Sinh viên Anh ngữ trường ĐH Hà Tĩnh ‘thèm khát’ giáo viên người nước ngoài
Khoa Anh ngữ trường đại học Hà Tĩnh suốt nhiều năm không có lấy bất cứ một giáo viên nước ngoài đến giảng dạy. Thực trạng này khiến sinh viên theo học ngành ngoại ngữ tại đây bức xúc vì chịu nhiều thiệt thòi.
Trường đại học Hà Tĩnh
Bức xúc vì thiếu giáo viên nước ngoài
Theo tìm hiểu của PV, Trường Đại học Hà Tĩnh thành lập cho đến nay đã được hơn 10 năm trên cơ sở nâng cấp từ Trường Cao đẳng Sư phạm của tỉnh này. Cùng với nhiều chuyên ngành đào tạo khác, Anh ngữ là một trong những chuyên ngành thu hút đông đảo sinh viên, gồm cả nước bạn Lào theo học. Tuy nhiên, một bất cập kéo dài suốt nhiều năm qua, khoa Anh ngữ trường này không có bất kỳ một giáo viên nước ngoài nào tham gia giảng dạy.
Một cán bộ tại Khoa Ngoại ngữ Đại học Hà Tĩnh thông tin, cho đên trước năm 2012, khoa chỉ có lác đác giao viên tiếng Anh tư cac tô chưc nươc ngoai, chu yêu la cac tô chưc tư thiên, đến tham gia giảng dạy cho sinh viên. Còn từ năm 2012 lại đây, sau trường hợp một giáo viên người Mỹ gốc Lào gặp tai nạn trở về nước, Trường đại học Hà Tĩnh đã chấm dứt hẳn sự hiện diện của các giáo viên nước ngoài tham gia giảng dạy tại đây.
Việc thiếu các giáo viên nước ngoài, đặc biệt là các giáo viên đến từ các nước ngôn ngữ tiếng Anh chuẩn như Anh, Mỹ, Úc… đã khiến các sinh viên theo học ở đây chịu quá nhiều thiệt thòi.
Video đang HOT
M.K.A, sinh viên thuộc K7 Ngôn ngữ Anh không giấu được nỗi thất vọng của mình “thực sự thì chúng em rất thất vọng khi không có bất cứ một giáo viên quốc tế nào đến giảng dạy. Đây là thiệt thòi rất lớn nếu so với các trường đại học khác trong cả nước. Khả năng nghe nói của em và các bạn theo học ở đây chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể nếu quá trình học tập được giao tiếp, lắng nghe giáo viên nước ngoài giảng dạy”.
Cũng bức xúc như Kim Anh, nhiều sinh viên khi được phóng viên đề cập đến vấn đề này, đã nói thẳng: “Trường đại học bọn em không bằng mấy Trung tâm Anh ngữ ngay ở TP.Hà Tĩnh. Các trung tâm này đều có giáo viên nước ngoài dạy. Còn sinh viên chúng em, những người học chuyên ngành Anh ngữ lại không được học bất kỳ tiết học với giáo viên nước ngoài nào”.
Trang web của Khoa Ngoại ngữ Trường đại học Hà Tĩnh quảng bá hình ảnh giáo viên, sinh viên nước ngoài giảng dạy, học tập rất hoành tráng. Tuy nhiên, thực tế suốt nhiều năm trường không lấy một giáo viên Anh ngữ nước ngoài đến tham gia giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên.
Theo một số sinh viên chuyên ngành Anh ngữ tại Trường đại học Hà Tĩnh, thời gian qua rất nhiều bạn tìm cách cải thiện khả năng giao tiếp của mình thông qua mạng xã hội, hoặc ra trung tâm thành phố Hà Tĩnh tìm gặp khách du lịch nước ngoài. Dù rất nỗ lực, nhưng Hà Tĩnh có rất ít khách nước ngoài tới thăm, nên khả năng gặp gỡ, giao tiếp nhằm nâng cao khả năng giao tiếp gặp nhiều khó khăn.
Do tỉnh không cho phép?
Thầy Nguyễn Gia Việt, Trưởng khoa Ngoa ngữ, Trường đại học Hà Tĩnh cho biết: “Ban thân tôi va anh em cán bộ, giáo viên rât mong muôn đưa giáo viên nước ngoài về day đê tăng cương cho sinh viên, nhưng noi chung rất kho khăn”.
Theo thầy Việt, năm 2016, trường đã rất nỗ lực xuc tiên xin đươc 1 chuyên gia nước ngoài đên giang day va nghiên cưu cho trương nhưng không hiêu vi ly do gi phia tinh không đông y tiêp nhân.
PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, Hiệu trưởng trường đại học Hà Tĩnh cho biết, có hai lí do khiến trường thiếu vắng giáo viên chuyên ngành Anh ngữ như phản ánh. Trước hết, chi phí chi trả cho giáo viên nước ngoài khoảng 2000USD/tháng là một rào cản trong bối cảnh trường gặp nhiều khó khăn về kinh phí.
“Mặt bằng chung các đơn vị trả cho giáo viên nước ngoài vào khoảng 2000USD/tháng, tuy nhiên với trường đại học Hà Tĩnh như thế là cao, khó đáp ứng được”- ông Thọ nói.
Vì chi phí chi trả cao, nên theo ông Thọ, trường đã liên hệ, đàm phán với các tổ chức, đại sứ quán để xin hỗ trợ nhà trường giáo viên theo dạng tình nguyện. Tuy nhiên, ngay cả có giáo viên nước ngoài tình nguyện giảng dạy không lương thì việc tiếp nhận cũng gặp khó khăn, mà nguyên nhân là phía tỉnh không cho phép.
“Năm trước trường có xin được một đại sứ quán cử cán bộ vào dạy miễn phí nhưng khi báo cáo tỉnh, thì tỉnh không cho về vì liên quan đến công tác quản lí người nước ngoài” – ông Thọ nói.
Cũng theo ông Thọ, hiên tai trương chưa co phương an nao khac để giải quyết bất cập này. Như vậy, những thiệt thòi của sinh viên Anh ngữ Trường đại học Hà Tĩnh sẽ còn kéo dài.
Theo Dân Trí
Trường Đại học Hà Tĩnh hợp tác với Sở Giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn
Sáng ngày 15/3/2018, Sở Giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn ký biên bản gia hạn biên bản ghi nhớ hợp tác giáo dục với Trường Đại học Hà Tĩnh.
ảnh minh họa
Đồng chí Xôm Phù Kẹo Păn Ya - Giám đốc Sở Giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn cho biết: Biên bản gia hạn biên bản ghi nhớ giữa Sở Giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn và Trường Đại học Hà Tĩnh sẽ giữ nguyên nội dung biên bản ghi nhớ ký ngày 27/9/2013 giữa hai bên đồng thời cảm ơn sự phối hợp, giúp đỡ của nhà trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nước bạn Lào. Trường cũng dành nhiều suất học bổng giúp các em Lưu học sinh thủ đô Viêng Chăn được miễn học phí khi sang học tập tại Trường.
Thay mặt Ban Giám hiệu Trường Đại học Hà Tĩnh, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ cảm ơn sự tin tưởng, hợp tác của Sở Giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn đồng thời nhấn mạnh: Trong gần 2.000 sinh viên Lào đang theo học tại Trường có 350 em Lưu học sinh thủ đô Viêng Chăn. Đây là đơn vị có số lượng Lưu học sinh Lào đông nhất trong số 11 tỉnh của nước bạn Lào.
PGS.TS Nguyễn Đình Thọ mong muốn trong đợt tuyển sinh cho năm học 2018-2019, nhà trường tiếp tục nhận được sự phối hợp hiệu quả trong công tác tuyển sinh để có nhiều em Lưu học sinh thủ đô Viêng Chăn sang học tại Trường.
Theo Giaoducthoidai.vn
Kiên kết đào tạo nguồn nhân lực phát triển kinh tế Hà Tĩnh Trường Đại học Xây dựng vừa phối hợp với Trường Đại học Hà Tĩnh đã tổ chức Khai giảng lớp cao học chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng khóa tháng 11/2017 và trao bằng thạc sỹ lớp cao học chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng khóa tháng 11/2015 tại Trường Đại học Hà Tĩnh. Các tân học viên lớp...