Singapore đưa giáo dục thiết kế vào chương trình phổ thông
Bộ Giáo dục Singapore cho biết sẽ đưa giáo dục thiết kế (design education) vào chương trình phổ thông từ năm 2050,
Một lớp học thiết kế mộc tại Trường Trung học Northland, Singapore.
Bộ Giáo dục Singapore cho biết sẽ đưa giáo dục thiết kế (design education) vào chương trình phổ thông từ năm 2050 nhằm giúp học sinh áp dụng tư duy thiết kế vào giải quyết vấn đề.
Động thái này hướng tới nuôi dưỡng thế hệ thanh, thiếu niên tư duy sáng tạo và áp dụng những kiến thức vào các vấn đề trong thế giới thực như biến đổi khí hậu, dân số già.
Video đang HOT
Hiện nay, một số trường Singapore đã đưa giáo dục thiết kế vào chương trình giảng dạy. Nội dung bài học tương đối rộng. Học sinh có thể tìm hiểu thiết kế kiến trúc, thiết kế đồ họa, phát minh, sáng chế khoa học…
Đơn cử tại Trường Trung học Northland, học sinh học cách thiết kế kính bảo hộ và kính mô phỏng quá trình lão hóa. Nhờ tìm hiểu về quá trình lão hóa, các em có thể hiểu những khó khăn mà người cao tuổi phải đối mặt hàng ngày, từ đó hình thành nhận thức và hoạt động giúp đỡ người già.
Thầy Aaron Rajoo, giáo viên Trường Trung học Northland, nhận định giáo dục thiết kế tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận các vấn đề phức tạp hơn trong cuộc sống.
“Chúng tôi thường bắt đầu từ những chủ đề khơi gợi sự đồng cảm để các em xác định đúng vấn đề. Sau đó, các em sẽ cùng nhau nghĩ cách để giải quyết vấn đề và tạo nên sự khác biệt”, thầy giáo nhận xét.
Không chỉ bậc phổ thông, các viện nghiên cứu đại học tại Singapore đang sử dụng thiết kế để giải quyết các vấn đề trong thế giới thực. Giáo dục thiết kế là quá trình giảng dạy lý thuyết và ứng dụng vào sáng tạo, sáng chế các sản phẩm, dịch vụ phục vụ mục tiêu của cá nhân và xã hội.
Những bước đi đầu tiên của chương trình mới ở bậc phổ thông
Năm học 2022-2023, chương trình giáo dục phổ thông 2018 tiếp tục được mở rộng ở khối lớp 3,7 và lớp 10.
Nếu như cấp tiểu học và trung học cơ sở đã dần quen với chương trình mới, thì cấp trung học phổ thông lại là năm đầu tiên triển khai, nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ.
Thay vì 13 môn bắt buộc như trước, các học sinh lớp 10 năm nay chỉ học 7 môn học và 1 hoạt động giáo dục bắt buộc; các em được chọn 4 môn học trong 9 môn lựa chọn để định hướng nghề nghiệp. Vừa lên một cấp học mới lại vừa được thụ hưởng một chương trình học mới, sách giáo khoa mới, phương pháp dạy học mới, Nguyễn Trà Giang, học sinh lớp 10, Trường THPT Bất Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội và các bạn cảm thấy khá hứng thú.
"Em cảm thấy rất hào hứng về buổi học ngày hôm nay. Một phần vì được bước vào cấp học mới, tiếp theo cũng là do chương trình học năm nay có thay đổi so với năm học trước kia. Em cảm thấy khá may mắn về điều này. Bởi vì chúng em tuy là thế hệ đi sau, nhưng lại được định hướng một cách khá rõ ràng về sự lựa chọn của mình trong tương lai sau này và em nghĩ là sẽ giúp ích được rất nhiều cho tương lai của em"- em Giang nói.
Chương trình mới với học sinh và cũng mới với thầy cô giáo. Vì thế, để soạn được bài giảng theo chương trình mới, thì ngoài sách giáo viên, các thầy cô cũng phải tìm hiểu thêm nhiều nội dung minh họa bên ngoài, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để bài giảng đạt hiệu quả hơn. Thầy Nguyễn Viết Quỳnh, giáo viên môn Lịch sử Trường THPT Bất Bạt, huyện Ba Vì chia sẻ: "Ban đầu chúng tôi có chút lo lắng, trò mới, thầy mới. Tuy nhiên, bên cạnh sự lo lắng đó cũng là động lực, là sự thay đổi, không chỉ ở môn Lịch sử mà là ở các bộ môn khác nữa trong chương trình giáo dục".
Cô Nguyễn Hồng Hạnh, giáo viên môn Ngoại ngữ, Trường THPT Việt Đức, quận Hoàn Kiếm cho biết, chương trình thay đổi để phù hợp với yêu cầu hiện tại của học sinh hơn. "Khi học sinh học nâng cao nhiều hơn, các bạn ấy có nhu cầu về ngôn ngữ thì sách cũng được thiết kế để đáp ứng nhu cầu học tập của các bạn. Vì vậy, trong quá trình soạn và giảng dạy cho học sinh, mình cũng phải tiếp cận nhiều hơn với những xu hướng hiện tại"- cô Nguyễn Hồng Hạnh cho biết.
Cùng với sự háo hức khi được tham gia chương trình mới, nhưng các thầy giáo, cô giáo cũng không khỏi lo lắng, bởi điều kiện cơ sở vật chất quá cũ. Vì thế, dạy học "chay" theo chương trình mới, hay dạy học mô phỏng đối với các môn học cần thí nghiệm, thực hành đang là thực trạng diễn ra nhiều nơi. Thầy Vũ Xuân Quý, giáo viên môn Hóa học, Trường THCS Thuần Mỹ, huyện Ba Vì cho biết, thông thường, tiết thực hành môn Hóa học phải được dạy trong phòng thí nghiệm. Do không có phòng chức năng và thiết bị cho môn học này, nên các thầy cô phải dạy qua thí nghiệm mô phỏng trên máy tính, khiến hiệu quả tiếp thu kiến thức của học sinh cũng giảm đi một nửa.
"Dạy chay như này mình là giáo viên mình cũng cảm thấy khó với học sinh. Hơn nữa việc chuẩn bị về tư liệu thì sưu tầm trên mạng cũng có, nhưng số lượng không nhiều và chất lượng cũng không đảm bảo"- thầy Vũ Xuân Quý cho biết.
Việc triển khai Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đã sắp bước sang năm thứ 10. Để đạt mục tiêu của Nghị quyết thì chương trình giáo dục phổ thông mới chỉ là điều kiện cần, còn đủ để triển khai thì phải kèm theo cả điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Có như vậy niềm hào hứng khi được dạy và học với chương trình giáo dục phổ thông mới của cả thầy và trò mới thực sự đạt hiệu quả./.
Dạy theo chương trình phổ thông mới gặp nhiều khó khăn Cơ sở vật chất chưa đồng bộ, không in ấn được tài liệu giáo dục, thiếu giáo viên... là những thách thức ngành giáo dục TP.HCM gặp phải khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ngày 20-9, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đã có buổi làm việc với Sở GD&ĐT TP.HCM cùng đại diện các sở, ngành trên địa...