Singapore: 2 thiếu niên tạo nền tảng học tập miễn phí trong mùa dịch
Trong khi cả nước phải giãn cách chống dịch Covid-19, rất nhiều hoạt động phải dừng lại khiến không ít trẻ em buồn chán và bỏ lỡ nhiều bài học trong cuộc sống.
Mihika và Arsh.
Với mong muốn tăng cường kiến thức, kỹ năng, tạo nơi vui chơi và khám phá cho trẻ em trong mùa dịch, cô bé Mihika Mishra đã rủ bạn cùng lớp Arsh Sheikh 15 tuổi dựng lên một nền tảng học tập hoàn toàn miễn phí trên Internet.
Bài học vui vẻ
“Tôi muốn hỗ trợ trẻ em miễn phí khi một số em đang đối mặt những điều không may mắn vào lúc này” – Arsh nói – “Tôi cũng biết còn có những trẻ em khác muốn theo đuổi đam mê nhưng phải ở nhà vì dịch bệnh”.
Giải pháp mà họ đưa ra là Explorexa – một nền tảng dựa trên Zoom để đưa ra các bài học vui vẻ, miễn phí kéo dài 45 phút cho trẻ em từ 3 – 18 tuổi. Các buổi học diễn ra 3 lần mỗi tuần, với các môn học như nghệ thuật, làm bánh, ca hát, nhảy múa… được dạy bởi những SV có tài năng hoặc kinh nghiệm trong từng lĩnh vực.
Arsh cho biết người hướng dẫn đều từ 13 – 18 tuổi và ở độ tuổi này, họ có thể tạo ra các bài học thân thiện với trẻ em và đưa ra các câu hỏi khuyến khích. Người hướng dẫn được yêu cầu thể hiện kiến thức chuyên môn và được khuyến cáo những việc nên và không nên làm.
Ví dụ, không yêu cầu HS bật camera trong giờ học để bảo vệ quyền riêng tư. Sau 15 phút, người hướng dẫn nên dừng một lần để hỏi xem học viên có thắc mắc hay không. Arsh cho rằng, đây là điều khiến HS hào hứng.
“Đây không phải là định dạng lớp học theo tiêu chuẩn, nó giống với một môi trường tương tác hơn, nơi trẻ em cảm thấy an toàn và thoải mái đưa ra câu hỏi và say mê với hoạt động” – Mihika nói thêm.
Video đang HOT
Những bài học có thể liên quan tới những giải thích cơ bản, video đã ghi sẵn và các cuộc trình diễn trực tiếp.
Ví dụ, một bài học về nghệ thuật vẽ tranh tường graffiti bao gồm phần giới thiệu các phác thảo và bút chì, cũng như cách vẽ nhân vật hoạt hình nổi tiếng… Những người quan tâm có thể vào các trang web để xem danh sách những hoạt động sắp tới trước khi điền tên, tuổi và lớp vào đơn đăng ký. Họ sẽ nhận được một đường liên kết Zoom một ngày trước khi học. Những hướng dẫn viên cũng có thể đăng ký tham gia qua một biểu mẫu khác.
Kể từ khi ra mắt vào vào tháng 7, Explorexa đã có khoảng 120 nghìn lượt đăng ký đối với 18 bài học, bao gồm các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ hay những chủ đề nghiêm túc hơn như lập trình, kinh doanh. Một số người từ Na Uy, Oman và Australia cũng đăng ký theo học.”Hầu hết người tham gia đều từ các trường quốc tế, nhưng chúng tôi thực muốn mở rộng ra các trường địa phương, thậm chí tới trẻ em không có cơ hội tới trường” – Mihika nói – “Đó là một trong những mục tiêu chính của chúng tôi”.
Tạo dựng từ thuở sơ khai
Việc tạo ra Explorexa cũng tạo nhiều thử thách. Mihika và Arsh đã mất khá nhiều thời gian để quyết định cách thức tiến hành cá các bài học và cân nhắc việc mở một kênh YouTube.Trong khi một số tổ chức như Ủy ban Di sản Quốc gia và Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Singapore đã số hóa nội dung của họ và triển khai các hoạt động trực tuyến dành cho trẻ em trong thời gian giãn cách xã hội, Mihika muốn tạo ra thứ gì đó gần gũi hơn.
“Chúng tôi nghĩ rằng, những bài học trực tiếp sẽ hiệu quả hơn đối với trẻ em vì cần có tương tác và đó sẽ là môi trường phù hợp nhất cho các em” – Mihika nói – “Thay vì chỉ xem video, các em có thể đưa ra câu hỏi và học tốt hơn”. Ban đầu, 2 bạn trẻ dành hàng giờ xem hướng dẫn trực tuyến về cách thiết kế trang web bằng nền tảng trực tuyến Wix, nghiên cứu các chi tiết như chọn giao diện, màu sắc phù hợp nhất cho trẻ em.”Thực sự nó tốn rất nhiều thời gian vì chúng tôi phải xem qua rất nhiều hướng dẫn để hiểu được một tính năng. Wix là một trang web thực sự rộng lớn với rất nhiều tính năng” – Arsh nói và cho biết 2 bạn đã sử dụng tiền tiết kiệm của mình để trả tiền cho một tên miền và gói Wix cao cấp.
Hoàn thành xong, 2 bạn phải cố gắng tìm người hướng dẫn và đây là điều rất khó vì không có thù lao cho họ.”Nhưng thực tế chúng tôi đã tạo ra một trang “trở thành người dẫn đầu” dành cho các hướng dẫn viên và nói rõ rằng việc này là miễn phí. Điều này đã giúp chúng thôi thu hút những người thực sự quan tâm đến việc giảng dạy” – Arsh nói.
Tưởng chừng phải bỏ cuộc
Explorexa dạy nhiều môn học khác nhau.
Tuy nhiên, Explorexa không thu hút được nhiều quan tâm khi đưa các bài học đầu tiên vào 18/8. Trang web chỉ thu hút tối đa 200 lượt xem. Mihika và Arsh cảm thấy chán nản và suýt bỏ cuộc vì đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết vào đó.
Tuy nhiên, họ đã tiếp tục nỗ lực, tăng cường đưa thông tin trên mạng xã hội, nhờ cha mẹ, bạn bè chia sẻ cho mọi người trên khắp thế giới. Sang tuần thứ 2, Explorexa đã có số người truy cập tăng vọt. Điều này khiến cho 2 bạn thêm tự tin và tiếp tục cố gắng.
Vài tuần sau đó, Mihika cho biết cô “khá tự hào” sau khi nhận được một số phản hồi tích cực. Trong khi đó học viên còn đề nghị các bài học mà họ muốn được tham gia.Tuy nhiên, Mihika và Arsh thừa nhận còn rất nhiều việc cần phải làm để đảm bảo mọi việc hoạt động trơn tru và hiệu quả.
Đặc biệt, 2 bạn trẻ còn có tham vọng cao hơn đối với Explorexa. Họ đang cố gắng làm việc để có thể cấp chứng chỉ cho người hướng dẫn và tìm thêm nhiều hoạt động đa dạng hơn cho các môn như thể thao, nghệ thuật. Ngoài ra, họ muốn tạo ra một ứng dụng Explorexa với chức năng dạy kèm từng người đối với các môn học ở nhà trường. Họ cũng đang bàn về các môn học chuyên sâu do những hướng dẫn viên lớn tuổi và nhiều kinh nghiệm giảng dạy.
Nhưng có một điều sẽ không thay đổi, đó là nền tảng sẽ được cung cấp miễn phí vì mục đích hỗ trợ trẻ em chứ không vì lợi nhuận.”Với người mới bắt đầu, chúng tôi hy vọng nó sẽ phát triển ở Singapore và các nước Đông Nam Á vì nơi đây cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19″ – Mihika nói và cho biết cố gắng thu hút nhiều học viên nhất có thể.
Nữ sinh đam mê Toán giành học bổng top đầu Singapore
Nguyễn Bá Vân Nhi, cựu học sinh chuyên Toán trường Phổ thông Năng khiếu giành học bổng ngành Khoa học máy tính, Đại học Quốc gia Singapore (NUS).
Vân Nhi (19 tuổi) đang học năm nhất chương trình tiên tiến ngành Khoa học máy tính, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP HCM). Cuối tuần trước, cô nhận được thư báo trúng tuyển và học bổng ASEAN (học bổng dành cho học sinh lớp 12 hoặc sinh viên đại học các nước ASEAN) của NUS.
Hiện, NUS có mức học phí khoảng 38.200 SGD (hơn 624 triệu đồng) mỗi năm. Nhi ước tính cô sẽ nhận hỗ trợ tài chính 26.400 SGD (khoảng 432 triệu đồng) từ NUS và học bổng ASEAN mỗi năm cho suốt khoá học cử nhân 4 năm.
Theo bảng xếp hạng QS, NUS đứng thứ nhất trong các đại học tốt nhất Singapore năm 2020, xếp thứ 11 trên thế giới. "Tôi rất bất ngờ khi trúng tuyển NUS, nhận được thêm học bổng vượt ngoài mong đợi", Nhi chia sẻ.
Nguyễn Bá Vân Nhi, nữ sinh giành học bổng Đại học Quốc gia Singapore, tại Đại học Khoa học Tự nhiên. Ảnh: Mạnh Tùng.
Học chuyên Toán trường Phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP HCM) rồi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2019, Nhi không vội đăng ký dự thi NUS bởi chưa có sự chuẩn bị tốt nhất. Thay vào đó cô chọn ngành Khoa học máy tính Đại học Khoa học Tự nhiên, vừa học vừa chuẩn bị hồ sơ xét học bổng.
Trong bài giới thiệu dài chưa tới 350 từ gửi tới NUS, Nhi nói động lực trong cuộc sống của cô chính là "điểm hạn chế có thể là một lợi thế". Trước đây Nhi khá trầm tính, ngại giao tiếp ở đám đông. Nhưng rồi khi tham gia các câu lạc bộ ở trường, cô hiểu tầm quan trọng của sự chia sẻ, kết nối giữa mọi người, tự tin khả năng đóng góp của bản thân cho cộng đồng.
Từ tiểu học, Nhi học chăm và đều các môn. Lên lớp 8, được học với nhiều thầy dạy Toán giỏi, cô đăng ký dự thi chuyên Toán và Lý trường Phổ thông Năng khiếu, trúng tuyển cả hai. Nhi chọn học chuyên Toán, chung lớp với Nguyễn Nguyễn (huy chương vàng Olympic Toán quốc tế), Vũ Thế Việt (học bổng Đại học Harvard), Nguyễn Ngọc Băng Tâm (thủ khoa đầu vào ngành Khoa học máy tính, Đại học Khoa học Tự nhiên)...
Thành tích mà Nhi tự hào nhất là kết quả học tập 3 năm THPT (điểm trung bình 9,36) bởi đây là kết quả của sự kiên trì, nỗ lực bền bỉ. Khả năng tiếng Anh của cô khá tốt với chứng chỉ IELTS 7.5.
Học toán chuyên, nữ sinh thích thú khi tiếp cận với nhiều bài toán lớn. Muốn giải được, người học phải biết cách tìm lời giải các bài toán nhỏ - một kỹ năng đòi hỏi sự luyện tập siêng năng. Khác với nhiều bạn cùng lớp, Nhi không chọn hướng tham gia các kỳ thi Olympic Toán học, dù lớp 12 từng giải được giải nhì học sinh giỏi toán thành phố.
"Để theo đuổi Toán chuyên sâu cần có đam mê, nỗ lực và quan trọng phải có khả năng. Do nhận ra mình không có khả năng đó, tôi chọn một hướng đi phù hợp hơn để vẫn học tốt Toán và học đều các môn khác", Nhi lý giải. Cũng trong gian đoạn này, khi tìm hiểu ngành nghề để vào đại học, cô chọn Khoa học máy tính vì thấy phù hợp với khả năng và tính cách của mình. Lựa chọn được ba mẹ, vốn không làm ngành này, ủng hộ.
Theo nữ sinh, ngành Khoa học máy tính đòi hỏi sự tự học. Thầy cô chỉ là người hướng dẫn căn bản, nền tảng, sinh viên phải đào sâu hơn. Những kiến thức Toán ở phổ thông giúp cô nhiều trong việc tìm hiểu ngành học này, chẳng hạn một số môn đại cương như Giải tích, Vật lý đại cương, Nhập môn lập trình.
"Cốt lõi của ngành này cũng liên quan đến các thuật toán. Những tư duy bài toán, lập luận và kiến thức của năm nhất được thầy cô chỉ dạy ở Đại học Khoa học Tự nhiên sẽ giúp ích cho tôi khi học ngành này ở Singapore", cô nói.
Vân Nhi (thứ hai từ trái qua) nghiên cứu khoa học cùng nhóm bạn trong câu lạc bộ học thuật ở Đại học Khoa học Tự nhiên. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Sắp tới, nữ sinh hoàn thành các tín chỉ đã đăng ký trong năm học, tiếp tục tham gia các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học trong trường và chuẩn bị cho ngày nhập học ở Singapore vào tháng 8.
Điểm qua thế mạnh tiếng Anh của UEF mới biết vì sao nhiều bạn trẻ chọn trường Sinh viên UEF tự tin trò chuyện cùng bạn bè đến từ nhiều quốc gia, liên tục tham gia các học kỳ chuyển đổi quốc tế, sử dụng tốt tiếng Anh trong thuyết trình và tranh luận bằng tiếng Anh trong các cuộc thi dành cho sinh viên trong nước và quốc tế. Thiếu ngoại ngữ, sinh viên thiếu lợi thế khi hội...