Sinh viên 4 năm chăm sóc người hàng xóm bại liệt nhận học bổng của ĐH Quy Nhơn
Suốt 4 năm trời đằng đẵng tự nguyện chăm sóc người hàng xóm bị bại liệt mà không màng được trả ơn. Đến khi đậu đại học, Hồ Công Danh lại đưa anh Tùng từ quê nghèo Quảng Nam vào Quy Nhơn để tiện cho việc vừa học vừa lo được cho người bệnh.
Ngày 11/10, tại buổi lễ khai giảng năm học mới và trao học bổng cho sinh viên có điểm thi cao và sinh viên nghèo vượt khó học giỏi của trường ĐH Quy Nhơn, chàng trai Hồ Công Danh – SV năm nhất, ngành Kỹ thuật điện, khoa Công nghệ đã vinh dự được nhận học bổng 5 triệu đồng vì có thành tích chăm sóc người bị bại liệt từ khi em còn học phổ thông.
Em Hồ Công Danh nhận học bổng 5 triệu đồng.
Tại buổi lễ khai giảng năm học mới, đông đảo các vị đại biểu, thầy cô và hàng trăm bạn sinh viên đều khâm phục, những tiếng pháo tay vang lên cảm kích trước tấm lòng nhân hậu của Danh.
Trước đó, PGS-TS Nguyễn Hồng Anh – hiệutrưởng Trường ĐH Quy Nhơn đã tới khu nhà trọ của em Hồ Công Danh để thăm hỏi, động viên, biểu dương việc làm giàu tình người, tặng phần quà trị giá 1 triệu đồng cho Danh và anh Tùng, đồng thời hứa sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ Danh trong quá trình học tập.
Tuy không phải người thân nhưng suốt 4 năm qua Danh tự nguyện chăm sóc anh Tùng bị bại liệt nằm một chỗ.
Nhận học bổng, Danh thổ lộ: “Em không bao giờ nghĩ mình việc làm của mình sẽ được mọi người hay nhà trường khen thưởng, em nghĩ cũng bình thường thôi, nếu là các bạn chứng kiến cảnh anh Tùng nằm một chỗ, không ai chăm sóc, các bạn sẽ có suy nghĩ giống tôi. Nhưng quả thật khi câu chuyện em chăm sóc anh Tùng lên báo, em liên tục được mọi người điện thoại, nhắn tin chia sẻ, đông viên nên em rất là vui… Có nhiều độc giả xin số tài khoản của em để chuyển quà giúp đỡ nhưng khi đó em chưa làm được thẻ ngân hàng”.
Được biết, sau khi báo Dân trí đăng tải bài viết: “Chàng trai nghèo 4 năm chăm sóc người hàng xóm bại liệt” đã khiến cho bao trái tim độc giả cảm động trước tấm lòng nhân hậu, một nghĩa cử cao đẹp mà rất ít người làm được, đặc biệt là những thế hệ trẻ 9X như Danh. Nhiều độc giả khi đọc bài viết về Danh đã nhắn tin, điện thoại chia sẻ cảm xúc: “Thật cảm động, khâm phục em Danh quá, câu chuyện về Danh như một câu chuyện cổ tích trong thời hiện đại…”.
Video đang HOT
Những ngày qua, Danh rất vui vì được hàng trăm tin nhắn, cuộc gọi điện hỏi của độc giả hỏi thăm chia sẻ, động viên.
Một độc giả có số ĐT: 0988979xxx nhắn tin chia sẻ, động viên Danh: “Chào Danh! Mình đọc được câu chuyện cảm động của bạn trên mạng, mình thật sự khâm phục tấm lòng của bạn với xã hội hôm nay rất ít người làm được như bạn. Chúc bạn thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Good Luck…!”.
Hay một độc giả khác số ĐT: 0986641xxx lại có chia sẻ: “Chị thật sự ngưỡng mộ, em quả là một người tốt, cố lên em nhé, những người tốt như em sẽ có một cuộc sống hành phúc, chúc em thành công…”
Trong những người gọi điện nhắn tin chia sẻ thì không ít độc giả có tấm lòng hảo tâm đã có nhã ý sẽ gửi tiền, quà để giúp Danh và anh Tùng bớt đi khó khăn trong cuộc sống.
Danh cho biết: “Hôm qua có một chị đến tận phòng em tặng 10 kg gạo, 1 thùng mì tôm và cháo dinh dưỡng. Khi em hỏi tên địa chỉ cảm ơn thì chị nói việc làm của em đáng được như vậy, em không phải bận tâm, chị sẽ kêu gọi bạn bè chị giúp đỡ em và anh Tùng, nên em rất áy náy…”.
Doãn Công
Theo dân trí
Cha già 9 năm cõng con bại liệt đi học
Đã 9 năm qua, người dân làng Ngòi (xã Đông Đạt, huyên Phú Lương, Thái Nguyên) không còn lạ lẫm với hình ảnh người cha ngày ngày trèo đèo, lội suối cõng con đi học. Có thời gian trời mưa tâm tã hàng tháng, đường sá lây lôi nhưng anh Vinh vân đêu đặn ngày 4 lượt đưa, đón con gái đên lớp.
Cứ mỗi buổi sáng sớm, dù ngày mưa hay ngày nắng, anh Nông Văn Vinh (1974) lại cõng con gái là Nông Hoài Hương (1999) đến trường.
Căn nhà nhỏ bé của cha con cháu Nông Hoài Hương nằm khép mình giữa bôn bê đôi núi. Khi chúng tôi hỏi chuyện cháu Hương, anh Vinh không giấu được nước mắt: "Khi mới lọt lòng, cháu cũng kháu khỉnh, đáng yêu như bao đứa trẻ khác. Nhưng lúc lên 3 tuôi, tôi thây con gái đứng lên mà chân không thê bước đi. Vợ chông tôi đưa con đên bênh viên Đa khoa Thái Nguyên đê khám, bác sĩ bảo con tôi bị liêt hai chân và giới thiêu xuông bênh viên Bạch Mai".
Dù ngày nắng hay ngày mưa, anh Vinh luôn đông hành cùng con. Ở tuổi 40, tóc anh đã sớm bạc
Hai vợ chông tôi lại lặn lôi đưa con xuông Bênh viên Bạch Mai, các bác sĩ đã kiêm tra các chức năng cho cháu. Sau 10 ngày lây tủy đi xét nghiêm, bác sĩ kêt luân cháu bị ngắn cơ bâm sinh, không thê đi lại được. Nghe bác sĩ nói mà vợ chông tôi như sét đánh ngang tai, đau đớn đưa con vê nhà.
Mỗi lần nhìn con ngồi trong nhà nhìn ra cửa sổ, đôi mắt cháu buồn, phận làm cha như tôi cũng không biết làm gì hơn, thương con chỉ biết nuốt nước mắt vào trong, cố gắng trồng chè với hy vọng có tiền đưa cháu đi chữa bệnh".
Anh Vinh bê con gái xuông bâc hè cửa lớp học
"Năm 2004, Bênh viên Chỉnh hình và phục hôi chức năng Thái Nguyên có tạo điêu kiên vê chi phí điêu trị cho cháu, chông tôi đưa cháu lên đó tâp luyên được 2 tháng. Tuy nhiên chi phí ăn uông tôn kém, nhà lại không có người lao đông, kinh tê gia đình gặp nhiêu khó khăn nên chúng tôi đành đưa cháu vê nhà" - chị Ngân, mẹ Hoài Hương cho biết thêm.
Tuy hai chân không đi lại được nhưng Nông Hoài Hương rất hiếu học, em luôn khát khao được đi học như các bạn cùng trang lứa.
"Lên 5 tuôi, thây bạn bè đi học, Hương cũng đòi bô mẹ đi học mâu giáo. Chiêu lòng con, tôi cõng cháu đên lớp học. Đên lớp, cháu hớn hở nô đùa cùng bạn bè, tôi cũng thây nhẹ lòng. Chiêu tôi tôi cõng con về nhà, trên đường, cháu hỏi: Bô ơi, sao con không đi được như các bạn?...", anh Vinh trâm giọng.
Nhà anh Vinh cách xa trường học hơn 2km, những hôm trời mưa, đường ngâp đên đâu gôi thì anh lại phải đưa con đi đường vòng tới 5km mới đên được trường. Thường lê, cứ 6h sáng, anh Vinh đã đưa con đên trường, trưa 10h30 đi đón con vê.
Mùa mưa nước chảy qua con suôi to nên hai cha con phải đi đường vòng
"Sau khi Hoài Hương học xong lớp mâu giáo, bước vào lớp 1, Trường Tiêu học Đông Đạt, cháu lại thường xuyên học cả ngày, có thời gian cả tháng trời ngày 4 lượt tôi đưa cháu đi lại. Con đường trơn nhuội, nhiều khi trượt chân, hai cha con bẩn hết quần áo, thương con tôi lại cõng cháu quay về nhà thay áo mới, khi đến lớp thì cũng muộn.
Đã 9 năm qua, dù mưa gió như thế nào tôi cũng cố gắng không đê con nghỉ học. Đôi chân không đi lại được đã là thiêt thòi so với bạn bè, tôi không muôn cháu nó phải thua thiêt với bạn bè vê tri thức, đây là quyên cháu đáng được hưởng" - anh Vinh chia sẻ.
Hương buông xuôi, ước mơ đi học để sau này giúp bố mẹ bớt khó khăn luôn cháy bỏng trong cô bé lớp 8 trường THCS Đông Đạt. Trong suôt 8 năm học Hương luôn đạt học sinh giỏi, đạt giải nhât trong cuôc thi vở sạch chữ đẹp do trường tô chức.
Hương ham mê học tâp các môn Văn, Sử, Địa
Hương tâm sự: "Em muốn học tập tốt để không phụ lòng bố mẹ, bố em vì em đã vất vả nhiều, nhìn bố bạc tóc ở tuổi 40, em rất buồn. Em sẽ cô gắng học tâp thât tôt đê không phụ công ơn của cha mẹ. Em chỉ mong tiêp tục được đi học và môt ngày em được bước chân vào giảng đường Đại học".
Để bố bớt gánh nặng, Hương chăm chỉ luyên tâp để thỉnh thoảng có thể tự mình đến trường, những chô bằng phẳng em cũng có thê tự đi được môt đoạn ngắn. Đê có thê di chuyển, hai tay Hương chông nạng, em gông mình dôn toàn bô cơ thê phía trên lắc mạnh đê đôi chân có thê nhâc đi.
Môi bước đi của Hương là sự đau đớn
Nói vê cô học trò của mình, cô Tạ Thị Huyên - giáo viên chủ nhiêm lớp 8A, trường THCS Đông Đạt xúc đông: "Hương là môt học sinh giàu nghị lực, em rất ngoan hiên và hòa nhã với bạn bè. Tôi rât tự hào vê cô học trò vượt qua sô phân này".
Theo kiến thức
Chị em song sinh cùng đỗ ĐH, cùng vào Đảng Hai chị em sinh đôi cùng đậu đại học và vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng cùng một lần - đó là Nguyễn Thị Trà Giang và Nguyễn Thị Trà Anh,cựu học sinh lớp 12A7, Trường THPT Phan Đình Phùng, TP Hà Tĩnh. Hai chị em sinh đôi Trà Giang và Trà Anh sinh ra trong một gia đình nghèo,...