỳ II mà sinh viên vẫn không nộp học phí sẽ không được đăng ký học ở học kỳ tiếp theo.

Học phí đại học tăng: Minh bạch nguồn thu để tránh tận thu

Theo lộ trình, từ năm 2020, sau khi Luật Giáo dục Đại học sửa đổi có hiệu lực, các trường đại học đều hoạt động tự chủ, nguồn kinh phí chi thường xuyên bao cấp của Nhà nước sẽ bị cắt.

Để có kinh phí tiếp tục thực hiện các hoạt động đào tạo, nhà trường sẽ buộc phải tăng học phí. Theo các chuyên gia, trước khi thực hiện việc này, trường đại học phải công khai và minh bạch được nguồn thu, chi phí đào tạo để xã hội giám sát, tránh việc lợi dụng tự chủ để đẩy khó về phía sinh viên và gia đình.

Học phí đại học tăng: Minh bạch nguồn thu để tránh tận thu - Hình 1

Mức tăng học phí một số ngành của ĐH Y Dược TPHCM so với các năm học trước. Biểu đồ: Đặng Chung

Học phí leo thang

Những ngày qua, thực hiện quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), các trường đại học công lập đã công bố đề án tuyển sinh năm 2020 và mức học phí mới. Câu chuyện được học sinh, phụ huynh nhắc nhiều nhất là học phí của nhiều trường đại học tăng "phi mã", gấp 2, thậm chí gấp 5 lần so với những năm trước.

Gây bất ngờ nhiều nhất là mức học phí của Đại học Y dược TPHCM, bởi cao vượt trội so với mặt bằng chung của các trường đại học khác ở Việt Nam. Nếu Trường Đại học Y Hà Nội, ĐH Y Dược Hải Phòng đều thu học phí theo Nghị định 86/2015 về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thì ĐH Y Dược TPHCM thu học phí theo cơ chế tự chủ xác định trong Luật Giáo dục đại học sửa đổi.

Trong đó, ngành Y khoa là 68 triệu đồng/năm, ngành Răng - Hàm - Mặt 70 triệu đồng/năm, ngành Dược học là 50 triệu đồng/năm. Mức học phí này tăng từ 2-5 lần so với mức học phí cũ, cao hơn cả mức trần học phí theo quy định trong Nghị định 86/2015 đối với các trường tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên. Bên cạnh đó, dự kiến học phí mỗi năm tiếp theo sẽ được trường tăng 10%.

Lý giải nguyên nhân tăng học phí lên cao, ông Nguyễn Ngọc Khôi - Trưởng phòng Đào tạo Đại học Y Dược TPHCM - cho biết, khi trường chưa thực hiện tự chủ, ngoài phần học phí sinh viên đóng thì nhà trường còn được hỗ trợ tài chính từ Bộ Y tế. Do đó, sinh viên chỉ đóng học phí một phần, phần còn thiếu nhà nước sẽ bù vào. Từ 1.1.2020, nhà trường thực hiện tự chủ đại học, Bộ Y tế không còn hỗ trợ, nên trường bắt buộc phải tính toán phương án thu học phí cao hơn để lấy thu bù chi và có tích luỹ để đầu tư. Để thực hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi, hằng năm nhà trường sẽ dành 8% để hỗ trợ, cấp học bổng cho viên nghèo, các chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên khó khăn.

Học phí nhóm ngành Y khoa ở nhiều trường ĐH khác cũng ở mức khá cao. Khoa Y - ĐH Quốc gia TPHCM áp dụng cho khóa tuyển sinh 2020-2021 (dự kiến) chất lượng cao như ngành Y khoa là 60 triệu đồng/năm, Dược học 88 triệu đồng/năm. Với mức học phí này, nhiều học sinh ví von "con nhà nghèo sẽ không thể học được trường y dược".

Ngoài khối trường y dược, các trường đào tạo ngành kinh tế, kỹ thuật, luật, sau thời gian thí điểm tự chủ cũng rục rịch tăng học phí, như Đại học Bách Khoa Hà Nội, ĐH Luật TPHCM,...

Lý giải vì sao năm nay một số trường đưa ra mức học phí "vượt trần" so với quy định trong NĐ 86/2015, đại diện Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GDĐT) cho biết, Nghị định số 86 đã quy định mức thu học phí, dịch vụ tuyển sinh, các khoản dịch vụ khác. Các trường ĐH thực hiện thí điểm tự chủ, Nhà nước sẽ quy định mức học phí cho mỗi trường. Tuy nhiên, Luật Giáo dục ĐH sửa đổi và Nghị định hướng dẫn thực hiện luật này có hiệu lực, các cơ sở giáo dục ĐH công lập sẽ thực hiện thu học phí theo Điều 65 của Luật. Theo đó, các trường ĐH đáp ứng Khoản 2, Điều 32 của Luật này về các điều kiện để được tự chủ, đồng thời tự bảo đảm được kinh phí chi thường xuyên, thì sẽ được tự xác định mức thu học phí trên cở sở tính đúng, tỉnh đủ chi phí đào tạo.

Phải công khai, minh bạch nguồn thu

Câu chuyện học phí đại học tăng sau khi tự chủ đã được nhắc đến nhiều lần, từ khi Bộ GDĐT lấy ý kiến về dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi. Lúc đó, nhiều lo ngại được đặt ra, như cách nào để tránh việc "tận thu", cơ chế giám sát ra sao để học phí không "tăng phi mã", khiến con em của các gia đình khó khăn không có cơ hội tiếp cận giáo dục đại học?

Nêu quan điểm về vấn đề này, PGS.TS Hoàng Minh Sơn - Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội - cho rằng, Luật Giáo dục ĐH sửa đổi đã nêu rõ các trường ĐH tự chủ được quyết định học phí. Tuy nhiên, các trường cũng cần cân nhắc học phí đến mức nào để vừa đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo cũng như khả năng tiếp cận học ĐH của người học...

Trên thực tế, khi tự chủ, để khẳng định mình, các trường ĐH sẽ có những định hướng nâng chất lượng đào tạo bằng cách đầu tư trang thiết bị hiện đại. Việc này cũng khiến nhiều người lo lắng tất cả những đầu tư, chi phí này sẽ đổ dồn vào học phí. Theo TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GDĐT), thực tế nhiều trường đang có nhầm lẫn về tự chủ, tự chủ không có nghĩa là tăng học phí lên cao.

"Tại các nước trong khu vực, việc tính học phí ở trường ĐH công lập luôn đảm bảo nguyên tắc phù hợp với thu nhập trung bình của người dân. Họ tính chi phí đào tạo một đầu sinh viên, sau đó mới tính đến nguồn thu để bù đắp chi phí đó và nguồn thu ở đây không phải chỉ riêng học phí. Thông thường sẽ có 3 nguồn thu: Như từ nguồn hỗ trợ của nhà nước đối với các hoạt động chuyên môn, nghiên cứu theo cơ chế đặt hàng; từ phía người học và thứ ba là nguồn do xã hội hiến tặng, hay do nhà trường huy động được.

Cả ba nguồn này phải tính bằng đúng chi phí đào tạo cho một đầu sinh viên để ứng với chất lượng đào tạo mà trường cam kết với người học. Khi đã công bố được các cam kết chuẩn đầu ra, tổng nguồn thu, nhà trường mới tính toán, cân đối để đưa ra mức học phí phù hợp với chất lượng mà mình cam kết. Nếu làm được như vậy mới là tự chủ đúng nghĩa, chứ không phải cứ tự chủ là nghĩ đến việc tăng học phí, tận thu của người học" - TS Lê Viết Khuyến nhấn mạnh.

Ông cũng cho rằng, để tránh việc lợi dụng tự chủ để tăng học phí, cơ quan nhà nước cần có quy định về định mức kinh tế kỹ thuật, giá các dịch vụ chi phí đào tạo để các trường trên cơ sở đó tính đúng, tính đủ, làm căn cứ đưa ra quyết định về mức học phí. Khi đã công khai, minh bạch được như vậy, cơ quan Nhà nước và xã hội có thể giám sát được việc thực hiện thu học phí của các trường.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

KDL Đại Nam "quay xe", người dân chưng hửng bà Phương Hằng, sự thật mới vỡ lẽ
14:52:06 03/10/2024
Phát ngôn mới nhất vụ công ty Thu Trang bị kiện đòi tiề.n tỷ
14:05:54 03/10/2024
Cô giáo trong clip thân mật với na.m sin.h lớp 10 ngay trong lớp mong được bao dung, lượng thứ
17:15:09 03/10/2024
Sean "Diddy" Combs từng mời Hoàng gia Anh tới dự tiệc
14:09:15 03/10/2024
HIEUTHUHAI đã bỏ theo dõi Negav?
15:32:14 03/10/2024
Quốc Thiên: "Không khí trong gia đình rất nặng nề vì phải gánh nợ cho tôi"
15:06:20 03/10/2024
Diddy thêm 2 hoàng tử nước Anh vào 'giỏ hàng', phút cuối 'quay xe' vì 1 lý do?
14:11:22 03/10/2024
Anh Quý đăng đàn kể xấu team Quang Linh, thắc mắc về tiề.n lương 9 tháng đi làm
17:16:45 03/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đây là lý do vì sao uống sữa nghệ lại tốt cho sức khỏe

Sức khỏe

19:54:32 03/10/2024
Sữa nghệ có thể cải thiện chức năng não. Curcumin đã được chứng minh là có khả năng đi qua được hàng rào má.u não, có nghĩa là nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến não.

Lâm Vỹ Dạ lần đầu có động thái gây xôn xao sau khi bị Negav bình phẩm khiếm nhã

Sao việt

19:52:33 03/10/2024
Bất ngờ bị dính líu vào drama, Lâm Vỹ Dạ không đáp trả mà có động thái khá ẩn ý trên trang cá nhân. Động thái không biết vô tình hay cố ý của Lâm Vỹ Dạ khiến cư dân mạng được phen bàn tán.

Người mẫu tử nạn sau khi dự tiệc du thuyền của rapper đình đám

Sao âu mỹ

19:44:01 03/10/2024
Daily Mail đưa tin người mẫu Adriana Vieira (31 tuổ.i) được phát hiện trong tình trạng t.ử von.g ở khu vực cảng Miami, Florida, Mỹ từ ngày 22/9.

Bắt giám đốc, khám xét khẩn cấp công ty dược quy mô lớn ở Hà Nội

Pháp luật

19:36:59 03/10/2024
Đây là nhóm đối tượng chủ mưu cầm đầu về hành vi lập 2 hệ thống sổ sách kế toán, để ngoài nguồn vốn - doanh thu số tiề.n vài trăm tỷ đồng, gây thiệt hại đặc biệt lớn cho ngân sách nhà nước.

Cảnh sát truy đuổi ô tô vi phạm nhiều km trên đường phố TPHCM

Tin nổi bật

19:20:51 03/10/2024
Một clip được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội trong chiều nay, ghi lại cảnh 1 chiến sĩ cảnh sát giao thông ở TPHCM lái mô tô đặc chủng đuổi theo xe ô tô trên đường phố đông đúc.

Mỹ nhân U40 "cưa sừng" đóng học sinh quá đỉnh, netizen tấm tắc "nhan sắc này xứng đáng nổi tiếng hơn"

Hậu trường phim

18:56:11 03/10/2024
Từ một bộ phim bị các nhà đài ghẻ lạnh đến nỗi phải nằm kho hơn 2 năm, chẳng ai có thể ngờ rằng Black Out khi lên sóng lại trở thành hiện tượng của Hàn Quốc và được đón nhận nhiều đến vậy.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 47: Chải gặp biến cố mới?

Phim việt

18:48:15 03/10/2024
Chải sốc nặng, ngồi phịch xuống sàn nhà khi giở tờ giấy trên tay. Những gì trong tờ giấy khiến cậu choáng váng tột độ.

Câu hỏi lớn nhất lúc này: Negav có xuất hiện tại đêm concert 2 của Anh Trai Say Hi ko?

Nhạc việt

18:45:08 03/10/2024
Sau đêm concert đầu tiên vào ngày 28/9, Anh Trai Say Hi sẽ tiếp tục tổ chức đêm concert thứ 2 vào ngày 19/10, tại Vạn Phúc City - TP. Thủ Đức.

Nhặt rác về tái chế, người đàn ông bán giá hàng triệu đồng/sản phẩm

Sáng tạo

18:06:40 03/10/2024
Từ những mảnh gỗ vụn và rác thải, người đàn ông tại Hội An đã biến chúng thành những sản phẩm trang trí độc đáo, vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa thu hút sự quan tâm của du khách.

Cô gái đợi ròng rã 10 năm để mở được khóa iPhone quên mật khẩu: 20 triệu người hồi hộp cùng vì lý do quá đặc biệt

Netizen

18:01:14 03/10/2024
Mới đây, một đoạn video được đăng tải trên Douyin (phiên bản TikTok của Trung Quốc) bởi một cô gái trẻ đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

Cuộc cạnh tranh giữa Ấn Độ và Pakistan trên thị trường xuất khẩu gạo

Thế giới

17:40:41 03/10/2024
Theo các chuyên gia, động thái của Pakistan chịu tác động từ việc Ấn Độ gỡ bỏ mức giá xuất khẩu tối thiểu 950 USD/tấn đối với gạo Basmati vào tháng Chín.