Singapore tăng tiền phạt tội xả rác
Bộ trưởng Môi trường và Tài nguyên Singapore Vivian Balakrishnan ngày 17.11 tuyên bố những người phạm tội xả rác lần đầu ở nước này sẽ bị phạt nặng hơn, với mức tiền phạt tăng từ 300 SGD (246 USD) lên 500 SGD (410 USD).
Bắt đầu từ tháng 3.2013, chính phủ Singapore cũng cam kết tập huấn cho các lãnh đạo cao cấp của các tổ chức phi chính phủ về môi trường và phúc lợi tự nguyện, vốn cũng sẽ được phép thực thi hình phạt.
Đạp xe trên đường phố Singapore – Ảnh: Reuters
Theo kênh tin tức Channel News Asia, ông Balakrishnan cho biết chính phủ cũng sẽ nghiên cứu khả năng thành lập một hệ thống tố giác, nơi ý kiến phản hồi và đơn kiện của dân chúng có thể được sử dụng để truy tố những người vi phạm.
Video đang HOT
Singapore đã được gọi là “thành phố phạt” không chỉ vì những con đường sạch sẽ và trật tự của nước này, mà vì những hình phạt ở khắp nơi.
Đầu năm nay, Singapore cũng đã thông qua dự luật bảo vệ dữ liệu cá nhân, với các mức tiền phạt lên đến 1 triệu SGD (819.627 USD) cho mỗi hành động phạm tội và các mức tiền phạt lên đến 10.000 SGD (8.197 USD) cho mọi cuộc gọi hay tin nhắn tiếp thị tự gửi đến một số trong danh bạ “Cấm gọi”.
Nhờ một hệ thống ngăn chặn pháp lý mạnh, các công dân Singapore đã quen với việc giữ gìn môi trường sạch đẹp và trật tự, cũng như tố giác kịp thời những hành động phạm tội.
Theo TNO
Đề xuất bỏ quy định CSGT được sử dụng 70% tiền phạt
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (QH) vừa gửi các ĐBQH Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Báo cáo cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này trên phạm vi cả nước còn tồn tại khá nhiều bất cập, từ việc ban hành các quy định xử phạt cho đến việc tiến hành xử phạt, việc sử dụng tiền nộp phạt của người vi phạm.
Về việc sử dụng khoản tiền nộp phạt, Báo cáo giám sát dẫn số liệu báo cáo của Chính phủ trong 3 năm qua cho thấy, tổng số tiền thu được từ xử phạt trên 6.700 tỉ đồng, phần lớn thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Hiện nay, việc quản lý và sử dụng số tiền này được thực hiện theo quy định tại một số nghị định của Chính phủ và thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, theo cơ quan giám sát, những quy định này còn bất cập, chưa phù hợp. Cụ thể toàn bộ số tiền được điều tiết 100% cho ngân sách địa phương, trong đó lực lượng công an tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông (ATGT) được trích 70%, số còn lại trích cho lực lượng thanh tra GTVT hoạt động tại địa phương với 10%, trích tiếp 10% cho Ban ATGT của tỉnh và 10% còn lại trích cho các lực lượng khác trực tiếp tham gia vào công tác trật tự ATGT tại quận, huyện, thành phố, thị xã và xã, phường, thị trấn.
Ủy ban Pháp luật cho rằng: Các quy định nêu trên của Chính phủ và Bộ Tài chính là không phù hợp với quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cũng như luật Xử lý vi phạm hành chính đã được Quốc hội thông qua (tháng 6.2012) và quy định của luật Ngân sách nhà nước, làm cho việc sử dụng khoản thu này của ngân sách không tập trung, không bảo đảm mục đích thu của xử phạt vi phạm hành chính nói riêng, ngân sách nhà nước nói chung.
Ủy ban Pháp luật kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các quy định về quản lý, sử dụng tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính nói chung cũng như trong lĩnh vực giao thông vận tải nói riêng không phù hợp với quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính và pháp luật về ngân sách nhà nước.
Theo TNO
Mẹ bị tòa phạt vì con không chịu đến trường Bà mẹ bốn con Miranda Hammond ở thành phố Plymouth, Anh, có thể phải đối mặt với toà án vì cậu con trai Ajay 12 tuổi không chịu đến trường. Miranda nói cô vui vẻ ra toà nếu toà giúp được cô trong vụ này. Miranda cho biết cô đã vật lộn với cậu con trai suốt ba năm vì cậu bé không...