Singapore thiếu nhân tài công nghệ
Kỹ sư phần mềm Xiao Yuguang ở Singapore nhận được ít nhất 3 thư mời làm việc mỗi ngày. Tuy nhiên, anh bỏ qua tất cả các lời đề nghị hấp dẫn do gần đây đã đầu quân cho Bytedance – công ty mẹ của TikTok, sau nhiều năm cống hiến cho Grab Đông Nam Á.
Singapore đang đặt mục tiêu trở thành một trung tâm công nghệ của khu vực nhưng phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nhân tài. Ảnh: Straits Times
Nhu cầu tuyển dụng trong ngành công nghệ ở Singapore đã tăng mạnh kể từ năm 2014 khi Xiao Yuguang tốt nghiệp đại học với bằng kỹ sư máy tính. Singapore đặt mục tiêu trở thành trung tâm công nghệ tại khu vực Đông Nam Á, nhưng đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân tài nghiêm trọng với sự xuất hiện của ngày càng nhiều công ty. Bytedance, Tencent (Trung Quốc), Zoom Video Communications (Mỹ), Grab và Sea Ltd là những công ty đang mở rộng hoạt động ở Singapore, vô hình trung tạo ra một cuộc chiến “săn” tài năng trong lĩnh vực công nghệ ở đảo quốc Sư tử, nơi tỷ lệ thất nghiệp đã ở mức cao nhất trong 16 năm qua do tác động của đại dịch COVID-19.
Quan chức cấp cao tại Phòng Thương mại Mỹ ở Singapore, ông Lei Hsien-Hsien, cho biết một số công ty có xu hướng mở rộng hoạt động và tuyển dụng thêm các vị trí như nhà khoa học dữ liệu và lập trình viên. Theo ông, nhu cầu rất lớn nhưng nguồn cung còn thấp, làm chậm tiến độ các kế hoạch mở rộng của các công ty.
Theo trang tuyển dụng NodeFlair, mỗi tuần có đến 500 vị trí mới trong lĩnh vực công nghệ được đăng tuyển.
Hồi tháng 6/2020, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan cho biết, trong 3 năm tới, lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ cần thêm 60.000 vị trí. Trong khi đó, Bộ Truyền thông Singapore hồi giữa tháng 9 năm ngoái cho hay có gần 10.000 tin tuyển dụng các vị trí liên quan đến công nghệ trên các cổng thông tin tuyển dụng của chính phủ.
Theo một số công ty nhân sự, các biện pháp kiểm soát biên giới nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 và thắt chặt chính sách lao động nước ngoài đã khiến việc tuyển dụng càng trở nên khó khăn hơn, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt lao động. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Singapore đã tái đào tạo hàng nghìn người có kỹ năng công nghệ. Số học viên tham gia các khóa đào tạo công nghệ thông tin tại các trường đại học ở nước này đã tăng 17% trong 3 năm qua lên khoảng 7.600 người trong năm 2020.
'Quyền lực, chính trị và chính sách trong thế giới hậu COVID-19'
Ngày 6/1, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) trụ sở tại Singapore đã tổ chức Diễn đàn Triển vọng khu vực 2021 với chủ đề "Quyền lực, chính trị và chính sách trong thế giới hậu COVID-19".
Hành khách đeo khẩu trang phòng COVID-19 tại sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok, Thái Lan, ngày 21/8/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, diễn đàn năm nay lần đầu tiên được tổ chức theo hình thức trực tuyến do đại dịch COVID-19. Tuy vậy, diễn đàn cũng đã thu hút sự tham dự của hàng trăm chuyên gia, học giả và các phóng viên từ các nước trong khu vực và trên thế giới.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Viện trưởng Viện ISEAS-Yusof Ishak, ông Choi Shing Kwok, đánh giá đại dịch COVID-19 đã gây ra khốn khổ, khó khăn cũng như những thay đổi và sự không chắc chắn cho tất cả mọi người. "Trật tự mới" hoặc "sự tái sắp đặt" này đồng nghĩa với cách thức làm việc mới, khác biệt và chưa từng có đối với các chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân. Hình thức diễn đàn được tổ chức trong năm nay đã minh họa cho điều này. Trong 24 năm qua, sự kiện thường niên này luôn kéo dài cả ngày tại một địa điểm tổ chức hội nghị lớn ở Singapore, nhưng năm nay được tổ chức hoàn toàn trực tuyến và chia thành hai phiên trong hai ngày để phù hợp với thói quen mới của khán giả trong thời kỳ đại dịch COVID-19.
Diễn đàn Triển vọng khu vực là sự kiện thường niên quan trọng của Viện ISEAS-Yusof Ishak nhằm đánh giá các xu hướng và các vấn đề nóng của thế giới có tác động lớn tới khu vực Đông Nam Á cũng như những các xu hướng phát triển kinh tế, chính trị tại một số quốc gia trong khu vực.
Tại diễn đàn trong các ngày 6-7/1, các học giả thảo luận về triển vọng bình thường mới trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sau bầu cử tổng thống tại Mỹ, đánh giá về những tác động đối với khu vực Đông Nam Á, đồng thời phân tích xu hướng phát triển chính trị và kinh tế trong năm 2021 tại 5 quốc gia Đông Nam Á gồm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Myanmar và Malaysia.
Nuôi cấy thành công biến thể nCoV từ Anh Ấn Độ là quốc gia đầu tiên nuôi cấy và phân lập thành công biến thể VUI-202012/01 của chủng nCoV mới từ Anh, theo Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR). Nuôi cấy virus là quá trình tế bào virus được phát triển trong điều kiện có kiểm soát, bên ngoài môi trường tự nhiên của chúng. "Biến thể của nCoV...