Sinh viên chọn sai trường, sai ngành liệu có cơ hội để thay đổi?
Sau khi hoàn thành năm học thứ nhất, nhiều sinh viên nhận ra mình chọn sai trường, sai ngành học. Việc chuyển trường, chuyển ngành sẽ là cơ hội giúp các em thay đổi.
Các em có thể chuyển ngành học nhưng vẫn giữ nguyên trường hoặc chuyển sang trường đại học khác.
Mới đây, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết đã ban hành Quy chế đào tạo bậc đại học mới, áp dụng với sinh viên khóa tuyển sinh từ năm 2022 trở đi. Điểm mới trong quy chế đào tạo đại học năm 2022 so với trước là cho phép sinh viên có thể được chuyển ngành học. Theo các chuyên gia, đây là những hoạt động bình thường của các đại học trên thế giới.
Theo PGS.TS Đoàn Ngọc Phi Anh – Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng cho biết, đây là hoạt động bình thường của các trường đại học trên thế giới. Ở Việt Nam, việc này giờ trở nên thuận lợi với Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT.
Quy chế này đã tạo hành lang pháp lý, cho phép các trường công nhận đến 50% khối lượng học tập tối thiểu của chương trình đào tạo. Một thuận lợi khác là hiện nay nhiều chương trình đào tạo của các trường kinh tế đã được kiểm định, có nhiều điểm chung nên dễ cho việc công nhận tín chỉ lẫn nhau.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào đại học.
Điều kiện để sinh viên chuyển trường, chuyển ngành
Video đang HOT
Theo Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định, sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình, một ngành đào tạo khác của cơ sở đào tạo khi có đủ các điều kiện theo quy định sau:
Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định. Thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 2 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn được quy định chung đối với toàn khóa học;
Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo cùng khóa tuyển sinh của nơi chuyển đến; Chương trình, ngành đào tạo chuyển đến có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT; Được sự đồng ý của thủ trưởng các đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành đào tạo (nơi chuyển đi và chuyến đến) và của hiệu trưởng cơ sở đào tạo; Các quy định chi tiết khác (về thẩm quyền, điều kiện, thủ tục chuyển chuyển ngành, chương trình đào tạo) của cơ sở đào tạo.
Sinh viên sẽ được xem xét chuyển cơ sở đào tạo khi có đủ các điều kiện sau: Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định. Thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 2 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn được quy định chung đối với toàn khóa học;
Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo cùng khóa tuyển sinh tại nơi chuyển đến; Nơi chuyển đến có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT; Được sự đồng ý của hiệu trưởng cơ sở đào tạo xin chuyển đi và cơ sở đào tạo xin chuyển đến; Các quy định chi tiết khác (về thẩm quyền, điều kiện, thủ tục chuyển) của cơ sở đào tạo nơi chuyển đi và nơi chuyển đến.
Như vậy, nếu đủ các điều kiện chuyển trường, chuyển ngành học nêu trên, sau khi hoàn thành các học phần của năm học thứ nhất và trước khi bắt đầu các học phần của năm học cuối, sinh viên có thể chuyển trường, chuyển ngành học theo quy định chung của Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT và các quy định chi tiết của cơ sở đào tạo.
10 trường Kinh tế công nhận tín chỉ của nhau
Trước đó, vào cuối tháng 10, nhóm 10 trường Kinh tế đã ký thỏa thuận trao đổi sinh viên và công nhận tín chỉ của nhau. Sinh viên các trường này được đăng ký học tập 1-2 học kỳ ở các trường trong nhóm, mỗi kỳ từ 12 đến 25 tín chỉ và được chuyển đổi kết quả học tập.
Các trường gồm trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Kinh tế TP HCM, Ngoại thương, Thương mại, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, Học viện Chính sách và Phát triển, trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế, trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng, trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngoài trao đổi sinh viên, 10 trường kinh tế còn thực hiện nhiều hoạt động hợp tác khác như tổ chức các khóa học chung, mời giảng viên của nhau tham gia giảng dạy; chia sẻ bài giảng điện tử; triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và tư vấn; tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế.
GS. TS Trần Thị Vân Hoa, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đánh giá, thỏa thuận này tạo cơ hội cho sinh viên học tập, trải nghiệm trong các môi trường đào tạo khác nhau, tăng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Các trường cũng có thể chia sẻ nguồn lực, cùng phát triển năng lực và chất lượng đào tạo đạt chuẩn quốc tế.
Lo lắng tương lai sinh viên ngành chống tham nhũng tại Trung Quốc
Trước thông tin 16 trường đại học Trung Quốc sẽ mở chuyên ngành chống tham nhũng, nhiều học giả bày tỏ lo ngại về khả năng việc làm tương lai của sinh viên chuyên ngành này.
Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, trong thời gian tới, 16 trường đại học nước này sẽ thành lập các chuyên ngành về "kiểm tra và giám sát".
Nói chuyện với Times Higher Education, các học giả tán thành về việc Trung Quốc cần nhiều sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng giải quyết tận gốc các hành vi hành chính sai trái. Nhưng đồng thời, họ cũng bày tỏ nhiều lo ngại về tình hình việc làm và khả năng duy trì công việc của sinh viên chuyên ngành này.
Chuyên gia lo ngại về cơ hội việc làm của sinh viên ngành chống tham những tại Trung Quốc. Ảnh: THE.
Alex He, thành viên cao cấp nghiên cứu chính trị Trung Quốc tại Trung tâm Đổi mới Quản trị Quốc tế, tổ chức tư vấn có trụ sở tại Canada, bày tỏ cái nhìn không tích cực về triển vọng việc làm của sinh viên mới tốt nghiệp và sức hấp dẫn trong lĩnh vực tư nhân. Ngoài ra, ông cũng bày tỏ nghi vấn về độ quan trọng của ngành học này.
"Chỉ các cơ quan chính phủ mới có thể quan tâm đến việc tuyển dụng sinh viên chuyên ngành thanh tra và giám sát... Công việc nhà nước dường như là lựa chọn duy nhất mà họ có, đặc biệt trong bối cảnh thị trường việc làm ảm đạm ở Trung Quốc ngày nay", ông nói.
Theo báo cáo của truyền thông, ngành học sẽ bao gồm những bài học về hành chính công, luật pháp và hệ thống chính trị Trung Quốc. Ngoài ra, sinh viên cũng được đào tạo về các kỹ năng điều tra, kinh tế và kinh doanh.
Tuy nhiên, ông He cho rằng những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm học được từ trường đại học không đủ để sinh viên mới ra trường có thể xử lý tham nhũng.
Tương tự ông He, ông William Hurst, giáo sư về Phát triển Trung Quốc tại ĐH Cambridge, cũng hoài nghi về ngành học chống tham nhũng. Bên cạnh đó, ông cảnh báo việc thiếu nhân sự ngành học này, kể cả khi sinh viên có kỹ năng tốt tốt nghiệp hàng loạt mỗi năm.
"Dù tuyển dụng nhiều sinh viên giỏi về làm việc, chính quyền vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân sự do các sinh viên giỏi thường được nhiều công ty hay tập đoàn tư nhân lớn mời về làm việc với mức lương béo bở", ông giải thích.
Ông Hurst cho rằng việc mở ngành chống tham nhũng có thể cung cấp nhân lực cho Ủy ban Giám sát Trung Quốc, một cơ quan nhà nước chuyên trách điều tra và truy tố tham nhũng mới mở ra gần đây.
Ông Futao Huang, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Giáo dục Đại học tại ĐH Hiroshima, cho hay dù việc thành lập ngành chống tham nhũng mới chỉ được quyết định trong thời gian gần đây, ý tưởng thành lập ngành học này đã xuất hiện từ một thập kỷ trước.
Ông cho hay ý tưởng này đã có từ năm 2008, khi một số trường đại học cân nhắc việc thành lập ngành kiểm tra và giám sát. Trong khoảng thời gian này, hàng chục viện nghiên cứu trực thuộc trường đại học về lĩnh vực này cũng đã được mở ra.
Ông Huang cũng cho rằng sinh viên tốt nghiệp ngành tham nhũng không chỉ phù hợp với công việc nhà nước mà còn cung cấp nhân sự cho việc giảng dạy và nghiên cứu lĩnh vực này.
10 trường đại học khối kinh tế hợp tác trao đổi sinh viên Sáng nay 29.10, tại Hà Nội, 10 trường đại học, học viện khối kinh tế đã ký kết thỏa thuận hợp tác trao đổi sinh viên. Đó là các trường, học viện:Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Trường Đại học Ngoại thương; Trường Đại học Thương mại; Học viện Tài chính; Học Viện Ngân hàng; Học viện Chính sách và Phát triển;...