Singapore hỗ trợ gần 4.000 tỉ đồng cho du học sinh nước ngoài
Nhiều sinh viên nước ngoài chỉ phải trả khoảng 50% chi phí cho việc học đại học tại Singapore.
Singapore khẳng định tầm quan trọng của sinh viên quốc tế – MDIZ
Tờ Today ngày 6.8 đưa tin Bộ Giáo dục Singapore dành học bổng và hỗ trợ học phí cho du học sinh nước ngoài với tổng số tiền hằng năm lên đến 238 triệu SGD (3.980 tỉ đồng).
Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Giáo dục Ong Ye Kung cho biết số tiền này chiếm khoảng 1,8% trong ngân sách hằng năm của bộ, trong đó khoảng 130 triệu SGD được dành cho các khoản học bổng.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Ong thừa nhận học bổng và các khoản hỗ trợ học phí cho du học sinh nước ngoài đã giảm khoảng 50% trong vòng 10 năm qua.
Trong khi đó, sinh viên Singapore hiện trả khoảng 25% tổng chi phí khi học đại học. “Ngay cả sau khi được trợ phí, sinh viên nước ngoài vẫn phải trả gấp đôi so với sinh viên Singapore”, ông Ong cho biết.
Video đang HOT
Giải thích về lợi ích của việc tiếp nhận du học sinh quốc tế, Bộ trưởng Giáo dục Singapore cho rằng đây là cơ hội cho các sinh viên trong nước kết nối với bạn bè quốc tế, bên cạnh việc thu hút nhân tài phục vụ trong nước.
“Điều này ngày càng quan trọng hơn trong lĩnh vực giáo dục vì chúng ta đang làm việc trong một thế giới toàn cầu hóa và đa văn hóa. Nhiều người đã cắm rễ, được thường trú, nhập tịch và lập gia đình tại đây. Ngay cả khi họ quyết định rời Singapore, họ có thể trở thành một phần trong mạng lưới giá trị toàn cầu giúp lên tiếng nói hoặc thúc đẩy sự phối hợp với Singapore”, theo Bộ trưởng Ong.
Theo Thanh niên
Singapore: Giảm giờ làm cho giáo viên, hiệu quả vẫn cao
Giáo viên (GV) ở Singapore thường phải dành nhiều thời gian làm việc nhiều hơn so với mức trung bình tại các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát được công bố mới đây, tình trạng này đã được cải thiện.
GV Singapore không phải dành quá nhiều thời gian cho công việc hành chính như trước
Giảm giờ làm
Theo kết quả từ Khảo sát Quốc tế Dạy và Học (TALIS) năm 2018, các GV bậc THCS phải làm việc 46 giờ/tuần, cao hơn nhiều so với mức trung bình của OECD là 39 giờ. Theo đó, con số này bao gồm cả thời gian các GV làm thêm ở bên ngoài trường học. Điều này khiến GV Singapore trở thành những nhà GD làm việc chăm chỉ đứng thứ 7 trong cuộc khảo sát trên 48 hệ thống GD. Trong đó, những GV Trung học Nhật Bản là những người dành nhiều thời gian làm việc nhất, theo sau đó là Kazakhstan và Alberta (Canada). Được biết, tổng cộng có khoảng 3.300 GV và hiệu trưởng từ 157 trường công lập và 12 trường tư thục được chọn ngẫu nhiên để tham gia vào cuộc khảo sát trực tuyến này.
Cũng theo khảo sát, số giờ làm việc của GV Singapore trong năm 2013 lên tới 48 giờ/tuần. Theo Bộ Giáo dục nước này (MOE), thời gian giáo giới Singapore dành cho công việc đang giảm so với trước, phần lớn là nhờ khối lượng các công việc hành chính ít đi. Thời gian GV làm các công việc hành chính đã giảm từ 5,3 giờ/tuần trong năm 2013, xuống còn 3,8 giờ/tuần vào năm 2018. Tuy nhiên, con số này vẫn khá cao, khi mức trung bình của OECD chỉ là 2,7 giờ.
"GV không phải dành nhiều thời gian cho công việc hành chính là điều nên thực hiện, vì chúng tôi cũng từng làm việc trong lĩnh vực này như họ. Chẳng hạn, hiện nay, các GV có thể chấm bài thông qua ứng dụng. Điều đó đã giúp họ có được nhiều thời gian hơn", tuyên bố từ MOE cho biết.
Ngoài ra, một nhiệm vụ hành chính phổ biến khác là, GV phải nhận các phiếu cam kết từ phụ huynh, cho phép trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa trong quá trình học, cũng đã được cải thiện thông qua một ứng dụng, giúp phụ huynh có thể đưa ra sự chấp thuận trên Internet.
Trong 46 giờ lao động, hầu hết GV phải dành18 giờ cho việc giảng dạy. Trong đó, họ phải lên kế hoạch và chuẩn bị cho bài học, cũng như thiết lập các hoạt động ngoại khóa và chấm điểm. Tuy nhiên, GV có thể thông báo trực tuyến cho HS về những ưu, khuyết điểm. "Điều này sẽ giúp giáo giới tiết kiệm thời gian đáng kể, bởi lẽ, điều quan trọng nhất là GV có thể nhìn vào những yếu điểm của HS và đưa ra biện pháp khắc phục", MOE phát biểu.
Kết quả thống kê trong năm 2018 cho thấy, các GV Singapore đã dành 7,5 giờ/ tuần để chấm điểm, thấp hơn so với 8,7 giờ/tuần vào năm 2013. Tuy nhiên, đồng nghiệp của họ tại các quốc gia thuộc OECD chỉ mất 4,2 giờ/tuần để làm công việc tương tự.
Trả lời truyền thông về câu hỏi, liệu Singapore có phấn đấu giảm mức giờ làm trung bình của GV xuống 39 giờ/tuần giống như các nước thuộc OECD hay không, phát ngôn viên của MOE cho biết: "Câu hỏi mà chúng tôi thường được hỏi là: "Thế nào là sự điều chỉnh đúng đắn?". Tôi nghĩ, câu trả lời là những gì chúng ta cho rằng đó là điều cần phải làm cho các HS, SV, để bảo đảm họ sẽ sẵn sàng cho tương lai. Con số nào là chính xác? Không ai có thể nói chắc chắn được".
Cũng theo đại diện phát ngôn của MOE, trọng tâm của Bộ Giáo dục nước này là phải chắc chắn rằng, giáo giới luôn được hưởng những chế độ tốt nhất, khiến họ có động lực để lao động chăm chỉ, có niềm đam mê và cảm thấy hạnh phúc khi giúp đỡ HS theo nhiều cách nhất có thể. "Đây là những yếu tố quan trọng hơn rất nhiều so với thời gian", người phát ngôn nói thêm.
Nhiệt huyết với nghề
Kết quả từ cuộc khảo sát cũng cho thấy, các giáo viên THCS Singapore là những người vô cùng yêu nghề. 98% trong số những người này tham gia bỏ phiếu tiết lộ rằng, họ quyết định trở thành GV vì công việc này khiến họ có thể mang lại ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của thế hệ trẻ. Ngoài ra, 70% GV THCS cho biết, công việc giảng dạy là sự lựa chọn đầu tiên của họ. MOE cũng khẳng định, các con số cụ thể cho thấy, GV nước này luôn không ngừng mài giũa kỹ năng, cũng như dành nhiều thời gian thực hành giảng dạy và cải thiện khả năng sư phạm. "OECD đã chỉ ra rằng, Singapore có sự phát triển chuyên nghiệp đã ăn sâu vào tầm nhìn của môi trường GD", Bộ Giáo dục Singapore nhấn mạnh.
Tuy nhiên, không ít GV nước này khẳng định, họ cảm thấy cần phải trau dồi nghiệp vụ chuyên nghiệp hơn nữa, nhằm phục vụ việc dạy các HS có nhu cầu GD đặc biệt. "Điều này phản ánh, GV luôn mong muốn được trang bị những kỹ năng và năng lực cần thiết để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu học tập đa dạng ở HS, khi các trường học của chúng tôi ngày càng trở nên toàn diện", MOE khẳng định.
Hiện nay, trường học tại Singapore đều có một đội ngũ GV nòng cốt, được trang bị những kỹ năng trong việc giảng dạy HS có vấn đề về tâm lý hoặc khuyết tật. Thống kê cho thấy, tỷ lệ GV nước này tham gia phát triển chuyên môn giảng dạy HS có nhu cầu đặc biệt tăng từ 23% trong năm 2013 lên 35% vào năm 2018.
Khảo sát chỉ ra rằng, GV ở Singapore đang ngày càng có những phương pháp thực hành khuyến khích học tập sâu hơn và tự tin hơn trong việc đưa ra đánh giá một cách đa dạng. Bên cạnh đó, họ cũng nỗ lực hơn trong việc đưa ra nhận xét khi gửi điểm số tới HS và phụ huynh. Năm 2018, có tới 77 % GV tham gia khảo sát gửi phản hồi khi trả điểm, so với 72% trong năm 2013. Được biết, con số trung bình của OECD 2018 là 58%.
Tổng Giám đốc Tổng cục Giáo dục Singapore, ông Wong Siew Hoong khẳng định, MOE luôn thúc đẩy các GV mê trong việc phát triển tối đa tiềm năng của HS. "Đặt mình vào vị trí của người học sẽ giúp GV hiểu rõ và đưa ra cách giúp đỡ HS hiệu quả nhất", ông Hoong chia sẻ.
Vân Huyền
Theo CNA/GDTĐ
Nhật Bản điều tra vụ 1.600 du học sinh 'mất tích' Chính phủ Nhật Bản đang tiến hành điều tra vụ 1.600 du học sinh "bỗng dưng biến mất" và quyết định dừng cấp phép cho sinh viên nước ngoài kể từ ngày 11/6. Theo The Japan Times, Nhật Bản sẽ thắt chặt các quy định liên quan vấn đề tuyển sinh nước ngoài. Nguyên nhân bắt nguồn từ vụ 1.600 du học sinh...