Sinh viên chính sách “cầu cứu” vì chậm được bù lại học phí
Nhiều chậm trễ trong việc bù lại học phí cho HS, SV chính sách là lý do khiến thời gian qua đã có nhiều em gửi thư “kêu cứu” đến báoDân trí. Tìm hiểu của PV cho thấy nhiều địa phương vẫn chưa thực hiện nhanh 2 Nghị định và Thông tư của Chính phủ.Thậm chí có nơi còn chưa biết đến 2 nghị định và thông tư về việc bù lại học phí cho sinh viên (SV) chính sách.
Thời gian qua, một số sinh viên (SV) học ở ĐH Huế thuộc dạng chính sách được miễn, giảm học phí đã phản ánh đến báo Dân trí rằng sau khi nghị định 49/2010/NĐCP ngày 14/5/2010 và Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 về việc bù lại học phí cho SV chính sách (dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% hộ nghèo, học tại hệ cử tuyển…) được áp dụng, họ đã được ĐH Huế ra thông báo nộp tiền học phí trước, sau đó làm giấy xác nhận SV chính sách rồi về tại Phòng LĐ,TB&XH địa phương để nhận lại trợ cấp.
Tuy nhiên có một số huyện, TP tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi… khi các SV này về nhận lại trợ cấp học phí thì được địa phương trả lời là không nhận được thông tư nào trong năm 2010 quy định việc phải chi trả trợ cấp học phí cho sinh viên, do đó địa phương không giải quyết.
Một sinh viên thuộc dạng chính sách đang đứng xem cách ghi giấy xác nhận đối tượng được miễn, giảm học phí tại ĐH Huế.
Như em P.M.T, SV năm thứ 5 ĐH Y Dược Huế trình bày: “Vừa qua em được nhà trường thông báo là bắt đầu từ năm nay tất cả các trường hợp miễn giảm theo chế độ phải nộp học phí 100% cho nhà trường, sau đó về địa phương nhận lại. Thế nhưng sau khi em nộp học phí cho nhà trường và được ĐH Huế cấp giấy xác nhận đã nộp học phí thì khi về Phòng LĐ, TB & XH địa phương (thành phố Quảng Ngãi) được trả lời là chưa nhận được bất kì công văn nào về việc giải quyết phụ cấp học phí cho sinh viên tại địa phương. Em thật sự bất ngờ và không biết nên làm thế nào trong trường hợp trống đánh xuôi kèn thổi ngược này. Xin quý báo cho biết em nên làm gì hay là “chờ đợi”. Gia đình em không mấy khá giả và khoản học phí 1 triệu 700/ học kỳ không phải là nhỏ….”.
Em P.T.B.N, SV năm thứ 5 ngành Y đa khoa, ĐH Y Dược cũng cho biết thuộc dạng được miễn giảm 100% học phí do em là con thương binh. Sau khi nộp học phí, có giấy tờ toàn bộ, em về lại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị để nhận tiền từ Phòng LĐ,TB & XH của huyện thì cũng nhận được những cái lắc đầu và trả lời “không biết”.
Trao đổi với ông Nguyễn Duy Chinh, Trưởng ban công tác SV ĐH Huế, chúng tôi được ông Chinh cho biết: “Do thông tư ban hành cuối năm nên việc chuyển về các huyện, xã có thể chậm, do đó có trường hợp một số phòng LĐ,TB & XH ở huyện chưa nắm rõ hay chưa có 2 nghị định và thông tư này. Vì thế đã không giải quyết cho các em, gây bức xúc. Nhà các em đã rất nghèo, nộp học phí trước vài triệu nhưng lấy lại chậm sẽ làm đình trệ đến chi tiêu, kinh tế trong nhà.
Tôi đã cho triển khai việc này ở toàn bộ các trường ĐH trong khối ĐH Huế. Hiện đã cho các em làm giấy xác nhận chính sách từ ngày 20/12, đến nay đã có hơn 6.000 SV làm xong giấy. Chúng tôi sẽ làm tiếp tục cho đến khi ra Tết để đủ số lượng hơn 7.500SV chính sách của ĐH Huế có giấy xác nhận”.
Ông Nguyễn Duy Chinh, Trưởng ban công tác SV ĐH Huế cho biết thông tư ban hành vào cuối năm nên có thể có 1 số phòng LĐ, TB & XH chưa nắm kịp để trả lời với sinh viên.
Video đang HOT
Về phía Sở LĐ, TB & XH tỉnh Thừa Thiên – Huế, ông Hồ Dần, phó giám đốc Sở cho biết: “Do nghị định và thông tư ban hành còn mới, nên nếu có trường hợp SV phản ánh thì có thể do cán bộ chức năng liên quan ở huyện chưa nắm rõ. Sắp tới, có thể ra Tết (vì do cuối năm quá nhiều việc), Sở sẽ chuẩn bị hướng dẫn các huyện nghiên cứu kỹ 2 Nghị định, Thông tư về bù lại học phí đã nộp ở trường của HS, SV chính sách để xử lý công việc tốt hơn.
Về kế hoạch, Sở LĐ,TB & XH tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ làm việc với Sở GD-ĐT, ĐH Huế, UBND tỉnh để cùng đưa ra cách làm tốt nhất sau cùng. Hiện tại, tôi chưa nghe thấy ý kiến nào về các khó khăn mà các phòng LĐ,TB & XH huyện gặp phải đối với giải quyết cho SV chính sách hay chưa có trường hợp SV nào điện thoại lên để trao đổi vướng mắc”.
Ông Chinh thêm ý kiến rằng: “Điểm chưa được ở nghị định và thông tư này là SV chính sách phải “đi đường vòng”. Nếu như trước đây chỉ cần làm thủ tục xác nhận thuộc dạng chính sách nào là sẽ được miễn hay giảm học phí. Giờ đây, các em phải đóng vào học phí cho trường, sau đó cất công về lại địa phương để lấy lại học phí thì quả là rất mệt”.
Một mẫu đơn đề nghị cấp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí để gửi đến phòng LĐ, TB & XH cấp huyện.
Thông tư liên tịch số 29/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015. Theo đó, học phí miễn, giảm được cấp trực tiếp cho các đối tượng được miễn giảm học phí chính quy ở các cơ sở giáo dục công lập. HS, SV phải làm đơn đề nghị cấp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí có xác nhận của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập gửi Phòng LĐ,TB & XH cấp huyện kèm theo bản sao chứng thực các giấy tờ liên quan. Sau đó, Phòng LĐ,TB & XH chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện việc chi trả cấp bù học phí trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ HS, SV có con đang học tại các cơ sở giáo dục trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị. Tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí đối với HS, SV cấp 10 tháng/năm theo kỳ hạn như sau: lần 1 cấp vào tháng 9 hoặc 10 lần 2 cấp vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm.
Theo Dân Trí
Hai chàng thủ khoa gieo ước mơ trên những phím đàn
Cùng quê ở xứ Nghệ, cùng là thủ khoa của Học viện Âm nhạc Huế, cùng đến giảng đường với muôn vàn nỗi lo của cuộc sống trọ học xa nhà của sinh viên nghèo, thế nhưng chưa bao giờ họ đầu hàng trước những khó khăn...
Làm thêm để có tiền luyện thi
Chúng tôi gặp Lê Công Cảnh, chàng tân sinh viên vừa tròn 20 tuổi của lớp Đại học Sư phạm 1A, Học viện Âm nhạc Huế tại phòng trọ nhỏ trên đường Bùi Thị Xuân, TP Huế khi cơn lũ chỉ vừa rút. Dấu vết cơn lũ còn in trên những tờ giấy dán tường trong căn phòng chưa đầy 6m2 của Cảnh.
Quê ở xóm Biên Quản, Thanh Giang, Thanh Chương, Nghệ An, Cảnh là con đầu trong một gia đình nghèo có đến 8 anh chị em, cả nhà sống dựa vào 1 mẫu ruộng. Ngoài việc đồng áng, bố Cảnh còn phải đi tìm việc làm thêm như phụ hồ, khuân vác...để kiếm tiền trang trải cho gia đình và nuôi anh em Cảnh ăn học. Gia đình khó khăn, em thứ hai của Cảnh bỏ học, lên thành phố tìm việc làm phụ giúp bố mẹ nuôi các em. Cảnh tâm sự: "Mình chọn ngành Sư phạm của Học viện Âm nhạc Huế vì chi phí học tập ở đây rẻ hơn so với các thành phố khác, mà lại được miễn học phí. Chứ nếu học ở chỗ khác, bố mẹ mình chắc không thể lo cho anh em mình ăn học".
Lê Công Cảnh đỗ thủ khoa ngành Sư phạm âm nhạc, Học viện Âm nhạc Huế năm 2010 với 33 điểm.
Năm đầu thi đại học, Cảnh thi khối N của Học viện Âm Nhạc Huế, nhưng do chưa được đào tạo bất kì trường lớp nào, nên khi thi năng khiếu, Cảnh không đủ điểm đỗ. Vậy là Cảnh xin lên thành phố đi làm thêm gần 4 tháng, dành dụm toàn bộ số tiền đi làm để vào Huế tìm lớp luyện thi.
Năm nay, khi nhận được tin đỗ thủ khoa Học viện Âm nhạc Huế, chưa dứt niềm vui thì nỗi lo về việc trang trải chi phí học hành đã vây lấy chàng tân sinh viên nghèo.
"Lúc mới nhập học, gia đình phải vay nóng của hàng xóm để mình vào Huế. Bây giờ vẫn phải đang chờ tiền hỗ trợ vốn vay cho sinh viên để trả. Họ hàng, bà con cũng không ai giúp được gì, trong khi mấy đứa em ở nhà vẫn đang đi học", Cảnh cho biết.
"7 năm, chưa vuột học bổng kì nào"
Thoạt đầu mới gặp, thật khó có thể tin được chàng thanh niên có khuôn mặt khá nghệ sĩ Nguyễn Văn Nghĩa, sinh viên lớp đại học 3, chuyên ngành Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Huế lại là một phụ hồ với gần 7 năm kinh nghiệm. Thì ra đó là công việc ngoài giờ lên lớp để chàng sinh viên đến từ thôn Đông Sơn, Long Thành, Yên Thành, Nghệ An có thể tự trang trải cho việc học suốt 7 năm qua ở Học viện Âm nhạc Huế. Ở quê Nghĩa, 2 sào ruộng của bố mẹ Nghĩa chỉ đủ nuôi sống gia đình, nên cả ba anh em Nghĩa đều phải tự tìm cách trang trải cho cuộc sống của mình khi học lên đại học.
Cũng như Cảnh, Nghĩa cũng phải bươn chải tận Sài Gòn kiếm sống, dành dụm để thi lại vào Học viện Âm nhạc Huế, rồi đỗ vào lớp Trung cấp chuyên ngành Thanh nhạc. Tốt nghiệp, Nghĩa lại tiếp tục thi tuyển vào hệ Đại học chuyên ngành Thanh nhạc và đỗ thủ khoa kì thi tuyển sinh năm 2008.
Nghĩa kể rằng những tháng ngày bươn chải ở Sài Gòn, Nghĩa học được cách kiếm tiền, cách sống ở thành phố, nên suốt 7 năm học đại học, cậu sinh viên nghèo làm đủ nghề từ phục vụ bàn ở nhà hàng, đến xin phụ hồ ở những công trình những giờ rảnh rỗi. Rồi sau này là đi đàn, hát cho những dịp văn nghệ do nhà văn hóa, hay trường tổ chức. Cuối tuần, Nghĩa lại lân la đến những công trình xin làm phụ hồ. "Riết rồi có mối luôn, họ gọi điện kêu đi phụ hồ những ngày nghỉ, không phải đi tìm nữa", Nghĩa tâm sự.
Vất vả là thế, quỹ thời gian lại bị chiếm khá nhiều bởi những công việc mưu sinh, vậy mà suốt 7 năm qua, Nghĩa chưa bao giờ để vuột mất suất học bổng dành cho sinh viên giỏi nào của Học viện Âm nhạc Huế.
"Chỉ mong có cây đàn Organ"
Căn phòng trọ nhỏ nằm trên đường Phạm Đình Hổ, phường Tây Lộc cách xa Học viện Âm nhạc hơn 7 cây số. Suốt 6 năm nay, Nghĩa vẫn ngày ngày đạp xe hai buổi sáng chiều đến giảng đường, bất kể nắng mưa. "Cũng muốn tìm phòng ở gần trường cho tiện nhưng không tìm được phòng nào giá rẻ như ở đây nên phải ở trọ xa rứa đó anh", Nghĩa cười hiền.
Nguyễn Văn Nghĩa trong căn phòng trọ nhỏ cách trường hơn 7 cây số.
Trong căn phòng trống trơn, tài sản quý nhất của Nghĩa có lẽ chỉ là vài cuốn giáo trình và những chiếc đĩa nhạc mà cậu mua để phục vụ việc học. Nghĩa kể thêm, hôm trước đi phụ hồ dẫm phải đinh nên 10 ngày nay Nghĩa vẫn còn đau chân, không đi làm được. Hơn 1 năm trước, có lần Nghĩa té từ giàn dáo cao gần 6m xuống đất, phải nằm viện hơn 1 tuần, số tiền phụ hồ không đủ cho việc thuốc thang, Nghĩa phải vay mượn bạn bè, rồi không còn cách nào khác là lại đi phụ hồ kiếm tiền để trả.
"Lâu lâu mới có hội diễn, văn nghệ, mấy khi được đi làm thêm bằng những cái mà mình học đâu anh. Mà một đêm cao lắm cũng được vài chục ngàn đồng, không muốn cũng phải đi làm thêm thôi", Nghĩa cười hiền.
Bạn đọc muốn chia sẻ với hai thủ khoa trong bài viết xin liên hệ theo các số điện thoại sau: Lê Công Cảnh (số ĐT: 0986007280) và Nguyễn Văn Nghĩa (số ĐT 01648133250 email: nghianguyenminh@yahoo.com).
Chưa phải bươn chải mưu sinh như Nghĩa, nhưng Cảnh lại bị bệnh tật hành hạ. Suốt 3 tháng nay, từ khi vào Huế nhập học, Cảnh cứ bị nổi mẩn ngứa, dị ứng, trời nắng hay mưa cũng phải ăn mặc kín như bưng, đêm đến ngứa ngáy khắp người, có khi cào bật máu mà vẫn không đỡ. Đã chuyển đến 3 chỗ trọ, rồi đi khám khắp nơi mà căn bệnh của Cảnh vẫn không thuyên giảm mà có phần nặng thêm. Cảnh đã từng đi khám ở bệnh viện Trung ương Huế và được chẩn đoán là viêm da dị ứng, nhưng uống thuốc rồi điều trị mãi cũng không khỏi. "Em kiêng ăn tất cả những thứ mà bác sĩ dặn, uống rất nhiều thuốc, rứa mà đêm mô cũng mất ngủ vì ngứa ngáy, nổi mẩn khắp người", nhìn cái dáng gầy hốc hác của Cảnh mà không khỏi thương cảm.
Mỗi người một hoàn cảnh, hai chàng sinh viên nghèo đều có chung ước mơ là có một cây đàn Organ. "Học ngành này, không có đàn nên em phải chờ chực đăng kí ở trường để được mượn đàn thực hành, với mức đăng kí 240 nghìn đồng/kỳ. Nhưng với điều kiện hiện tại, có được cây đàn với em là quá xa xỉ", Nghĩa bộc bạch.
Bài, ảnh: Nguyễn Thành Công
Theo Dân Trí
Sinh viên dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp được bố trí công tác Chính quyền địa phương, nơi có con em dân tộc thiểu số thi đỗ ĐH, CĐ và sinh viên được cử đi học cử tuyển, có trách nhiệm tiếp nhận và phân công công tác phù hợp với ngành nghề đào tạo đào tạo sau khi tốt nghiệp. Đây là một trong những chính sách phát triển giáo dục đào tạo mà Nghị...