Sinh viên chậm tốt nghiệp vì dịch COVID-19
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên nhiều sinh viên năm cuối đến hạn nhận bằng tốt nghiệp nhưng vẫn chưa được nhận do các trường đại học đang nghỉ để phòng dịch.
Ảnh minh hoạ:ĐHQGHN
Nguyễn Tiến Nam, sinh viên năm cuối một trường ĐH trên địa bàn Hà Nội cho biết đang làm hồ sơ xin việc. Nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên trường chưa phát bằng tốt nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay, theo Nam tìm cơ hội việc làm cũng rất khó khăn. Chính vì vậy, em cảm thấy đôi lúc bế tắc vì nhiều vấn đề không thuận lợi.
Một số sinh viên khác may mắn hơn đã có việc làm, nhưng đang trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ vẫn bị gián đoạn vì chưa thể cung cấp bằng tốt nghiệp cho nhà sử dụng lao động.
GS.TS. Nguyễn Trung Việt, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Thủy lợi cho biết, theo kế hoạch hàng năm, đầu tháng 3 trường tổ chức lễ tốt nghiệp lần 1 cho sinh viên. Nhưng năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên chưa tổ chức được.
Tuy nhiên, trường đã có chính sách để giải quyết các yêu cầu của sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh (gọi tắt là sinh viên) về Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời – đối với sinh viên tốt nghiệp đợt 1 năm 2019-2020, cựu sinh viên có nhu cầu cấp bản sao kết quả học tập, bản sao bằng tốt nghiệp.
Từ ngày 30/3, Phòng Đào tạo sẽ tiếp nhận đăng ký của sinh viên online, sau khi tiếp nhận Phòng sẽ kiểm tra, xử lý và trả kết quả cho sinh viên chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày sinh viên đăng ký (sẽ cố gắng và gửi trả sinh viên ngay khi hoàn thành). Trường sẽ chuyển phát nhanh đến tận địa chỉ sinh viên cần nhận. GS. Nguyễn Trung Việt cho rằng, khó khăn chung nên tất cả mọi người cùng cố gắng.
Video đang HOT
Nhiều trường ĐH tại TP.HCM cũng đã ra thông báo dời lễ tốt nghiệp của sinh viên do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Trường ĐH Tài chính-Marketing thông báo, chính thức ngừng tổ chức cấp phát bằng tốt nghiệp cho sinh viên ĐH, CĐ tốt nghiệp đợt 3 năm 2019 và bậc CĐ tốt nghiệp đợt 1 năm 2020 kể từ ngày 24/3 cho đến khi có thông báo mới.
Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng đã có thông báo tạm dừng lễ tốt nghiệp và trao bằng cho sinh viên vào cuối tháng 3. Thay vào đó, sinh viên đến trường nhận bằng, thời gian tổ chức lễ sẽ có thông báo sau.
Trường ĐH Nông lâm TP.HCM vừa ra thông báo về việc dời thời gian tổ chức lễ tốt nghiệp đợt 4 năm 2019 do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Thông báo này nêu rõ, lễ tốt nghiệp của sinh viên tốt nghiệp đợt tháng 4/2019 sẽ dời lại cho đến khi có thông báo mới. Nếu cần thiết, sinh viên liên hệ Phòng Đào tạo để nhận bằng tốt nghiệp vào thứ 2, 4 và 6 hằng tuần. “Sau khi nhận bằng tốt nghiệp, sinh viên vẫn có thể tham dự lễ tốt nghiệp theo thông báo kế tiếp về kế hoạch tổ chức lễ”, thông báo này nêu rõ.
Bên cạnh đó, tính đến thời điểm này đã có một số trường ĐH tại TP.HCM cho sinh viên nghỉ học đến đầu tháng 5/2020 để phòng COVID-19 như trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế – tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM đã thông báo tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ học của sinh viên, học viên toàn trường đến hết ngày 3/5.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc, thời gian qua, để ứng phó với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các cơ sở giáo dục ĐH đã chuyển dần từ thế bị động sang chủ động có kế hoạch học tập trong điều kiện phòng chống dịch, vừa đảm bảo chất lượng, vừa đảm bảo an toàn cho người học, cho cán bộ, giảng viên.
Toàn hệ thống hiện có 84 cơ sở giáo dục ĐH đã và đang tổ chức học tập trung, 92 cơ sở dạy, học trực tuyến, các trường còn lại cũng tích cực chuẩn bị điều kiện để sớm triển khai kế hoạch dạy học trực tuyến, từ xa hoặc luân phiên kết hợp giữa đào tạo trực tuyến (lý thuyết) với học tập trung (thực hành, thí nghiệm) để đảm bảo chương trình và giảm lượng học tập trung.
Về quy định, Luật Giáo dục Đại học cho phép các cơ sở giáo dục ĐH có quyền tự chủ rất lớn trong việc quyết định phương thức tổ chức và quản lý đào tạo các trình độ, hình thức đào tạo; có quyền chủ động trong việc xây dựng, thực hiện, điều chỉnh kế hoạch giảng dạy trong kỳ học, năm học, khoá học…
Trong quỹ thời gian hàng năm đã có khoảng 2-3 tuần dự phòng/kỳ học tuỳ theo từng trường và có khoảng 5-6 tuần nghỉ hè. Với quỹ thời gian cho phép đó và thực hiện phương thức đào tạo theo tín chỉ, các trường chỉ cần điều chỉnh lịch học để tháng 8 có đủ lực lượng tham gia tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.
“Việc kết thúc kỳ học, năm học, các trường sẽ điều chỉnh theo điều kiện thực tế và theo yêu cầu của chương trình đào tạo. Nếu tình hình dịch bệnh còn kéo dài, các trường có thể tận dụng cả thời gian dự phòng của năm 2021″, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho hay.
NGHIÊM HUÊ
Đảm bảo chương trình cho sinh viên năm cuối
Với thông điệp tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học, toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng trong thời gian qua đã nỗ lực để đảm bảo việc dạy và học.
Giảng viên giảng bài cho sinh viên học online tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM
Dù rất khó khăn nhưng với sự hỗ trợ của các bộ ngành, doanh nghiệp, các trường đại học đã linh động tận dụng mọi điều kiện tốt nhất có thể để việc học của sinh viên không bị ảnh hưởng, đảm bảo cho sinh viên năm cuối tốt nghiệp đúng tiến độ, không phải chờ đến năm sau.
Tốn kém cũng phải làm
PGS-TS Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TPHCM, cho biết, trường có khoảng 1.800 sinh viên năm cuối sẽ xét tốt nghiệp trong học kỳ này. Tuy nhiên, trong đó có khoảng vài trăm em phải thi TOEIC (chuẩn tiếng Anh đầu ra của trường), nếu không thi thì những em này sẽ phải chờ đến năm sau mới tốt nghiệp, rất thiệt thòi. "Để tổ chức thi, trường phải huy động rất nhiều cán bộ phục vụ, lực lượng công an canh gác, lực lượng y tế đo thân nhiệt từng em. Sau khi thi xong, khuyến cáo các em về nhà ngay. Trường rất cực, tốn kém nhưng vẫn phải làm vì quyền lợi của sinh viên", PGS-TS Trần Hoàng Hải chia sẻ.
Bên cạnh tổ chức thi ngoại ngữ, lên kế hoạch xét tốt nghiệp, Trường ĐH Luật TPHCM vẫn tổ chức dạy trực tuyến, và nếu sinh viên có ý thức tự học, chủ động tương tác với giảng viên cũng sẽ đạt hiệu quả tốt. "Để đầu tư cho việc dạy trực tuyến, giảng viên phải làm việc gấp đôi so với dạy truyền thống. Đó là chưa kể chi phí đầu tư, thiết kế bài giảng, hạ tầng kỹ thuật (đường truyền, phần mềm), tốn kém rất nhiều lần so với dạy truyền thống nhưng trường vẫn phải thắt lưng buộc bụng để làm nhằm đảm bảo việc học cho các em", PGS-TS Trần Hoàng Hải cho biết.
Trong khi đó, theo TS Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, hiện nay số lượng sinh viên năm cuối đã hoàn thành chương trình học tương đối nhiều. Các em chờ thi 2 môn là Tin học và Tiếng Anh để đủ điều kiện tốt nghiệp. Với môn Tin học, trường tổ chức 1 tháng/lần, còn Tiếng Anh 2 tháng/lần. "Hai môn này các em tự học là chính và đến hạn đăng ký thi. Hiện nay, do tình hình dịch Covid-19 đang phức tạp nên trường luôn theo sát nhắc nhở các em. Nếu thuận lợi, trường sẽ linh động giải quyết cho các em thi ngay để đủ điều kiện xét tốt nghiệp. Trường cũng xem xét linh động vận dụng quy chế đào tạo của Bộ GD-ĐT có thể kéo dài thời gian học của các em", TS Trần Đình Lý nhấn mạnh.
Cũng theo TS Trần Đình Lý, trong tháng 4-2020, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM có 900 sinh viên sẽ nhận bằng tốt nghiệp nhưng rất tiếc là trường không thể tổ chức lễ tốt nghiệp phát bằng cho các em. Nhà trường sẽ thông báo, nếu có nhu cầu, trường sẽ phát bằng cho từng em. Sau này, trường sẽ tổ chức một buổi phát bằng riêng.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc, thời gian qua, để ứng phó với dịch Covid-19, các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) đã chủ động có kế hoạch học tập vừa đảm bảo chương trình, chất lượng, vừa đảm bảo an toàn cho người học, cán bộ, giảng viên. Toàn hệ thống hiện có 84 cơ sở GDĐH đã và đang tổ chức học tập trung; 92 cơ sở dạy, học trực tuyến; các trường còn lại cũng tích cực chuẩn bị điều kiện để sớm triển khai kế hoạch dạy học trực tuyến.
Quyền lợi sinh viên là trên hết
Th.S Trương Thị Ngọc Bích, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Truyền thông - Trường ĐH Kinh tế Tài chính TPHCM, cho biết, sinh viên khóa 2016-2020 có khoảng 900 em đã học xong chương trình và đi thực tập trong 12 tuần (từ ngày 5-3). Sau khi kết thúc thực tập, các em sẽ làm báo cáo chuyên đề để trường lấy kết quả xét tốt nghiệp. Những em nào chưa hoặc xin dừng việc thực tập, trường cũng sẽ kéo dài thời hạn cho các em. Riêng với những em học vượt tiến độ, đã đủ điều kiện xét tốt nghiệp, trường cũng sẽ giải quyết phát bằng tốt nghiệp cho các em.
Còn TS Lâm Thành Hiển, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, thông tin, hiện trường cũng có nhiều sinh viên đang đi thực tập tại các doanh nghiệp. Nếu những doanh nghiệp nhận sinh viên thực tập còn hoạt động thì sinh viên vẫn thực tập theo đúng thời gian quy định. Nếu doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, sinh viên được quyền nghỉ và thông báo với nhà trường để linh động sắp xếp kéo dài thời gian thực tập cho các em. Trong khi đó, nhiều trường ĐH khác cũng linh động bố trí việc học online một số học phần, thậm chí hướng dẫn sinh viên làm đồ án, báo cáo chuyên đề trực tuyến để những sinh viên năm cuối hoàn thành và đủ điều kiện để xét tốt nghiệp.
Luật Sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật GDĐH (có hiệu lực từ ngày 1-7-2019) cũng cho phép các cơ sở GDĐH có quyền quyết định phương thức tổ chức và quản lý đào tạo các trình độ, hình thức đào tạo; có quyền chủ động trong việc xây dựng, thực hiện, điều chỉnh kế hoạch giảng dạy trong kỳ học, năm học, khóa học... Do đó, với quỹ thời gian cho phép (hàng năm có khoảng 2 - 3 tuần dự phòng/kỳ học tùy theo từng trường và có khoảng 5 - 6 tuần nghỉ hè), và với phương thức đào tạo theo tín chỉ, các cơ sở GDĐH hoàn toàn chủ động điều chỉnh kế hoạch phù hợp để bảo đảm chương trình đào tạo trong tháng 8-2020.
THANH HÙNG
Anh: Đại học Hoàng gia London thi tốt nghiệp online mùa Covid-19 Đại học Hoàng gia London hồi tuần trước đã cho 280 sinh viên năm thứ 6 ngành y làm hai bài thi online như một biện pháp để giải quyết tình trạng các trường học phải đóng cửa vì dịch Covid-19. Biện pháp này được nhà trường đưa ra trong bối cảnh nhiều sinh viên năm cuối quan ngại việc trì hoãn các...