Signal cho phép chuyển các cuộc trò chuyện giữa các thiết bị
Signal đang thử nghiệm một công cụ mới giúp người dùng di chuyển các cuộc trò chuyện giữa các thiết bị của mình một cách dễ dàng hơn.
Signal sẽ sớm cho phép chuyển các cuộc trò chuyện giữa các thiết bị với nhau
Signal được xem là giải pháp thay thế hoàn hảo cho WhatsApp, nhưng dịch vụ này có một nhược điểm là không có tùy chọn nào để chuyển các cuộc trò chuyện giữa các thiết bị. Điều đó có thể sớm thay đổi nếu phiên bản beta của Signal dành cho Android khả dụng.
TestingCatalog đã phát hiện ra tính năng mới này trong Signal beta mới nhất (v5.5.0), là một công cụ có chức năng di chuyển tài khoản và dữ liệu trò chuyện của bạn sang một thiết bị khác. Tính năng hoạt động an toàn và bảo mật vì quá trình truyền các dữ liệu diễn ra qua kết nối Wi-Fi Direct với mã hóa đầu cuối.
Không giống như WhatsApp và Telegram, các bản sao lưu trò chuyện Signal sẽ không được tải lên đám mây và được khôi phục trên một thiết bị khác. Thay vào đó, công cụ di chuyển mới sẽ yêu cầu quyền truy cập vào cả thiết bị Android cũ và mới vì quá trình truyền dữ liệu trò chuyện sẽ diễn ra một cách cục bộ.
Signal vẫn chưa phát triển công cụ này trên iOS. Cũng không rõ liệu công cụ có cho phép chuyển dữ liệu trò chuyện giữa iOS và Android hay không. Mặc dù điều này nghe có vẻ bất tiện, nhưng công cụ di chuyển mới của Signal thực sự an toàn hơn so với dịch vụ của WhatsApp và Telegram.
Nếu sử dụng kênh Signal beta trên Android, bạn có thể tìm thấy công cụ di chuyển trò chuyện trong Settings> Chats> Transfer Account.
Chiến tranh lạnh Apple - Facebook
Apple và Facebook đang "chiến tranh lạnh" do đối lập về chính sách sử dụng dữ liệu người dùng.
Mâu thuẫn bùng lên khi Apple tuyên bố người dùng có quyền cho phép ứng dụng theo dõi hoạt động cá nhân hay không. Facebook, công ty kiếm tiền từ việc thu thập dữ liệu này, đã đăng quảng cáo khổ lớn trên các tờ báo nổi tiếng nhằm lên án động thái của Táo khuyết.
Video đang HOT
Trong phát biểu gần đây, CEO Tim Cook tiếp tục chỉ trích các công ty có tham vọng thu thập càng nhiều dữ liệu càng tốt và cảnh báo về những hậu quả khôn lường.
Hai gã khổng lồ công nghệ có mô hình kinh doanh khác nhau, nhưng đều đặt cược toàn bộ vào lĩnh vực của mình. Vì vậy, khó có khả năng một bên chịu lùi bước. Trong khi đó, vấn đề quyền riêng tư ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
Dữ liệu người dùng là vấn đề trọng tâm trong cuộc chiến giữa Apple và Facebook.
Vào tháng 1, người dùng WhatsApp tức giận "dọn nhà" sang những phần mềm nhắn tin mã hóa khác khi Facebook ép họ chia sẻ dữ liệu cá nhân nếu muốn tiếp tục sử dụng. Cơ quan quản lý ở nhiều quốc gia cũng bắt đầu đưa ra quy định chặt chẽ hơn về quyền riêng tư và bảo mật thông tin.
Tất cả điều này khiến cho những công ty còn đứng ngoài cuộc chiến phải đưa ra lựa chọn: bên thu thập, khai thác dữ liệu người dùng hay phe tôn trọng và bảo vệ thông tin cá nhân khách hàng.
Vậy làm thế nào để một công ty có được sự tin tưởng của người dùng trong việc thu thập và sử dụng dữ liệu?
Thay đổi cách công bố chính sách quyền riêng tư
Công ty thu thập và chia sẻ dữ liệu cần thông báo chính sách bảo mật một cách minh bạch, để người dùng có thể dễ dàng hiểu. Điều này có vẻ đơn giản, tuy nhiên, hiện tại các bản thỏa thuận và quy định thường dài, chi chít thuật ngữ pháp lý, khiến người dùng chỉ cuộn qua mà không để ý nội dung bên trong.
Một chính sách bảo mật dễ hiểu phải nêu rõ dữ liệu nào mà công ty sẽ thu thập và những gì thuộc về người dùng. Nó phải rõ ràng, không có biệt ngữ và có thể hiểu mà không cần từ điển.
Ứng dụng chăm sóc sức khỏe phụ nữ Clue làm tốt điều này. Nhà phát triển đã phác thảo chính xác dữ liệu mà họ thu thập từ người dùng và lý do. Đặc biệt, khi người dùng chia sẻ những dữ liệu nhạy cảm như thông tin sức khỏe, thì sự minh bạch này sẽ tạo niềm tin rất lớn.
Các công ty cần trình bày chính sách quyền riêng tư một cách dễ hiểu hơn.
Theo nghiên cứu của Cisco, trong năm 2020, 91% các công ty thực hiện tốt chính sách bảo mật - bao gồm cả sự minh bạch - đã nhận được niềm tin và cam kết gắn bó lâu dài của người dùng.
Một lợi ích khác của chính sách bảo mật thân thiện với người dùng là giúp các nhà lãnh đạo công ty dễ đưa ra quyết định khi thay đổi quy định về quyền riêng tư. Nếu bản thân họ không thể công khai việc sử dụng dữ liệu của người dùng thì có lẽ đã đến lúc cần xem xét lại.
Đưa ra chỉ dẫn về bảo mật dữ liệu
Công ty nên cung cấp chỉ dẫn về quyền riêng tư, giúp người dùng hiểu các tình huống thu thập dữ liệu và quyết định có đồng ý chia sẻ hay không.
Có một quan niệm sai lầm rằng Facebook đang bị giám sát trong việc sử dụng dữ liệu của người dùng để quảng cáo. Thực tế là do trước đây công ty không cung cấp cho người dùng bất kỳ chỉ dẫn nào.
Việc thu thập hàng loạt dữ liệu mà không có lời giải thích về cách thức hoặc lý do đã làm tổn hại lòng tin của người dùng đối với mạng xã hội này.
Chỉ dẫn chi tiết sẽ giúp cho người dùng hiểu được tình huống sử dụng dữ liệu, từ đó quyết định thông tin nào có thể thoải mái chia sẻ. Ví dụ, thay vì đề cập một cách trừu tượng và phức tạp, công ty chỉ cần thông báo cho người dùng biết những gì họ không làm với dữ liệu.
Cần có những mô tả rõ ràng về cách thức thu thập dữ liệu.
Signal thực hiện điều đó bằng khẳng định: "không bán, cho thuê, kiếm tiền từ dữ liệu hoặc nội dung cá nhân của bạn theo bất kỳ cách nào".
Bảng chỉ dẫn quyền riêng tư tốt cũng công khai những đối tác mà công ty chia sẻ dữ liệu và lý do của việc này. Twilio thông báo họ chia sẻ một số dữ liệu người dùng với các công ty khác để cải thiện chất lượng cuộc gọi.
Các nguyên tắc rõ ràng như vậy xây dựng lòng tin của người dùng và thuyết phục họ chọn sản phẩm này thay vì sản phẩm khác kém minh bạch hơn trong việc sử dụng dữ liệu.
Xem quyền riêng tư dữ liệu là một phần của văn hóa doanh nghiệp
Các công ty nên thường xuyên thông báo về việc thực hiện bảo mật dữ liệu người dùng. Về phần nội bộ, lãnh đạo doanh nghiệp cần khuyến khích nhân viên tôn trọng và bảo vệ thông tin khách hàng.
Một trong những biện pháp hay là thưởng cho nhân viên hoặc nhóm làm tốt công việc nhưng ít sử dụng dữ liệu người tiêu dùng nhất; mời họ chia sẻ cách thức thực hiện tại các cuộc họp chung. Công ty cũng cần mã hóa các dữ liệu nhạy cảm và có biện pháp ngăn ngừa rủi ro rò rỉ.
Những thay đổi này thúc đẩy một nền văn hóa doanh nghiệp ít phụ thuộc vào truy cập dữ liệu và khuyến khích sự sáng tạo.
Cuối cùng, doanh nghiệp nên chọn những người điều hành có tư tưởng ủng hộ quyền riêng tư và tuân thủ chính sách bảo mật của công ty.
Cuộc chiến giữa Apple và Facebook đặt ra câu hỏi về việc thu thập và sử dụng dữ liệu người dùng hiện nay. Đã đến lúc tất cả các công ty nên chọn một bên.
Theo Venturebeat , trong những năm tới, người dùng sẽ tìm đến các công ty tôn trọng, bảo vệ dữ liệu của họ. Những doanh nghiệp minh bạch và khuyến khích bảo mật dữ liệu nội bộ sẽ thu hút được nhiều người dùng tin tưởng và gắn bó dài lâu.
Cổ phiếu Tesla trượt dốc, Elon Musk mất ngôi giàu nhất thế giới Elon Musk rớt khỏi vị trí giàu nhất thế giới sau khi cổ phiếu Tesla sụt giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (16/2)... Hai tỷ phú giàu nhất thế giới: Jeff Bezos (trái) và Elon Musk. Lúc đóng cửa, giá cổ phiếu Tesla giảm 2,4%, còn hơn 796 USD/cổ phiếu. Cú giảm này cuốn phăng 4,6 tỷ USD khỏi giá trị...