Siêu xe tăng Nga được trang bị máy bay không người lái
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-15 dựa trên nền tảng Armata của Nga sẽ được trang bị một máy bay không người lái. Đó là thông tin vừa được Tổng Giám đốc tập đoàn vũ khí Uralvagonzavod, đơn vị chế tạo dòng xe tăng này ông Oleg Sienko đưa ra hôm qua (18/4).
Ông Sienko cho biết: “Việc triển khai máy bay không lái trên xe tăng chiến đấu chủ lực Armata T-15 nhằm mục đích mở rộng tầm quan sát. Đây là một yếu tố không thể thiếu về mặt chiến thuật. Thật khó để di chuyển cả một đoàn xe mà không nhìn thấy gì phía trước”.
Theo quan chức trên, các chuyên gia và giới chức quân sự Nga hiện vẫn đang thảo luận về loại máy bay không người lái sẽ được triển khai trên xe tăng T-15. “Đây là vấn đề đặt ra đối với Bộ Quốc phòng, đơn vị đang tiến hành thử nghiệm các phương tiện bay không người lái do Nga chế tạo”, ông nói thêm.
Bộ Quốc phòng Nga đã lần đầu tiên “trình làng” mẫu xe tăng Armata mới trong lễ diễu binh mừng Ngày Chiến thắng được tổ chức tại thủ đô Moscow vào ngày 9/5 năm ngoái. Armata là loại xe tăng tác chiến chủ lực mới mang đặc tính kỹ-chiến thuật ưu việt như hệ thống tự động lên đạn, biên chế kíp lái và đầu đạn tác chiến mới.
Video đang HOT
Đặc điểm chính của xe tăng mới là tháp pháo được điều khiển từ xa với kíp lái gồm 3 thành viên được bố trí ngồi ở một khoang bọc thép riêng biệt ở phía trước của thân xe tăng, tách khỏi khoang động cơ và khoang đạn. Khoang này được thiết kế để chịu đựng được những đòn hỏa lực trực diện của kẻ thù. Theo nhà sản xuất xe tăng Armata, hệ thống bảo vệ hiện đại giúp tăng độ an toàn cho kíp lái, đồng thời tăng hiệu quả bắn phá và có được sự linh hoạt trong khi chiến đấu.
Những đặc tính công nghệ và kỹ thuật được sử dụng trong thiết kế của xe tăng Armata khiến nó trở thành thứ vũ khí “độc cô cầu bại” so với vũ khí cùng loại của phương Tây.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Đức nỗ lực phát triển đối thủ cạnh tranh với xe tăng Armata của Nga
Sự thành công của xe tăng chiến đấu chủ lực Armata của Nga đã thúc giục Đức nỗ lực phát triển xe tăng của riêng mình trong tương lai, tuy nhiên, theo ông Dave Majumdar, biên tập viên quốc phòng của Tạp chí Lợi ích quốc gia của Mỹ thì nỗ lực của họ chưa đem lại kết quả nào.
Ông Majumdar cho rằng, việc chế tạo một xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới mà Đức gọi là Leopard 3 sẽ là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn chắc chắn sẽ phải mất rất nhiều thời gian.
Theo ông, trong ngắn tới trung hạn, Đức sẽ phải nâng cấp dòng xe tăng hiện tại Leopard 2A7 ( ) để đối phó với dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata thế hệ tiếp theo của Nga.
"Trong dài hạn, Đức thừa nhận rằng, họ sẽ phải thay thế xe tăng Leopard 2 bằng một thiết kế mới cho thập niên 2030 và sau đó", chuyên gia Majumdar nhận định.
Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A7 của Đức
Ông cho biết thêm rằng, Berlin đã hợp tác với Pháp bắt đầu phát triển Hệ thống chiến đấu mặt đất chính (MGCS) thế hệ tiếp theo, và "giai đoạn phát triển khái niệm sẽ hoàn thành vào năm 2017".
Theo chuyên gia Majumdar, sự tập chung chính của MGCS vào việc tăng cường hỏa lực là do bị chi phối trực tiếp bởi chương trình Armata của Nga, một thực tế mà ông cho là có thể dễ dàng giải thích.
Ông Majumdar kết luận bằng việc bày tỏ nghi ngờ về nỗ lực của Đức trong việc hoàn thành thành công chương trình chế tạo một dòng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo.
"Trong khi Đức có truyền thống đi đầu trong tác chiến bọc thép, thì Berlin đã sao lãng quân đội nước này trong những năm gần đây. Chỉ có thời gian sẽ cho biết liệu Đức có thành công trong các kế hoạch của họ hay không", ông Majumdar kết luận.
Theo_An ninh thủ đô
Nga công khai ảnh thiết kế 'siêu tăng' Armata Cuộc duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moscow vào ngày 9-5 tới sẽ là lần xuất hiện đầu tiên của một số thiết bị quân sự tối tân nhất của Nga, bao gồm cả xe tăng chiến đấu chủ lực mới Armata. Bộ Quốc phòng Nga đã đăng lên trang web của mình những hình ảnh thiết kế của một số đơn...