Sinh 2 con được hỗ trợ mua nhà ở xã hội: Dân mạng hào hứng tranh luận
Rất nhiều cặp vợ chồng vui mừng khi biết họ có thể được hỗ trợ về nhà ở nếu sinh đủ 2 con, nhiều ý kiến cho rằng cả người ly hôn cũng cần được hưởng chính sách này.
Đỡ lo về nhà ở sẽ “dám” sinh 2 con
Các nội dung trong Quyết định 588 của Thủ tướng phê duyệt “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030″ vẫn tiếp tục “ nóng” trên mạng xã hội. Cư dân mạng đang rất quan tâm đến giải pháp hỗ trợ mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở, đối với các cặp vợ chồng sinh đủ hai con nhằm đạt mức sinh thay thế ở những địa phương có mức sinh thấp. Con cái họ còn được ưu tiên trong việc xét vào trường công lập, được hỗ trợ chi phí giáo dục.
Nhiều người bày tỏ sự vui mừng vì sự hỗ trợ trên nhằm trong nhóm “các nhiệm vụ, hoạt động ưu tiên, cần thực hiện ngay”, bởi với nhiều gia đình trẻ, việc phải tích cóp mua nhà hay dành phần thu nhập không nhỏ cho việc thuê nhà khiến họ ngần ngại trong việc sinh con thứ hai.
“ Vợ chồng em vì chuyện nhà cửa mà chưa dám tính chuyện đẻ đứa nữa. Không biết cụ thể Nhà nước sẽ hỗ trợ mua nhà ở xã hội, thuê nhà cho các cặp sinh đủ 2 con như thế nào, nhưng đọc tin này thấy mừng. Thêm một khoản hỗ trợ thì mơ ước có nhà dễ thành hiện thực hơn. Em cũng muốn sinh 2 con lắm, có điều kiện tội gì không đẻ“, tài khoản Ngo Loan viết.
Nguyễn HaMy bình luận: “Nhà em có 2 cháu, hiện tại rất khó khăn trong việc thuê nhà ở nên chờ tin này. Chúng em đang không biết đến bao giờ mới có tiền mua nhà, qua mùa COVID-19 phải lo ăn từng ngày đây!“.
Thu Lan chia sẻ: “Cá nhân tôi hai vợ chồng làm công ăn lương, nhiều khi cũng chật vật. Nhà nước đưa ra quyết định đúng vào thời điểm kinh tế bị ảnh hưởng như vậy, bố mẹ có 2 con cũng có thêm hy vọng”.
“Hoan nghênh quyết định của Chính phủ. Đúng là sinh con ra, để đảm bảo cho nó được ăn học đàng hoàng không phải chuyện đơn giản. Nhà nước đã khuyến khích như thế, vợ chồng mình cũng mạnh dạn hơn một phần. Sợ nhất là sinh con nhưng lại không chăm sóc được tử tế”, Minh Anh viết.
Còn Hoàng Tuân nuối tiếc: “Xưa mình cũng muốn vợ đẻ thêm nhưng nghĩ chẳng có khả năng nuôi con nên lại thôi. Hai vợ chồng dồn hết tâm sức tiền bạc nuôi một ông con trai, chuẩn bị đi du học rồi. Nghĩ kể cũng tiếc, giá giờ có đứa nữa ở nhà thì vợ chồng đỡ trống vắng”.
Bên cạnh sự náo nức, cư dân mạng cũng hồi hộp chờ để biết việc hỗ trợ mà quyết định trên nói đến được thực hiện cụ thể như thế nào, vợ chồng sinh hai con trong thời gian nào mới được hưởng, có kèm thêm điều kiện gì không… Nhiều người cho rằng, sự hỗ trợ này không nên rải đều cho tất cả những cặp vợ chồng sinh hai con, mà chỉ cho những người có hoàn cảnh khó khăn ở mức độ nào đó.
Đặng Hồng nêu quan điểm: “Cần là cần hỗ trợ cho các gia đình có thu nhập thấp, còn những người đi làm lương cao thì cần gì phải hỗ trợ”.
Không phải ai cũng có điều kiện để sinh con, nuôi con và dạy con tốt.
Vợ chồng hiếm muộn, ly hôn có được hỗ trợ?
Video đang HOT
Bàn luận về các giải pháp khuyến khích sinh đủ hai con, nhiều cư dân mạng rất quan tâm đến các cặp vợ chồng hiếm muộn, ly hôn và mẹ đơn thân, liệu họ có trong diện được hỗ trợ hay không. Tài khoản Nemo Nemo thắc mắc: “Trường hợp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có được hỗ trợ gì để điều trị không nhỉ? Tất cả chi phí khám sản và điều trị nên được giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân chẳng hạn”.
Gia Hân chia sẻ: “Gia đình mình cũng mong muốn đóng góp cho xã hội, nhưng 3 năm trời chúng tôi đi chữa chạy khắp nơi vẫn không có tin vui, cũng tốn cả trăm triệu đồng. Thiết nghĩ, nhà nước khuyến khích sinh đủ 2 con thì nên nhìn vào thực tế về khả năng sinh đẻ của các cặp vợ chồng nữa. Việc sinh con ngày nay không đơn giản như ông bà ta ngày xưa đâu”.
Thạch Lựu Mộc viết: “Vậy cho em hỏi, làm mẹ đơn thân, nuôi dạy 2 con thì có được hưởng chính sách mua nhà ở xã hội không? Bao lâu nay thuê nhà, thật vất vả quá!”.
Hoài Trần hỏi: “Vợ chồng ly hôn, giờ phụ nữ nuôi hai con, còn nhà thuê thì chính sách nhà nước hỗ trợ như thế nào nhỉ?”.
Phản hồi những thắc mắc này, nhiều cư dân mạng nhắc nhau rằng để biết rõ việc hỗ trợ sẽ được thực hiện thế nào, những ai được hưởng, cần chờ thêm những văn bản cụ thể hóa chính sách sẽ ban hành về sau.
“Dù sao, Nhà nước chỉ hỗ trợ để khuyến khích chứ không thể lo hết từ A đến Z cho các gia đình được. Nuôi dạy, lo cho con cuộc sống no ấm là việc của các ông bố bà mẹ, Nhà nước hỗ trợ một phần còn bản thân mình phải phấn đấu là chính. Nếu chưa đủ điều kiện hay quá khó khăn thì các bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn sinh ít con”, tài khoản Hanh Nga viết.
Gia đình đang êm ấm đột nhiên chồng đòi ly hôn, vợ hỏi thẳng và nhận được lý do mà rất nhiều cô vợ cũng đang mắc phải
Đôi khi, phụ nữ tự đưa cho đàn ông lý do để ly hôn, đến khi nhận ra tất cả vấn đề thì mọi sự đều đã muộn mất rồi.
Đôi khi, người ta không chú ý những hành động của chính mình trong hôn nhân và cho rằng nó sẽ chẳng mang đến vấn đề nào nghiêm trọng. Tuy nhiên, cuộc sống cũng thật sự biết cách "giáng" đòn đau lên mỗi con người.
Con đường hôn nhân chẳng bao giờ là trải toàn hoa hồng. Có nhiều thứ dẫn đến xung đột hay khiến mái tổ tan vỡ lắm đấy nhé.
Hương, một nữ kế toán kể về chuyện ly hôn của mình: "Kết hôn được 3 năm, con gái đầu lòng tròn 2 tuổi, anh ấy đâm đơn đòi ly hôn. Em chẳng biết nguyên nhân từ đâu, em ngỡ ngàng và suy sụp thật sự. Em cũng là một người vợ tốt, con dâu ngoan chứ đầu phá phách hư hỏng gì.
Trong buổi tối cuối cùng ở chung nhà, anh ấy bảo thẳng rằng lý do chính là việc em luôn im lặng, bỏ đi những lúc giận dỗi mà chẳng nói một lời. Dù anh ấy có gặng hỏi thế nào, muốn em thay đổi ra sao em cũng chỉ dùng sự im lặng đó để hành hạ anh. Bây giờ, anh mệt mỏi quá rồi và quyết định chấm dứt tất cả. Đau khổ thật sự nhưng em không ngờ rằng chuyện đó sẽ khiến cuộc hôn nhân của mình chấm dứt như thế".
Đúng là người ta luôn chủ quan trong hôn nhân vì nghĩ rằng thành vợ thành chồng rồi còn sợ gì nữa. Tuy nhiên, vẫn có những vấn đề phát sinh một cách bình thường nhưng kiểm soát không ổn thì có thể đẩy hôn nhân xuống vực thẳm đấy nhé.
Vấn đề giao tiếp
Theo tác giả Elaine Gantle Shimberg, mọi vấn đề trong mối quan hệ hôn nhân đều bắt nguồn từ việc thiếu giao tiếp. Bởi thế, đôi khi vợ chồng chẳng thể hiểu nhau, có vấn đề cũng không chung tay giải quyết. Về lâu về dài, nó sẽ có ảnh hưởng cực lớn đến tình cảm của cả hai. Không giao tiếp thì không thấu hiểu và thế là "toang".
Giải pháp được đưa ra:
- Hãy duy trì giọng điệu bình tĩnh cả khi đang bực bội với chồng, hãy nói cho anh ấy hiểu vấn đề bạn đang cảm thấy.
- Hai vợ chồng phải xây dựng quy tắc cùng nhau trong cuộc sống hằng ngày về chuyện trao đổi thông tin, đừng im lặng.
- Khi không nói chuyện được hoặc chưa tiện nói hãy dùng ngôn ngữ cơ thể để biểu thị mình đang lắng nghe và tham gia cuộc trò chuyện.
Vấn đề về phòng the
Ngay cả với một người bạn yêu say đắm thì chuyện tình dục vẫn có thể bất hòa. Mary Jo Fay, tác giả của cuốn sách "Dear Tonight" cho biết việc thiếu nhận thức và giáo dục tình dục có thể khiến vấn đề giữa hai vợ chồng thêm trầm trọng. Chuyện ấy giúp hai người gần gũi hơn, giải phóng các hooc môn giúp cơ thể và tâm trí sảng khoải, giúp bạn khỏe mạnh và hấp dẫn. Chuyện phòng the sẽ khiến tình cảm hai vợ chồng thăng hoa.
Giải pháp được đưa ra:
- Hãy lên kế hoạch cho chuyện ấy giữa cả hai, nếu có con thì chờ em bé ngủ rồi hai vợ chồng hãy cùng "yêu" say đắm thôi.
- Trao đổi "danh sách gợi cảm" thực sự của cả hai. Các bạn hãy liệt kê những gì mà mình thấy gợi cảm ở đối phương hoặc các tư thế mà các bạn thích thú rồi từ từ thực hiện nó.
- Nếu không giải quyết được vấn đề hãy tìm đến chuyên gia tư vấn. Đừng để cuộc hôn nhân bị thiếu sự gần gũi.
Vấn đề tiền bạc
Vấn đề tiền bạc luôn khởi nguồn cho nhiều cuộc cãi vã. Cuộc sống với đủ thứ lo toan khiến các cặp vợ chồng quên mất tình cảm cho nhau, dần dần họ sẽ cãi vã vì thiếu tiền, làm bao nhiêu cũng chẳng đủ tiêu.
Giải pháp được đưa ra:
- Hãy nói với vợ hoặc chồng về tình hình tài chính. Điều này cần thực tế.
- Đừng đề cập đến vấn đề này khi cả hai đang hào hứng. Cần một cuộc nói chuyện tử tế nghiêm túc khi bàn đến tiền.
- Không che giấu các khoản nợ nần, nhiều người ly hôn ngay sau khi kết hôn vì lòi ra nợ đấy.
Vấn đề xung đột hôn nhân
Nhà tâm lý học Susan Silverman cho biết xung đột thường xuyên là một phần của cuộc sống. Nhưng nếu điều tồi tệ này được lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác thì nó sẽ phá vỡ cuộc hôn nhân của bạn. Nó tồn tại hàng loạt vấn đề tiềm ẩn để tờ đơn ly hôn được đưa ra.
Giải pháp của Susan:
- Bạn và vợ hoặc chồng hãy cố gắng tranh luận một cách văn minh nhất có thể, đừng nổi khùng bất cứ lúc nào.
- Hãy lựa chọn phản ứng và cách trả lời phù hợp, đừng biến một cuộc tranh luận bình thường thành cuộc cãi vã.
- Thực sự biết động cơ của mình lúc đó. Bạn phải nhận thức rõ những lời mình nói là giải quyết xung đột hay trả thù đối phương bằng lời nói gây đau đớn và tổn thương hơn.
Đôi khi, người ta cứ cho rằng hôn nhân là "sự đã rồi" mà bỏ qua đi những cảm nhận hay suy nghĩ của đối phương. Điều đó sẽ "giết chết" tình yêu nhanh nhất. Hãy chú ý hơn và thay đổi bản thân mình trước khi mọi việc trở nên tồi tệ, chẳng cứu vãn nổi nữa.
Đối mặt trước và sau ngoại tình phụ nữ cần có "chiến thuật" Sự tha thứ không đơn thuần là 1 cái gật đầu đồng ý cho đối phương sửa chữa lỗi lầm. Nó là cả quá trình bao dung và nhẫn nại. 01 Hôm nay có lẽ là ngày khó quên nhất đối với Lam. Cô đã bắt được quả tang chồng cùng nhân tình trong nhà nghỉ. Lam đi 1 mình, không cào cấu,...