Singapore cấm nhập cảnh từ nhiều nước Nam Á

Theo dõi VGT trên

Singapore chuẩn bị áp lệnh cấm nhập cảnh thêm với du khách từng đến Bangladesh, Nepal, Pakistan và Sri Lanka do lo ngại tình hình dịch Covid-19 trong khu vực này.

Bộ Y tế Singapore hôm nay thông báo sẽ áp lệnh cấm nhập cảnh từ ngày 2/5 với những người gần đây từng đi qua Bangladesh, Nepal, Pakistan và Sri Lanka. Lệnh cấm được áp dụng với những người có thị thực dài hạn và ngắn hạn.

Do lo ngại về số ca nhiễm nCoV liên tục gia tăng ở khu vực Nam Á, Singapore trước đó cũng áp lệnh cấm nhập cảnh với du khách đến hoặc từng qua Ấn Độ, quốc gia đang hứng chịu thảm kịch Covid-19 nghiêm trọng.

Singapore nhìn chung đã kiểm soát được Covid-19 và đang tập trung chiển khai chiến dịch tiêm chủng. Quốc gia này hôm nay ghi nhận thêm 24 ca nhiễm nCoV, nâng tổng ca nhiễm toàn quốc lên 61.145 người, trong đó 30 người tử vong.

Trước đó một ngày, Singapore đã tăng ca nCoV cộng đồng kỷ lục sau 7 tháng, liên quan đến bệnh viện Tan Tock Seng, một trong những cơ sở y tế lớn nhất đất nước. Các ca nhiễm bao gồm cả một bác sĩ và một y tá đã tiêm vaccine Covid-19.

Singapore cấm nhập cảnh từ nhiều nước Nam Á - Hình 1

Hành khách tại sân bay Changi, Singapore tháng 3/2020. Ảnh: Reuters .

Từ sau làn sóng lây nhiễm nCoV từ các ký túc xá dành cho lao động nhập cư, Singapore đã siết chặt thêm các biện pháp hạn chế để ngăn dịch tái bùng phát. Hầu hết các ca nhiễm mới sau đó đều được giới chức y tế nước này nhanh chóng khoanh vùng.

Singapore cũng đang chuẩn bị khởi động “bong bóng du lịch” với đặc khu hành chính Hong Kong từ ngày 26/5, cho phép du khách hai bên có thể di chuyển qua lại mà không cần cách ly, miễn là có kết quả âm tính với nCoV trong vòng 72 giờ trước khi bay. Du khách sau đó có thể du lịch tự do, không có giới hạn hay quy định về lịch trình hay nơi ở.

Thảm kịch tàu ngầm gióng hồi chuông với hải quân châu Á

Vụ tàu ngầm Indonesia bị chìm cho thấy năng lực cứu nạn hạn chế đối với hạm đội tàu ngầm ngày càng tăng trong các vùng biển châu Á.

Tàu ngầm KRI Nanggala của Indonesia mất tích trên vùng biển ngoài khơi đảo Bali vào sáng sớm 21/4. Hải quân nước này ngay lập tức triển khai lực lượng tìm kiếm, nhưng gặp nhiều khó khăn do không có các thiết bị chuyên dụng để cứu hộ cứu nạn tàu ngầm.

Hải quân Indonesia cũng đã phát thông điệp nhờ hỗ trợ tới các đối tác, nhưng tới ngày 25/4, tàu cứu hộ tàu ngầm MV Swift Rescue của Singapore mới phát hiện được tung tích KRI Nanggala. Chiếc tàu ngầm lúc đó đã vỡ làm ba dưới đáy biển sâu 840 m, toàn bộ 53 người trên tàu được xác định đã thiệt mạng.

Thảm kịch tàu ngầm gióng hồi chuông với hải quân châu Á - Hình 1

Một phần xác tàu ngầm KRI Nanggala được tìm thấy dưới đáy biển hôm 25/4. Ảnh: Hải quân Indonesia .

Giới chuyên gia đánh giá thảm kịch này phát đi hồi chuông cảnh báo đáng lo ngại đối với nhiều quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, trong bối cảnh các nước này liên tục tăng cường năng lực quân sự và áp dụng học thuyết chống xâm nhập khu vực, thúc đẩy các hợp đồng mua sắm và hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm.

"Xu hướng tập trung vào tác chiến dưới lòng biển phải đi kèm với nỗ lực đa quốc gia nhằm thúc đẩy hợp tác, cải thiện quy trình bảo đảm an toàn tàu ngầm, cũng như công cụ và kỹ thuật tìm kiếm cứu nạn", Nick Danby, một sĩ quan tình báo của hải quân Mỹ chuyên về tác chiến viễn chinh, nhận định.

Các phương pháp cứu hộ tàu ngầm đã được phát triển từ khi loại chiến hạm này được biên chế trong lực lượng hải quân các nước lớn. Cuộc giải cứu tàu ngầm đầu tiên trên thế giới diễn ra hồi tháng 1/1917, khi tàu ngầm HMS K13 bị chìm trong lúc chạy thử. Một ống dẫn khí được nối vào tàu để đẩy nước ra khỏi các bể dằn, giúp mũi tàu nổi lên trên mặt nước. Lực lượng cứu hộ sau đó cắt vỏ mũi để giải cứu toàn bộ 48 thành viên thủy thủ đoàn.

Dù vậy, vẫn có hàng loạt thảm kịch xảy ra. Ngày 10/4/1963, tàu ngầm USS Thresher của Mỹ chìm khi đang lặn thử nghiệm, khiến toàn bộ 129 người trên tàu thiệt mạng. Sự việc khiến hải quân Mỹ gấp rút phát triển Dự án Các hệ thống Lặn sâu, cho ra đời hai phương tiện lặn sâu cứu hộ (DSRV) là tàu Mystic và Avalon.

Bất chấp những tiến bộ trong lĩnh vực cứu hộ, tai nạn vẫn đeo bám lực lượng tàu ngầm nhiều nước. Năm 2000, tàu ngầm hạt nhân Kursk của Nga chìm khi diễn tập ở biển Barents, khiến 118 người thiệt mạng. Ba năm sau, 70 người trên tàu ngầm Type-035G Trung Quốc chết ngạt do sự cố không được công bố.

Đến năm 2017, tàu ngầm ARA San Juan của Argentina gặp nạn khi đang di chuyển trên Đại Tây Dương. Toàn bộ 44 người trên tàu đều thiệt mạng, xác tàu chỉ được tìm thấy sau hơn một năm ở độ sâu hơn 900 m.

Lực lượng tàu ngầm của các nước trên thế giới. Video: Việt Chung .

"Nguyên nhân gây thảm họa rất nhiều, nhưng gần như không có cách nào để ngăn những sự cố tương tự trong tương lai. Chúng ta sẽ chứng kiến thêm nhiều hợp đồng mua sắm và hoạt động triển khai tàu ngầm trong hàng chục năm tới, kèm với đó là nguy cơ tai nạn và chìm tàu", Danby nói.

Số lượng tàu ngầm trong các vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã tăng 31% trong giai đoạn 2000-2021. Con số này sẽ tiếp tục gia tăng, thậm chí còn nhanh hơn, trong bối cảnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trở thành trung tâm trong cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn.

Trung Quốc đang tìm cách thế chỗ Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương bằng cách áp dụng chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD), sử dụng khí tài tầm xa có thể đe dọa và gây tổn hại lớn cho lực lượng Mỹ khi xung đột nổ ra.

Để đáp trả, Mỹ và các đồng minh ngày càng triển khai nhiều tàu ngầm trong khu vực. Chúng có thể bí mật tiến vào những vùng biển do đối phương kiểm soát để tung đòn tấn công, mang tới lợi ích chiến lược thông qua khả năng ẩn mình và công kích bất ngờ bằng hỏa lực vượt trội.

"Các nước châu Á - Thái Bình Dương mua càng nhiều tàu ngầm thì tỷ lệ thành công trong tìm kiếm cứu nạn sẽ càng phụ thuộc vào nỗ lực hợp tác đa phương", Danby nhận định.

Thảm kịch tàu ngầm gióng hồi chuông với hải quân châu Á - Hình 2

Tàu MV Swift Rescue chuẩn bị rời bến hôm 21/4. Ảnh: Straits Times .

Trong nỗ lực cứu hộ tàu ngầm KRI Nanggala, ngoài tàu MV Swift Rescue của Singapore, nhiều nước cũng triển khai lực lượng hỗ trợ. Malaysia và Ấn Độ cử tàu cứu hộ tàu ngầm đến hiện trường, Australia điều hai tàu hộ vệ trang bị hệ thống định vị thủy âm (sonar), trong khi Mỹ cử máy bay tuần thám P-8A Poseidon và ba vận tải cơ C-17 mang thiết bị tìm kiếm cứu nạn.

Tuy nhiên, những nỗ lực này vẫn không đủ để kịp thời cứu 53 thủy thủ trên tàu ngầm KRI Nanggala. Danby đề xuất 4 phương án cải thiện năng lực cứu hộ tàu ngầm tại châu Á - Thái Bình Dương trong tương lai.

Đầu tiên là mở cơ quan đại diện thường trực cho Văn phòng Liên lạc Cứu hộ Tàu ngầm Quốc tế (ISMERLO) tại Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương. NATO thành lập ISMERLO sau thảm họa tàu ngầm Kursk năm 2000 nhằm điều phối các nỗ lực tìm kiếm cứu hộ quốc tế. Tổ chức này gồm nhiều nhóm chuyên gia cứu nạn tàu ngầm, giúp xây dựng quy trình cứu hộ quốc tế, cũng như tham vấn cho các nước về huấn luyện và mua sắm trang bị.

ISMERLO cũng có hệ thống báo động tức thời, cho phép huy động toàn bộ nguồn lực trong thời gian ngắn để tìm kiếm và cứu tàu ngầm mất tích. Mở văn phòng ISMERLO và điều chuyển chuyên gia đến châu Á có thể bảo đảm những chương trình đào tạo thường xuyên và chi tiết hơn, cải thiện năng lực phối hợp giữa các nước nhằm hạn chế tai nạn hoặc thiếu đồng bộ trong nỗ lực cứu nạn.

Tiếp đó là thành lập một hệ thống cứu hộ tàu ngầm (SRS) ASEAN. Hồi năm 2008, Anh, Pháp và Na Uy đã thành lập SRS NATO với mục tiêu giải cứu thủy thủ đoàn trong vòng 72 giờ từ khi có tin báo, thông qua các phương tiện lặn và hệ thống cứu hộ di động. "ASEAN nên phối hợp với ba nước này và Mỹ để chia sẻ khí tài, công nghệ và thành lập lực lượng SRS riêng, bảo đảm thời gian phản ứng nhanh nhất có thể", Danby cho hay.

Mỹ cũng có thể tổ chức diễn tập cứu hộ tàu ngầm với các đối tác, đồng thời chia sẻ hệ thống SRDRS được phát triển để thay thế Mystic và Avalon.

Danby cho rằng thảm họa tàu ngầm KRI Nanggala đã cho thấy công nghệ hiện đại không thể bảo đảm ngăn chặn toàn bộ sự cố. Điều đó đòi hỏi các nước phải cùng chung tay để bảo đảm tính mạng cho các thủy thủ tàu ngầm trong tương lai.

"Khi ra biển, dù mặc quân phục hay treo quốc kỳ nước nào đi nữa, chúng ta đều hiểu sự sợ hãi khi ở trong một tàu ngầm đang chìm xuống đáy biển. Trách nhiệm của tất cả những người đi biển là hỗ trợ họ. Không quốc gia hay lực lượng hải quân nào có thể làm điều đó một mình", cựu phó đô đốc Anh Clive Johnstone nói hồi năm 2017.

https://vnexpress.net/singapore-cam-nhap-canh-tu-nhieu-nuoc-nam-a-4271007.html
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tranh cãi về quyết định tránh thai, triệt sản loài capybaraTranh cãi về quyết định tránh thai, triệt sản loài capybara
9 giờ trước
Cố chụp ảnh tự sướng cùng cá mập, nữ du khách bị mất 2 tayCố chụp ảnh tự sướng cùng cá mập, nữ du khách bị mất 2 tay
hôm qua
Ông Trump lên tiếng sau khi Ukraine cảnh báo Nga sẽ tấn công NATOÔng Trump lên tiếng sau khi Ukraine cảnh báo Nga sẽ tấn công NATO
hôm qua
Khủng hoảng trứng ở Mỹ: Giá trứng cao kỷ lục, xuất hiện nạn "trứng tặc"Khủng hoảng trứng ở Mỹ: Giá trứng cao kỷ lục, xuất hiện nạn "trứng tặc"
hôm qua
Thông số kỷ lục của dự án cáp ngầm dưới biển dài nhất thế giới, nối Mỹ và Ấn ĐộThông số kỷ lục của dự án cáp ngầm dưới biển dài nhất thế giới, nối Mỹ và Ấn Độ
15 giờ trước
Phát biểu của ông Trump về 'người cứu đất nước' gây xôn xaoPhát biểu của ông Trump về 'người cứu đất nước' gây xôn xao
10 giờ trước
Quan chức Mỹ nêu bốn nguyên tắc đàm phán với Nga về xung đột UkraineQuan chức Mỹ nêu bốn nguyên tắc đàm phán với Nga về xung đột Ukraine
hôm qua
Ông Trump và tinh thần "nước Mỹ trên hết" đến "nước Mỹ ở mọi nơi"Ông Trump và tinh thần "nước Mỹ trên hết" đến "nước Mỹ ở mọi nơi"
hôm qua

Tin đang nóng

Lý do ly hôn của "Tiểu Long Nữ - Dương Quá": Quá sốc để nói ra?Lý do ly hôn của "Tiểu Long Nữ - Dương Quá": Quá sốc để nói ra?
1 giờ trước
Sau màn chia tay đầy căng thẳng với MLee, Quốc Anh có động thái... né Tiểu Vy?Sau màn chia tay đầy căng thẳng với MLee, Quốc Anh có động thái... né Tiểu Vy?
1 giờ trước
Sao nữ Vbiz hé lộ thông tin về chồng giấu mặt, đã lên kế hoạch có con thứ 2Sao nữ Vbiz hé lộ thông tin về chồng giấu mặt, đã lên kế hoạch có con thứ 2
1 giờ trước
Sao Việt 19/2: Minh Hằng gợi cảm, Hồ Quang Hiếu làm tiệc đầy tháng con traiSao Việt 19/2: Minh Hằng gợi cảm, Hồ Quang Hiếu làm tiệc đầy tháng con trai
54 phút trước
Phim Trung Quốc quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn: Nữ chính đẹp mê mẩn, nam chính đúng chuẩn "xé truyện" bước raPhim Trung Quốc quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn: Nữ chính đẹp mê mẩn, nam chính đúng chuẩn "xé truyện" bước ra
2 giờ trước
Dạy con học lớp 1, ông bố đọc méo mồm mãi không được một vần: "Thôi học lại cùng con đi!"Dạy con học lớp 1, ông bố đọc méo mồm mãi không được một vần: "Thôi học lại cùng con đi!"
1 giờ trước
Nhà Trắng làm rõ vai trò của tỷ phú Elon Musk trong Chính phủ MỹNhà Trắng làm rõ vai trò của tỷ phú Elon Musk trong Chính phủ Mỹ
59 phút trước
Mẹ chồng chia tài sản cho chiếc tủ cũ nát, con dâu bật khóc khi thấy những thứ bên trongMẹ chồng chia tài sản cho chiếc tủ cũ nát, con dâu bật khóc khi thấy những thứ bên trong
35 phút trước

Tin mới nhất

Phương Tây đối mặt với tình trạng thiếu hụt uranium do cạnh tranh từ Trung Quốc và Nga

Phương Tây đối mặt với tình trạng thiếu hụt uranium do cạnh tranh từ Trung Quốc và Nga

1 giờ trước
Điều này cho thấy rằng nhiều công ty trong ngành điện hạt nhân và năng lượng ở phương Tây vẫn chưa nhận thức được mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu hụt uranium.
Hàn Quốc điều tra DeepSeek vì chuyển dữ liệu người dùng cho bên thứ ba

Hàn Quốc điều tra DeepSeek vì chuyển dữ liệu người dùng cho bên thứ ba

1 giờ trước
DeepSeek vốn là công ty con của quỹ đầu tư High-Flyer và đã tạo được danh tiếng với các mô hình AI hiệu quả về chi phí nhưng có hiệu suất cao, như DeepSeek-V3 và DeepSeek-R1.
Bất ngờ với vật liệu Trung Quốc sử dụng trong cầu vượt biển dài nhất thế giới

Bất ngờ với vật liệu Trung Quốc sử dụng trong cầu vượt biển dài nhất thế giới

1 giờ trước
Các nhà khoa học Trung Quốc đang phát triển công nghệ mới để tạo ra vật liệu từ tre có độ bền cao hơn, giúp củng cố vị thế của nước này trong ngành công nghiệp sinh thái thân thiện với môi trường.
Giải mã khả năng châu Âu cử binh sĩ gìn giữ hòa bình đến Ukraine

Giải mã khả năng châu Âu cử binh sĩ gìn giữ hòa bình đến Ukraine

1 giờ trước
Ngoài ra, việc hỗ trợ tài chính cho cam kết quân sự mở rộng này cũng đem đến bài toán hóc búa đối với một số quốc gia châu Âu đang gặp khó khăn về ngân sách.
Các hãng xe hơi Đức, Nhật cạnh tranh khốc liệt với Trung Quốc tại Đông Nam Á

Các hãng xe hơi Đức, Nhật cạnh tranh khốc liệt với Trung Quốc tại Đông Nam Á

1 giờ trước
Trung Quốc là nguyên nhân chính dẫn tới thay đổi này. Theo Citigroup, vào năm 2023, Trung Quốc đã xuất khẩu khoảng 4,7 triệu ô tô, tăng gấp ba lần so với năm 2021, mặc dù 1/3 trong số chúng thuộc các thương hiệu quốc tế.
Kinh tế Tây Ban Nha tăng trưởng vượt trội nhờ chính sách di cư khác biệt

Kinh tế Tây Ban Nha tăng trưởng vượt trội nhờ chính sách di cư khác biệt

1 giờ trước
Hơn 5.000 bác sĩ Syria cũng đang hành nghề tại Đức và việc trục xuất họ có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng trong hệ thống y tế Đức.
Nhật Bản: 3 người tử vong do ngộ độc khí gần khu nghỉ dưỡng khoáng nóng

Nhật Bản: 3 người tử vong do ngộ độc khí gần khu nghỉ dưỡng khoáng nóng

1 giờ trước
Theo thông báo, những người này được tìm thấy trong cuộc tìm kiếm một nhà quản lý khoảng 60 tuổi và 2 nhân viên khoảng 50 và 60 tuổi thuộc một khách sạn ở khu vực Takayu Onsen của thành phố Fukushima.
Núi lửa Lewotobi Laki-laki xảy ra 3 đợt phun trào mạnh

Núi lửa Lewotobi Laki-laki xảy ra 3 đợt phun trào mạnh

2 giờ trước
Các đợt phun trào đã tạo nên cột tro bụi cao từ 400-900 m so với đỉnh núi hoặc khoảng 2.000 đến 2.484 m so với mực nước biển. Cột tro bụi có màu xám, dày và trôi về phía Đông Bắc.
Cánh cửa hé mở

Cánh cửa hé mở

2 giờ trước
Đa số giới quan sát cho rằng sự kiện này không chỉ là một bước ngoặt trong quan hệ song phương, mà còn là một tín hiệu quan trọng đối với các vấn đề ổn định chiến lược toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ngày càng...
Mỹ, Hàn, Nhật ra tuyên bố chung về Triều Tiên

Mỹ, Hàn, Nhật ra tuyên bố chung về Triều Tiên

9 giờ trước
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã có cuộc gặp đầu tiên với Ngoại trưởng Hàn Quốc Choe Tae-yul và Ngoại trưởng Nhật Bản Iwaya Takeshi bên lề Hội nghị An ninh Munich diễn ra ở Đức ngày 15.2.
Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

9 giờ trước
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.
Sập mỏ vàng ở Mali, 48 người chết

Sập mỏ vàng ở Mali, 48 người chết

9 giờ trước
AFP hôm qua dẫn lời giới chức Mali cho hay ít nhất 48 người đã thiệt mạng trong vụ sập một mỏ vàng trái phép ở miền tây nước này ngày 15.2.

Có thể bạn quan tâm

Khu phức hợp sân bay Changi đón lượng khách kỷ lục

Khu phức hợp sân bay Changi đón lượng khách kỷ lục

Du lịch

1 phút trước
Jewel Changi đón 80 triệu lượt khách trong năm vừa qua, mức kỷ lục từ khi mở cửa vào năm 2019. Doanh thu bán lẻ trên mỗi feet vuông theo đó cũng tăng 6%.
Việt Nam đăng quang Nam vương Du lịch Thế giới 2025

Việt Nam đăng quang Nam vương Du lịch Thế giới 2025

Sao việt

2 phút trước
Hưng Nguyễn (sinh năm 1998) vượt qua 24 thí sinh khác để đoạt danh hiệu Mister Tourism World - Nam vương Du lịch Thế giới 2025.
4 kiểu ăn sáng tệ hại cho sức khỏe, tốt nhất nên tránh xa

4 kiểu ăn sáng tệ hại cho sức khỏe, tốt nhất nên tránh xa

Sức khỏe

6 phút trước
Ngoài ra, những món ăn này thường thiếu protein và chất xơ, khiến cảm giác no không kéo dài, dễ gây đói nhanh và giảm năng lượng trong ngày.
Sau câu trách móc của mẹ, tôi quyết định đưa hết tiền tích lũy trong 10 năm cho vợ giữ, không ngờ cô ấy từ chối

Sau câu trách móc của mẹ, tôi quyết định đưa hết tiền tích lũy trong 10 năm cho vợ giữ, không ngờ cô ấy từ chối

Góc tâm tình

13 phút trước
Không hiểu vợ đang giận dỗi hay không cần tiền của chồng đây? Lương tôi cao gấp 4 lần của vợ nên tôi không muốn số tiền bản thân làm ra bị vợ kiểm soát.
CHÍNH THỨC: Na Tra 2 xô đổ "thành trì" cuối cùng để đi vào lịch sử, quá điên rồ!

CHÍNH THỨC: Na Tra 2 xô đổ "thành trì" cuối cùng để đi vào lịch sử, quá điên rồ!

Hậu trường phim

17 phút trước
Sau khi vượt mặt Vua Sư Tử để tiến vào top 10 phim điện ảnh có doanh thu cao nhất mọi thời đại, Na Tra 2 mới đây đã tiếp tục xô đổ thêm 2 thành trì khác mang tên Jurassic World và Inside Out 2.
Sao Hoa ngữ 19/2: Trần Hiểu có thể ra đi tay trắng sau khi ly hôn

Sao Hoa ngữ 19/2: Trần Hiểu có thể ra đi tay trắng sau khi ly hôn

Sao châu á

24 phút trước
Trần Hiểu có thể ra đi tay trắng sau khi ly hôn Trần Nghiên Hy; Triệu Lộ Tư tái xuất bằng việc tới Tây Tạng ghi hình cho một chương trình từ thiện.
Cha tôi, người ở lại - Tập 2: Em gái lớn vẫn đòi ngủ chung phòng, 2 anh xử trí mạnh tay

Cha tôi, người ở lại - Tập 2: Em gái lớn vẫn đòi ngủ chung phòng, 2 anh xử trí mạnh tay

Phim việt

57 phút trước
An được hai anh chiều chuộng, yêu thương nên thường đòi gì, muốn gì, các anh cũng chiều. Nhưng lần này thì khác!
GAM đại thắng nhưng đây mới nhân tố khiến khán giả VCS ngỡ ngàng

GAM đại thắng nhưng đây mới nhân tố khiến khán giả VCS ngỡ ngàng

Mọt game

1 giờ trước
GAM bật nội tại đường cùng nhưng khán giả VCS vẫn chưa vừa lòng. GAM tiếp tục chứng tỏ họ mạnh nhất khi vào thế chân tường nhưng không làm hài lòng khán giả VCS