Sinh nhật mẹ, chồng nhắc “nhìn chị dâu mà học”, vợ không đáp lại nửa lời chỉ đưa mảnh giấy mà anh ta đứng không vững
“Hôm qua là sinh nhật mẹ chồng em. Biết ý, buổi chiều em đi làm về sớm rẽ vào chợ mua đồ về nấu 1 bữa ngon để cả nhà quây quần cho vui…”, người vợ kể.
Với phụ nữ, sự quan tâm tôn trọng của chồng chính là nguồn động lực lớn nhất để họ sẵn sàng hi sinh mọi thứ vì tổ ấm gia đình.
Mới đây mạng xã hội 1 cô vợ chia sẻ chuyện hôn nhân căng thẳng sau 4 năm chung sống với chồng.
Chuyện của cô như sau: “2 năm đầu sau cưới, em gần như sốc về con người thật của chồng nên hai đứa cãi vã như cơm bữa. Khi yêu chồng em diễn giỏi, lúc nào cũng tỏ ra tâm lý, hứa hẹn rằng sau cưới việc nhà sẽ chia đôi với vợ. Thế mà cưới về rồi, vợ đẻ, ăn xong anh cũng không rửa giúp cái bát. Thậm chí hôm em sinh được nửa tháng, bà nội bà ngoại về quê, con quấy quá em còn phải úp mì tôm ăn cả ngày, chồng chẳng quan tâm. Đợt ấy em gần như trầm cảm sau sinh, nếu không có bà ngoại đỡ thì chắc em không trụ nổi tới giờ này.
Ngược đời ở chỗ, bản thân anh ấy sống vô trách nhiệm với gia đình như thế nhưng lúc nào cũng sĩ diện, thích thể hiện trước mặt người khác. Tiền kiếm được bao nhiêu nướng hết vào bia rượu mà ngồi nói chuyện ở đâu cũng chém gió rằng lấy vợ phải lo đủ thứ.
Bài chia sẻ của người vợ
Biết tính chồng, em bơ đi bỏ ngoài tai chứ nói lại kiểu gì vợ chồng cũng cãi vã. Không thay đổi được chồng, em đành chấp nhận ’sống chung với lũ’, mọi cảm xúc cũng dần chai sạn, mệt mỏi nhưng không để bản thân rơi thêm nước mắt vì sự vô tâm của anh ấy “.
Video đang HOT
4 năm gắn bó, cô nhẫn nhịn hi sinh mọi thứ để lo cho gia đình. Cô quên tất cả những quyền lợi, tiếng nói riêng để chăm chút cho tổ ấm nhưng chồng cô lại không biết trân trọng, ghi nhận công sức của vợ. Thậm chí anh coi những hi sinh của vợ là điều hiển nhiên cô phải làm, cho tới khi cô không thể gồng mình nhịn nhục thêm được nữa thì căng thẳng hôn nhân ắt phải nổ ra.
Cô kể: “Hôm qua là sinh nhật mẹ chồng em. Biết ý, buổi chiều em đi làm về sớm rẽ vào chợ mua đồ về nấu 1 bữa ngon để cả nhà quây quần cho vui. Em cũng mua 1 chiếc bánh sinh nhật để tặng bà. Anh trai chị dâu chồng cũng về, anh chị ấy có điều kiện, năm nào cũng tặng bà những món quà đắt đỏ, khi thì vòng ngọc, khi thì hoa tai hoặc cả 1 bộ thực phẩm chức năng gần chục triệu.
Em không có điều kiện nên cứ sống với bà bằng tấm lòng. Em nghĩ chúng em sống chung với bà, hàng ngày tận tâm chăm sóc bố mẹ, mình không có của thì có công, có lòng với bà là được.
Tối qua cũng vậy, chị dâu lại biếu mẹ chồng em 1 túi xách tay hàng hiệu. Những món quà đắt đỏ ấy chị tặng bà không còn là lạ nữa song chồng em ngồi bên huých tay vợ rồi nói nhỏ: ‘Nhìn chị đó’.
Khi ấy em đã bực nhưng bơ đi không nói gì. Đợi tới khi xong việc, vợ chồng về phòng em mới lấy từ tủ mảnh giấy ghi nợ của chồng đặt xuống bàn bảo: ‘Anh muốn tôi được như chị dâu, biếu mẹ đồ hiệu thì anh tự trả hết số nợ này cho người ta đi. Nếu không phải gánh nợ thay anh trả mấy trăm triệu này, tôi cũng có thể biếu mẹ những món quà xa xỉ ấy để anh được nở mày nở mặt đó’.
Ảnh minh họa
Năm ngoái chồng em chơi bời nợ người ta 300 triệu. Hiện hàng tháng em vẫn đang phải trả dần, đó cũng là lý do mà tài chính của em không được dư giả. Chồng em nhìn tờ giấy nợ ấy ngồi im, không còn dám ý kiến thêm nửa lời. Em cũng nói thẳng nếu anh còn sống vô trách nhiệm, em sẽ giao lại toàn bộ số nợ đó cho tự lo và thực hiện thân ai người ấy lo để em nhẹ gánh”.
Chia sẻ của người vợ trong câu chuyện trên chính là ví dụ điển hình cho những bức bối, áp lực mà mỗi phụ nữ gặp phải khi kết hôn với người chồng không biết suy nghĩ, lập trường của vợ. Từ đó việc cô đứng lên phản kháng lại sự vô tâm của chồng là điều khó tránh khỏi.
Chứng kiến cuộc nói chuyện của nhà bạn trai về nàng dâu cả trong buổi ra mắt khiến cô gái "đứng hình", quyết chia tay gấp
"Theo như những gì em nghe và hiểu được thì bố đẻ chị dâu V. ốm nặng, chị ấy giấu chồng biếu ông 5 triệu...", cô gái kể.
Khi nhận ra người đàn ông mình thương yêu không thực sự là một nửa hoàn hảo như mình mong muốn để gắn bó cả đời, hẳn cô gái nào cũng đều hụt hẫng. Họ sẽ trăn trở, đắn đo để đưa ra quyết định cuối cùng cho hạnh phúc tương lai, giống tâm sự của cô gái trẻ trong câu chuyện dưới đây.
"Em với V. yêu nhau hơn 1 năm, hai đứa tính cuối năm nay sẽ cưới nên cuối tuần vừa rồi V. đề nghị dẫn em về giới thiệu với gia đình nhà anh ấy.
Theo như V. nói thì hôm hai đứa về, bố mẹ anh sẽ gọi cả anh trai chị dâu về nấu cơm để gia đình quây quần cho vui. Tuy nhiên về tới nhà, em lại chỉ thấy có bố mẹ V., anh trai chị dâu anh vắng mặt. Ngồi nói chuyện một lúc, em theo mẹ V. xuống bếp nấu cơm. Qua tiếp xúc ban đầu, em thấy bác ấy rất kỹ tính, có vẻ như đòi hỏi ở nàng dâu khá cao, chẳng hạn nhắc tới việc gì là bác cũng có câu kèm theo: 'Đi làm dâu là phải thế ...'. Mẹ V. nhắc đi nhắc lại câu ấy khiến em tự nhiên cũng thấy căng thẳng" .
Bài chia sẻ của cô gái
Dù biết mẹ bạn trai khó tính, cô gái vẫn cỗ gắng thể hiện thật tốt bản thân để có thể từ từ xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp, nhiều thiện cảm với mẹ chồng. Tuy nhiên ngay sau đó, chỉ qua một câu chuyện nhỏ giữa các thành viên gia đình anh, cô gái lại nhanh chóng nhận ra, cô dường như đã tìm sai đối tượng.
Cô kể: "Đến lúc sắp mâm, anh trai V. mới sang nhưng là đi một mình. Vừa thấy trai cả về, mẹ V. liền hỏi: 'Sao rồi, đã xử lý xong việc của vợ con chưa?'. Anh ấy chỉ thở dài ngồi vào mâm. Mẹ bạn trai em lại tiếp lời: 'Con phải rắn tay lên để mà dạy vợ. Kiểu đàn bà ngang ngược, lấy chồng rồi lại suốt ngày lo bòn bới vác tiền về nhà đẻ là phải xử tới nơi tới chốn chứ dâu thế thì hỏng hẳn. Khi nào nó xin lỗi nhận sai mới cho về nhà'.
Theo như những gì em nghe và hiểu được thì bố đẻ chị dâu V. ốm nặng, chị ấy giấu chồng biếu ông 5 triệu. Anh trai V. phát hiện làm ầm, đánh cả vợ đuổi về ngoại, nói rằng mình nuôi ong tay áo. Mẹ V. tán thành với hành xử của con trai, bà còn nhắc anh trai V. cần phải nghiêm khắc với vợ. Em còn nghe được rằng tiền biếu nhà đẻ ấy là tiền của chị dâu V., tuy nhiên cả mẹ và anh trai V. đều nói tiền của ai thì chị ấy cũng không được làm thế. Sau cưới, phụ nữ là người của nhà chồng, phải vun vén cho nhà chồng, không được mang về nhà đẻ. Giờ họ bắt chị ấy xin lỗi, nhận sai mới được về.
Bản thân vẫn đang là người ngoài nên em cứ lặng yên ngồi nghe, không lên tiếng. Điều bất ngờ là V. lại quay sang tư vấn cho anh trai anh: 'Mẹ nói phải đó anh, phụ nữ lấy chồng phải chuyên tâm lo cho nhà chồng, biếu nhà đẻ thì biếu ít ít thôi. Với lại anh cũng nên xem lại cách quản lý tiền của mình đi. Vợ giấu ngần ấy tiền mang cho nhà ngoại mà anh không biết. Phải tay em thì...".
Ảnh minh họa
Em thẫn thờ khi nghe những lời V. nói. Đã thế lúc đưa em về, V. lại còn 'rào' em: 'Sau này em đừng có giống chị dâu anh đó. Anh không chấp nhận kiểu vợ ấy đâu'. Thú thực, em thất vọng quá chẳng còn muốn trả lời lại V. bởi em nhận ra, anh ấy mang tư tưởng của mẹ, cả anh trai anh nữa, coi thường nhà vợ. Nếu như lấy V., tương lai của em rất có thể sẽ giống như chị dâu anh. Nghĩ tới đây, em thực sự thấy hoang mang và muốn chia tay mọi người ạ".
Điều quan trọng nhất của cuộc sống hôn nhân chính là vợ chồng tâm đầu ý hợp, tin tưởng tôn trọng nhau. Tuy nhiên, nghe chàng trai này cố vấn anh mình cách dạy vợ đã phần nào thấy được ở anh có sự phân biệt giữa hai bên nội ngoại. Cô gái tinh ý nhận ra nên thấy thất vọng, muốn chia tay là điều dễ hiểu. Có điều, quyết định thế nào cho đúng, cô là người rõ nhất bởi chỉ người trong cuộc mới biết nửa kia có hợp với mình hay không.
Mẹ chồng chê cháu gái như "vịt trời", nàng dâu ra quyết định sốc khiến bà nổi đóa nhưng đáng nói là cách giải quyết cực "gắt" của anh con trai "Được vài tháng đi siêu âm có kết quả là bé gái thì mình lại thấy một pha bẻ lái ngoạn mục của mẹ chồng, bà quay về thái độ hạnh hoẹ còn 'căng đét' hơn trước khi mình chửa", con dâu kể. Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu vốn rất khó hòa hợp. Cũng bởi vì thế nên ai cũng muốn...