“Siêu thực phẩm”: 30% quảng cáo sai
Theo đánh giá của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) trong khoảng 10 năm có mặt ở VN, thị trường thực phẩm chức năng luôn tăng trưởng cao. Phải chăng trong đó có “công” của các hoạt động quảng cáo?
Một bệnh nhân bị hội chứng Stevens Johnson sau khi dùng lọ thực phẩm chức năng “xách tay”, Ảnh: Ngọc Hà
Phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cho biết hai sai phạm thường gặp nhất với quảng cáo thực phẩm chức năng là quảng cáo khi chưa xin phép và quảng cáo không đúng với nội dung được thẩm định. Số này chiếm đến 30% trong tổng số sản ph ẩm thực phẩm chức năng có quảng cáo hiện nay.
Bổ sung không đúng, người dùng lãnh đủ
Hiện khoảng 3.700 loại thực phẩm chức năng được công bố tiêu chuẩn và được lưu hành trên thị trường, hỗ trợ điều chỉnh 26 chức năng của cơ thể như tiêu hóa, thần kinh, gan, hỗ trợ giấc ngủ, bổ sung vitamin…, 50% thực phẩm chức năng lưu hành trên thị trường là sản phẩm nội địa.
Một số chuyên gia về dược phẩm đã đánh giá tiêu chuẩn công bố lưu hành thực phẩm chức năng dễ hơn nhiều so với thuốc (không cần đưa nghiên cứu lâm sàng về tác dụng sản phẩm). Nhưng khi lưu hành trên thị trường các nhà sản xuất thực phẩm chức năng có xu hướng quảng cáo sản phẩm như thuốc, cho sản phẩm của mình có tác dụng “điều trị” bệnh nọ bệnh kia, đặc biệt là hình thức quảng cáo truyền miệng, quảng cáo bằng tờ rơi, bán hàng đa cấp…
“Nhiều doanh nghiệp đã thổi phồng, nói thực phẩm chức năng chữa được bệnh nọ bệnh kia như là thần dược. Chúng tôi đã phạt nặng như rút giấy phép, thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng, nhưng vì lợi nhuận họ vẫn bất chấp”, ông Nguyễn Thanh Phong cho hay.
Theo TS Lương Chí Thành, viện trưởng Viện Công nghệ thông tin – thư viện y học trung ương (Bộ Y tế), người từng công tác với vai trò bác sĩ chuyên khoa nội tiết tại bệnh viện của Singapore, nhiều sản phẩm có khả năng điều trị cho người bệnh thực chất là thuốc, nhưng lại không được đối xử như thuốc có thể gây ra những nguy cơ lớn cho sức khỏe người dùng.
“Các sản phẩm chứa nội tiết tố (cũng chính là hoóc-môn) là sản phẩm đặc trưng và được gọi là thuốc, không thể dùng bừa bãi. Hoóc-môn được dùng trong y học để điều trị. Chỉ định sử dụng các thuốc này rất ngặt nghèo, nếu bổ sung không đúng bệnh nhân sẽ lãnh đủ hậu quả mà việc điều trị biến chứng rất khó khăn”.
Video đang HOT
Không thể bày bán như rau
Chủ tịch tập đoàn sản xuất thực phẩm chức năng T (tập đoàn mẹ ở Trung Quốc, có nhà máy ở VN) đã thông báo chuẩn bị tung ra sản phẩm “gạo dinh dưỡng” vào thị trường VN. Vị chủ tịch này đưa ra một số túi nilông to bằng ngón tay chứa các viên hình thức giống hạt gạo, màu đỏ gạch và xanh cốm, cho hay mỗi nồi cơm chỉ cần một gói hạt đỏ hoặc xanh này là các thành viên trong gia đình đã có đủ vi chất dinh dưỡng như vitamin E, B1, sắt, kẽm… cho cả ngày.
Sản phẩm được sản xuất bằng cách nghiền nhỏ gạo, sau khi được bổ sung các vi chất dinh dưỡng kể trên sẽ được “tái tạo” thành hình như hạt gạo, loại màu xanh phù hợp với trẻ em, loại màu đỏ hợp với cả gia đình, dùng cho mọi lứa tuổi.
Song, một chuyên gia dinh dưỡng phân tích: “Phải mất nhiều năm các chuyên gia đầu ngành của Viện Dinh dưỡng quốc gia mới nghiên cứu ứng dụng đưa được vi chất sắt vào nước mắm. Còn hiện tại để thực hiện kế hoạch bổ sung vi chất sắt vào một số thực phẩm từ bột mì, Việt Nam còn kết hợp với các chuyên gia nước ngoài tính toán để tìm giải pháp kỹ thuật. Cùng lúc “nhồi” được đủ loại vi chất nào sắt, kẽm, vitamin… vào một vài hạt gạo và để cân bằng với các loại thực phẩm khác thì có thể là hoang đường”.
Trao đổi với chúng tôi, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội Thực phẩm chức năng VN Phạm Hưng Củng cho hay ăn uống lành mạnh, khoa học, đủ chất là cách giữ sức khỏe tốt nhất. Người dân nên cảnh giác với các siêu thực phẩm được quảng cáo có tác dụng trên trời.
Theo ông Củng, về nguyên tắc khi bổ sung vi chất, người có nhu cầu nên đi khám tổng thể xem mình thiếu vi chất gì, cần bổ sung bao nhiêu, không tùy tiện tẩm bổ, nhất là với người có chế độ ăn giàu dinh dưỡng.
“Đúng là ở các nước phát triển, thực phẩm chức năng được bày bán đơn giản trong các cửa hàng thực phẩm như rau. Nhưng ở Việt Nam cứ quản lý theo cách này thì bệnh nhân sẽ gặp họa. Cơ quan quản lý nên siết chặt quảng cáo, đừng để người dùng mãi bị lừa bởi những xảo thuật “không phải thuốc chữa bệnh” nhưng lại như chữa được bách bệnh của vô vàn loại thực phẩm chức năng trên thị trường”, TS Tạ Văn Bình, nguyên giám đốc Bệnh viện nội tiết TƯ, nói.
Người tiêu dùng Việt Nam đang bị nhiễu giữa một rừng thông tin, giới thiệu và quảng cáo về thực phẩm chức năng, mỹ phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bộ Y tế đã có ba định nghĩa rõ ràng:
Thuốc: là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc-xin, sinh phẩm y tế. Thuốc tây (tân dược) hay thuốc nam (đông dược) đều phải được sản xuất tại các nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-WHO (Thực hành tốt sản xuất thuốc – theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới). Thuốc không phải là thực phẩm, phải cẩn trọng khi dùng, phải đúng liều đúng lượng.
Mỹ phẩm: một chất hoặc chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt. Mỹ phẩm không có tác dụng chữa bệnh hoặc thay thế thuốc chữa bệnh và không được phép kê đơn cho người bệnh.
Thực phẩm chức năng: là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người. Thực phẩm chức năng có tác dụng dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, hỗ trợ sức khỏe người sử dụng. Cũng như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng chỉ hỗ trợ và hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh hoặc thay thế thuốc, không được phép kê đơn cho người bệnh.
Rắc rối trong thực tế là việc phân chia không thể rạch ròi vì có nhiều chất khó phân ranh giữa thuốc và thực phẩm. Bản thân thực phẩm chức năng hoặc có chứa yếu tố có lợi với hàm lượng cao hoặc được “cải tạo” để có nhiều tác dụng sinh học hơn (như sữa có thêm canxi, sữa chuyên cho người đái tháo đường…), những thực phẩm chức năng này còn được gọi là thực phẩm thuốc hay dược phẩm dinh dưỡng. Ngoài ra, một số mỹ phẩm cũng có tác dụng chữa bệnh: kem chống nắng, kem chống khô da, bột hút ẩm… rất hữu ích trong điều trị bệnh ngoài da.
TS.BS Trần Bá Thoại
Theo Lan Anh – Ngọc Hà
Tuổi trẻ
Khỏi "bệnh lạ", về nhà... chờ chết!
Làng Rêu - Quảng Ngãi tiếp tục có người mắc "bệnh lạ". Nhiều người đã được chữa khỏi ở các cơ sở y tế nhưng về nhà một thời gian đã tái phát bệnh và đang nguy kịch.
Sáng 27-4, đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long dẫn đầu đã về làng Rêu, xã Ba Điền, huyện Ba Tơ - Quảng Ngãi để tìm hiểu "bệnh lạ" (hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân và có tăng men gan). Đoàn đã đến thăm nhiều gia đình có người mắc bệnh và cả những hộ xung quanh để tìm hiểu nguyên nhân của căn bệnh bùng phát lâu nay nhưng hiện vẫn chưa có kết luận cuối cùng.
Cấp tập điều tra
Nhiều ngày qua, các đoàn y tế đã liên tục về làng Rêu. Chỉ tính riêng trong hai ngày 26 và 27-4, đã có đến 12 đoàn từ các cục, viện, trung tâm y tế... đã đến đây. Mọi thứ nghi vấn, từ nguồn nước sinh hoạt, thức ăn đến vật nuôi, chuột, chim..., đều được các chuyên gia y tế lấy mẫu kiểm tra.
Trong sáng 27-4, một đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi cũng đã tiến hành khảo sát núi Xà Ru (đầu nguồn làng Rêu) để tìm kho đạn của quân đội Mỹ trước đây, vì nghi ngờ những chất độc ở đó là "thủ phạm" gây "bệnh lạ". Tuy nhiên, theo một nguồn tin, cuộc tìm kiếm đã thất bại.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, đợt này, đoàn công tác của Bộ Y tế sẽ tiến hành lấy tất cả các mẫu nằm trong diện nghi ngờ để xét nghiệm. Đồng thời, các đoàn sẽ họp và đưa ra những kết quả thực địa để trao đổi, so sánh nhằm tìm nguyên nhân gây "bệnh lạ". Ngoài ra, ông Long còn yêu cầu ghi lại các ca tử vong trong vòng 10 năm qua ở xã Ba Điền, nhất là tại làng Rêu. Những số liệu về nguyên nhân tử vong, độ tuổi, giới tính, triệu chứng trước khi chết... cũng được ông yêu cầu ghi lại cẩn thận.
Hoang mang, lo lắng
Việc hàng chục đoàn công tác về tìm hiểu "bệnh lạ" nhưng chưa đưa ra được kết luận chính thức nào đã khiến người dân làng Rêu ngày càng hoang mang, lo lắng hơn. "Họ về tấp nập, hết lấy nước, cắt tóc, đến xin gạo, bắt chuột... nhưng chẳng có ai đứng ra bảo bệnh này là gì" - già làng Phạm Văn Đang ngao ngán.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kiểm tra một người mắc "bệnh lạ" ở làng Rêu
Theo báo cáo của ngành y tế Quảng Ngãi, từ đầu năm đến nay, huyện Ba Tơ có 177 trường hợp mắc "bệnh lạ". Trong đó, xã Ba Điền có 166 ca, riêng làng Rêu có 89 người mắc bệnh và 19 trường hợp tử vong. Điều đáng lo ngại là hiện nay, làng Rêu tiếp tục có nhiều người mắc "bệnh lạ". Đặc biệt, những trường hợp đã được chữa khỏi ở các cơ sở y tế nhưng sau khi trở về nhà một thời gian thì bệnh lại tái phát, nhiều người đang nguy kịch.
Ngồi vật vờ tuyệt vọng trước hiên nhà ở làng Rêu, Phạm Văn Trách (16 tuổi) cho biết sau khi được đưa đi điều trị ở Bệnh viện Phong - Da liễu Quy Hòa trở về, em mắc thêm căn bệnh thủy đậu khiến toàn thân lở loét, đau rát. Nhà Trách có 6 người thì tất cả đều mắc "bệnh lạ", hiện 5 người đang được điều trị ở các cơ sở y tế. So với cách đây một tuần thì Trách yếu ớt hơn hẳn, lại gầy tong teo. "Bác sĩ bảo em bớt bệnh rồi, cho về nhà nhưng từ đó tới nay, mụn đỏ mọc đầy người, đau rát lắm" - Trách rầu rĩ.
Kế bên nhà Trách là hộ ông Phạm Văn Hiền. Ông Hiền vừa đi thăm nuôi 3 người thân mắc "bệnh lạ" ở Bệnh viện Phong - Da liễu Quy Hòa trở về. "Cháu nội tôi đã mất từ năm ngoái cũng vì căn bệnh quái ác này. Con gái tôi, 26 tuổi, cũng chẳng biết ra sao nữa vì bệnh quá nặng dù đã về làng" - ông lo lắng.
Bi đát hơn là trường hợp của ông Phạm Văn Nhọc (55 tuổi). Vừa đến cổng nhà ông Nhọc, chúng tôi đã nghe vọng ra tiếng rên rỉ đau đớn yếu ớt của ông. Cách đây không lâu, cả vợ chồng ông đều mắc "bệnh lạ". Sau một thời gian điều trị, các bác sĩ cho biết bệnh của họ đã khỏi và cho xuất viện. Tuy nhiên, về làng đến nay mới hơn một tuần mà ông Nhọc ngày càng suy kiệt.
Nhìn thân thể chỉ còn da bọc xương của ông Nhọc, chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Nói không ra lời, ông chỉ còn biết quơ tay ra hiệu và vợ "dịch" lại. "Ông ấy bảo bác sĩ nói khỏi bệnh rồi, về nhà được rồi, thế mà giờ ra nông nỗi này... Vợ chồng cùng đi điều trị một nơi về nhưng tôi thì khỏe mạnh mà ông ấy lại đang chờ chết" - vợ ông sụt sùi.
Bộ trưởng Bộ Y tế vào vùng bệnh Dự kiến hôm nay, 28-4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ vào làm việc với tỉnh Quảng Ngãi, sau đó đến vùng bệnh tìm hiểu nguyên nhân. Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, sau khi vào làng Rêu, bà Kim Tiến sẽ công bố những thông tin ban đầu về "bệnh lạ".
Theo Niêm Hà (Người lao động)
Phòng ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) có thể là nỗi ám ảnh của nhiều ông bố bà mẹ. Hãy tham khảo một số hướng dẫn dưới đây từ Hội Nhi khoa Hoa Kỳ để phòng ngừa nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Luôn đặt trẻ nằm ngửa Cho đến gần đây thì mọi người vẫn nghĩ rằng đặt...