Sinh động giờ học lịch sử địa phương
Đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT mới, hoạt động giáo dục địa phương được nhiều trường học ở TP Cần Thơ quan tâm.
HS tiểu học TP Cần Thơ tham quan và học tập tại Đền thờ Hải Thượng Lãn Ông, quận Ninh Kiều.
Các khu di tích lịch sử, làng nghề truyền thống là địa chỉ đỏ để thầy, trò thường xuyên đến trải nghiệm, học tập…
Lồng ghép trong dạy học
Lồng ghép giáo dục địa phương trong giờ học được ngành Giáo dục TP Cần Thơ khuyến khích các trường thực hiện từ nhiều năm trước. Trong những tiết dạy học, GV đã linh động mở rộng kiến thức cho HS biết đến các khu di tích, làng nghề truyền thống của quê hương mình.
Khi triển khai Chương trình GDPT mới, hoạt động trải nghiệm được đẩy mạnh. Chương trình giáo dục địa phương để HS tìm hiểu về vùng đất nơi mình đang sinh sống chiếm đến 20%. Do đó, các hoạt động giáo dục địa phương càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ.
Theo lãnh đạo một số trường học tiểu học ở TP Cần Thơ, năm học này, giáo dục địa phương được áp dụng chính thức cho lớp 1 theo Chương trình GDPT mới. Thầy Lê Kinh Đô – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Du, quận Ninh Kiều cho biết: Nhà trường áp dụng giáo dục địa phương vào mô hình trường học điển hình đổi mới từ năm 2018. Mỗi lớp học đều xây dựng góc cộng đồng. Qua góc học tập này, thầy cô giáo sẽ giới thiệu về lịch sử, truyền thống TP Cần Thơ. Trường cũng chú trọng giáo dục lịch sử địa phương cho các khối 4, 5.
Video đang HOT
Trong Chương trình GDPT mới, chương trình giáo dục địa phương nhằm trang bị cho HS những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế – xã hội, môi trường, hướng nghiệp… của địa phương. Từ đó, bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử của cộng đồng dân cư các dân tộc địa phương… Theo ông Lê Thanh Long – Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT TP Cần Thơ), giáo dục truyền thống địa phương được các trường tổ chức xuyên suốt từ khối lớp 1 – lớp 5.
Các thầy cô giáo lồng ghép trong từng chủ đề của chương trình. Những vấn đề trong bài học sẽ được GV mở rộng thêm kiến thức chứ không dạy thành tiết riêng. Đồng thời, mỗi trường phải xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể. Trong đó, đưa nội dung giáo dục trải nghiệm vào thời khoá biểu hợp lý, trên cơ sở vừa bảo đảm chương trình giáo dục chính khoá, nhu cầu giáo dục phát triển năng lực cá nhân của HS…
HS Cần Thơ trải nghiệm trò chơi dân gian tại bảo tàng.
Chủ động tìm hiểu
Thực hiện Chương trình GDPT mới, hầu hết các trường đều triển khai hoạt động trải nghiệm gắn với giáo dục địa phương cho HS. Các nội dung khi thực hiện có tính khoa học, thống nhất, phù hợp với tài liệu hướng dẫn dạy học các môn theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Dựa vào tài liệu, GV có thể linh hoạt vận dụng, thay đổi để triển khai hoạt động phù hợp với địa phương của mình.
Theo cô Quang Thị Ngọc Minh, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Thới 2, quận Bình Thủy, vào đầu năm học, GV sẽ lên kế hoạch chung cho toàn trường về các hoạt động trải nghiệm gắn với giáo dục truyền thống lịch sử của địa phương. Hàng tháng, các khối lớp sẽ đi thực tế 1 lần. Nhà trường tổ chức cho HS đến các khu di tích lịch sử trên địa bàn quận Bình Thuỷ tham quan, học hỏi. Qua đó, giúp HS nhận biết được về lịch sử và các khu di tích, văn hoá của địa phương mình. Đồng thời qua những câu chuyện kể của hướng dẫn viên nơi đây, các em hiểu hơn về truyền thống cách mạng của quê hương. Ngoài tham quan, tìm hiểu, các em cũng tham gia chăm sóc, vệ sinh các khu di tích.
Với hoạt động ngoại khoá, các trường tiểu học địa bàn quận Ninh Kiều xây dựng 2 mô hình là ngoại khoá tham quan các khu di tích lịch sử địa phương quy mô toàn trường hoặc theo quy mô từng lớp. Từ đầu năm học, GV lên kế hoạch thực hiện hoạt động dã ngoại một số nơi trên địa bàn, lồng ghép giáo dục địa phương qua việc đi tham quan các di tích lịch sử, làng nghề thủ công, khu căn cứ cách mạng, địa chỉ truyền thống hiếu học của TP Cần Thơ…
Từ đầu năm đến nay, ngành Giáo dục Bình Thủy chỉ đạo và hướng dẫn các trường tiểu học trên địa bàn tổ chức các hoạt động trải nghiệm, đặc biệt là trải nghiệm gắn với giáo dục truyền thống lịch sử địa phương, di tích lịch sử và văn hoá trên địa bàn. Qua đó giúp các em phát huy năng lực, đồng thời tạo điều kiện gặp gỡ giao lưu phát triển năng lực, hiểu được văn hóa, lịch sử địa phương để học tập tốt hơn. – Bà Lê Thị Hường – Phó trưởng Phòng GD&ĐT quận Bình Thủy (TP Cần Thơ)
Trường học vùng khó khăn sáng tạo các hoạt động trải nghiệm
Một trong những điểm nhấn của chương trình giáo dục phổ thông mới là giáo dục học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm.
Sớm nắm bắt xu hướng, đồng thời cải thiện bữa ăn bán trú, thầy và trò Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Lang Thíp (Văn Yên, Yên Bái) có những bước đi đầy sáng tạo và thiết thực.
Trồng rau, nuôi bò cải thiện cuộc sống
Chúng tôi đến trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Lang Thíp khi cô và trò đang trong giờ học. Phía đối diện trường là một vườn rau xanh mướt. Nào là bắp cải, xu hào, xúp lơ, xà lách... đều đang đến độ thu hoạch. Những tưởng đây là vườn rau của người dân nhưng thầy Đinh Tiến Dũng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Vườn rau này do thầy cô và học sinh nhà trường chăm sóc. Đây là một trong những nguồn thực phẩm hàng ngày trong bữa ăn bán trú của trường".
Em Sùng Thị Xoá (học sinh lớp 5A) cho biết: "Lúc đầu em chưa biết trồng rau. Vì bố mẹ lên nương lấy rau rừng. Nhưng từ khi đi học ở trường Tiểu học Lang Thíp, em về nhà biết trồng nhiều loại rau, nhanh cho thu hoạch. Gia đình thấy thế cũng làm theo".
Mô hình trồng rau của nhà trường bắt đầu từ yêu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Lang Thíp (Văn Yên, Yên Bái) thu hoạch rau.
Thầy Đinh Tiến Dũng cho biết: "Ban đầu khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm với học sinh vùng khó khăn là một vấn đề nan giải, kể cả với cán bộ quản lý. Được sự tư vấn kịp thời của phòng GD&ĐT, mô hình "Nhà trường - Vườn rau" ra đời. Nhà trường mua lại 3 sào đất đối diện trường và khuyến khích thầy cô hướng dẫn học sinh trồng rau. Mục tiêu chính là triển khai hoạt động trải nghiệm. Khi có năng suất tốt thì thành phẩm của thầy cô và các em đã trở thành thực phẩm để cải thiện bữa ăn bán trú của học sinh".
Được biết, từ mô hình "Nhà trường - Vườn rau", Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Lang Thíp còn "đầu tư" bò để học sinh thay phiên nhau chăn thả những lúc rảnh rỗi. Khi bò đẻ, số tiền bán con bê con được nhà trường mua các đồ dùng thiết yếu cho các em ở bán trú.
Ông Lưu Quang Lợi, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Văn Yên, (Yên Bái) cho biết: "Chúng tôi đã có những "quả ngọt" từ mô hình "Nhà trường - Vườn rau". Học sinh được học cách ủ phân vi sinh, chăm sóc vườn rau để có năng suất nhanh và đảm bảo an toàn. Khi trở về nhà, các em lại hướng dẫn lại người thân cách trồng rau. Bây giờ, ở bất cứ thôn bản nào của huyện Văn Yên đều thấy đồng bào dân tộc trồng rau trên thửa đất cạnh nhà, thay vì đi lấy rau rừng như trước đây".
Học sinh thích đi học
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Lang Thíp, huyện Văn Yên (Yên Bái) cách trung tâm thị trấn Mậu A (khu vực phát triển nhất huyện Văn Yên) khoảng 1,5 giờ ô tô. Chúng tôi đi qua những khúc cua gấp, dốc đứng với con đường đầy ổ trâu, ổ gà mới thấy sự vất vả của thầy và trò các trường học nơi đây.
Thầy Đinh Tiến Dũng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Trường có tới 69,5% học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Nhà các em cách trường trung bình 15 - 20km. Do điều kiện địa hình khó khăn, nhiều em muốn về được nhà mình phải đi vòng qua địa phận của tỉnh Lào Cai. Học sinh ở điểm trường lẻ có tỷ lệ đi học chuyên cần rất thấp. Đây là bài toán khó của ngành giáo dục Yên Bái".
Tuy nhiên, theo ông Lưu Quang Lợi, Trưởng phòng GD&ĐT Văn Yên (Yên Bái), sau 4 năm triển khai Đề án sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh, 100% học sinh được ra lớp. Chất lượng giáo dục nâng lên rất nhiều. Các em thích tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thiết thực của các nhà trường.
"Sau thời gian thực hiện, học sinh được ăn ngon, chăm sóc đầy đủ, khi trở về nhà hàng tuần, hàng tháng, có nhiều tiến bộ hơn", thầy Đinh Tiến Dũng cho biết.
Cô Đào Thị Mận, giáo viên nhà trường cho biết: "Vườn rau cũng chính là ví dụ trong hoạt động trải nghiệm của học sinh lớp 1. Các em hào hứng tham gia vào hoạt động này. Có thời điểm sản lượng rau cao, nhà trường bán cho người dân. Số tiền đó được chuyển mua cá, thịt để tăng chất lượng bữa ăn. Cuộc sống bán trú của các em chính là ví dụ sinh động và là chất liệu hay để chúng tôi giảng bài".
Dạy học từ trải nghiệm thực tế Không còn gò bó học sinh bằng những bài giảng truyền thống trên lớp, nhiều trường phổ thông tại TP HCM khuyến khích các em học trải nghiệm từ thực tế cuộc sống Hàng trăm chiếc bánh chưng và những phần quà do học sinh (HS) và giáo viên (GV) Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An (quận 5, TP HCM)...