Siêu thị Việt “chật” hàng ngoại, hàng nội đi đâu về đâu?
Dù chưa phải là thời điểm Việt Nam mở cửa hoàn toàn đối với hàng hoá nước ngoài theo khuôn khổ các hiệp định tự do hóa toàn cầu và khu vực nhưng ngay lúc này hàng ngoại đã đổ bộ và hiện diện ở mọi nơi. Đặc biệt, tại các siêu thị lớn, hàng ngoại đang chiếm áp đảo.
Mặc dù TPP chưa được ký kết chính thức, AEC chưa thiết lập đầy đủ và các FTA giữa Việt Nam và các đối tác lớn còn từ 5 – 10 năm nữa mới mở cửa hoàn toàn, nhưng lúc này tại các siêu thị, hàng ngoại đang chiếm áp đảo trên các kệ, lấn át hoàn toàn hàng nội.
Khảo sát của PV Dân Trí tại một số siêu thị lớn, nhỏ tại Hà Nội cho thấy, số lượng hàng ngoại rất phong phú và đa dạng. “Gi gỉ gì gi cái gì cũng có” từ những đồ công nghệ cao đắt tiền cho đến những thứ nhỏ lẻ như cái tăm, que kem, kẹo bánh, đồ đóng hộp… Thậm chí cả hoa quả tươi như vải, nhãn, chôm chôm…vốn là những đặc sản của Việt Nam cũng đang bị hàng ngoại chèn ép.
Theo một số chủ cửa hàng, sở dĩ hàng ngoại chiếm lĩnh ngày càng nhiều là bởi hàng ngoại dễ bán hơn vì có hình thức bắt mắt, mẫu mã đa dạng, nhiều khung giá và đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng Việt.
Tại gian hàng kem lạnh của một siêu thị trên đường Phạm Văn Đồng (Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), các sản phẩm kem Thái Lan, New Zealand hay Hàn Quốc chiếm đến 90% diện tích trưng bày của 4 ngăn lạnh. Dù các sản phẩm kem ngoại này có giá khá cao, song được rất đông người tiêu dùng lựa chọn. Xu hướng sính ngoại đang diễn ra ngay cả ở những mặt hàng tiêu dùng bình dân nhất.
Không chỉ ở các siêu thị lớn, có yếu tố ngoại, hàng ngoại cũng chen chân tại vào cả các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hoá, thậm chí có mặt tại các sạp ở chợ.
Theo giải thích của một nhà cung ứng, chính chi phí quảng cáo cao, hiệu quả bán hàng thấp, sản phẩm kém đa dạng, hình thức không phong phú và bắt mắt khiến các sản phẩm Việt tại kênh bán lẻ khó cạnh tranh, không hấp dẫn người tiêu dùng. Sản phẩm trưng bày nhiều song doanh thu thấp, tiêu thụ kém, khiến hàng Việt bị “bật bãi” trước nhiều đối thủ ngoại.
Các chuyên gia lo ngại, nếu không chấn chỉnh ngay từ bây giờ thì khi các hiệp định tự do song phương và đa phương khác…có hiệu lực, hàng ngoại sẽ càng lấn sâu vào thị trường nội địa, hàng nội sẽ khó trụ vững trên chính sân nhà mình.
Hiện theo thống kê của Bộ Công Thương, thị phần bán lẻ hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại…) dù mới chỉ chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ của Việt Nam, nhưng tại các đô thị lớn, doanh thu từ bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 75% doanh thu bán lẻ của thị trường.
“Tiêu dùng siêu thị không chỉ là thói quen hiện tại mà còn là xu hướng trong tương lai. Sự hiện diện tại đây không chỉ có bán mà còn có giá trị marketing, tiếp thị vô cùng tốt với người tiêu dùng. Hàng tiêu dùng ngoại có giá cả từ hợp lý đến khá cao, nhưng chất lượng cũng tương tự so với hàng Việt Nam. Cái họ hơn chúng ta là bao bì đẹp với thông tin rõ ràng, nhiều kích cỡ nhằm cạnh tranh ở nhiều phân khúc giá”, bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương phân tích.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam, ngay cả các DN lớn chứ chưa nói đến các hợp tác xã, làng nghề truyền thống… đang phải chịu áp lực cạnh tranh về thị trường, giá và quảng cáo rất lớn từ nước ngoài. DN ngoại chỉ cần quảng cáo nhiều ở truyền hình, áp phích, báo điện tử hay mạng xã hội cũng có thể giết chết các sản phẩm tiêu dùng được sản xuất trong nước.
Bà Lan phân tích thêm, các DN sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm ngoại từ Thái, Hàn Quốc hay Nhật Bản thường đi theo đoàn, hội để “đánh” thị trường nước tiếp cận. Họ tập hợp các DN lớn nhất, sản phẩm mạnh nhất để lên kế hoạch “bóp chết” sản phẩm cùng loại. Nếu là DN độc lập thì họ cũng là DN rất lớn, đa ngành, đa sản phẩm. Khi đưa hàng hóa sang Việt Nam, họ sẽ đưa ồ ạt, thực hiện các chiến dịch quảng cáo, PR và hiện diện rầm rộ… khiến DN Việt choáng váng còn người tiêu dùng Việt thích thú với những sản phẩm mới và mạnh tay chi tiền.
Hình ảnh hàng ngoại nhập chen chật siêu thị được PV Dân Trí ghi nhận tại một số siêu thị lớn tại Hà Nội:
Video đang HOT
Kem ngoại có xuất xứ từ New Zealand
Vải, nhãn và chôm chôm đóng hộp của Thái Lan
Thịt hộp ngoại thiết kế đẹp, bắt mắt người mua
Sản phẩm kẹo của Singapore
Kem ngoại phổ biến tại các siêu thị
Kẹo Hàn quốc xuất hiện khá nhiều
Hoa quả ngoại chiếm ưu thế tại nhiều siêu thị
Sữa tươi ngoại cạnh tranh trực tiếp với sữa tươi nội
Một loại bánh Việt đóng bao cực kỳ đơn giản
Thực phẩm ngoại bắt mắt và đa dạng
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
Chỉ có ba đại gia Việt có thể vươn mạnh ra toàn cầu?
Trong một nghiên cứu, Tâp đoàn Tư vân chiên lược BCG (Boston Consulting Group, Mỹ) cho biêt chỉ có ba doanh nghiệp (DN) của Viêt Nam là Vinamilk, Viettel và FPT có khả năng dân đâu, có hành đông, đủ khả năng đê vươn ra nước ngoài.
Pháp Luật TP.HCM trao đổi với ông Douglas Jackson, Tổng Giám đốc BCG tại Việt Nam, xung quanh vấn đề này.
ông Douglas Jackson, Tổng giám đốc BCG tại Việt Nam
Lấy thị trường nội địa làm bàn đạp
. Phóng viên: Dựa trên những tiêu chí, cơ sở nào BCG đưa ra kết luận này, thưa ông?
Ông Douglas Jackson: Mục đích của báo cáo là làm nổi bật những công ty tiên phong đã sớm thực hiện thành công những bước đầu tiên để trở thành công ty toàn cầu.
Tiêu chí là DN đó hội đủ một số điều kiện: Có trụ sở tại Đông Nam Á, mức độ tăng trưởng, doanh thu hàng năm tối thiểu 500 triệu USD. Có khát vọng vươn ra thế giới và truyền đạt được điều đó...
Ví dụ Vinamilk có tham vọng trở thành top 50 DN sản xuất sữa hàng đầu thế giới năm 2020, họ nói rất rõ ràng và thực hiện tham vọng đó. Công ty này cũng đạt tỉ số TSR (tỉ số tổng lợi nhuận đem lại cho cổ đông) trong năm năm là 32%, đưa họ vào danh sách 25% công ty sản xuất sản phẩm từ sữa tốt nhất thế giới.
Ngoài ra hệ thống phân phối của công ty được xây dựng riêng cho Việt Nam.
. Theo ông, Việt Nam có hàng trăm ngàn DN nhưng tại sao chỉ có ba DN có đủ khả năng vươn ra toàn cầu?
Đằng sau sự thành công của các công ty trên có rất nhiều yếu tố. Mỗi công ty có chiến lược riêng nên khó đánh giá, song có thể thấy điểm chung của là họ xây dựng nền tảng kinh doanh vững mạnh trong thị trường nội địa trước khi tấn công ra thị trường quốc tế.
Điều này rất quan trọng vì khi kinh doanh ở nước ngoài thì những nhà quản lý sẽ lơ là với thị trường nội địa và tạo lợi thế cho các đối thủ.
Thứ hai, mỗi công ty đều chọn tham gia những thị trường mà trước đó họ đã đạt được từ thị trường nội địa sẽ tạo lợi thế cho họ trên thị trường quốc tế. Tập đoàn Viettel đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông ở một thị trường khó khăn giống như Việt Nam trước đây và đang áp dụng những thế mạnh này vào những đất nước khó khăn, kém phát triển nhất như Haiti và Timor Lieste.
Khó khăn nhưng đừng sợ hãi
. Nghiên cứu của BCG cũng chỉ ra các DN Thái, công ty đa quốc gia xem Việt Nam là thị trường tiềm năng để đầu tư khi hội nhập. Vậy xin ông cho biết DN Việt nên làm gì để có thể trụ vững và phát triển?
Đúng là các DN Thái Lan, những tập đoàn đa quốc gia có kỳ vọng nhiều nhất vào thị trường Việt Nam. Với Thái Lan do hàng Thái có khẩu vị tương đồng với Việt Nam nên được người tiêu dùng dễ dàng chấp nhận.
Tuy vậy, không phải DN Thái nào cũng thành công vì họ gặp khó khăn như về hành lang pháp lý, việc mua đất đai đòi hỏi nhiều chi phí...
Tôi cho rằng không có giải pháp chung nào cho tất cả các DN cả. Nhưng một trong các giải pháp là hãy tìm kiếm những cơ hội để hợp tác với những công ty mới ở nước ngoài, những tập đoàn đa quốc gia và các công ty nước ngoài.
. Xin ông cho biết nhận xét của mình về sức cạnh tranh của các DN Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh khốc liệt hiện nay?
Chủ tịch BCG đã từng nhận định phần lớn những DN Việt có lợi thế sân nhà và lợi thế này không phải là ngẫu nhiên. Vì DN đã tồn tại kinh doanh lâu, hiểu điều kiện kinh tế địa phương mà các công ty nước ngoài khó có thể hiểu được.
Chẳng hạn, hành lang pháp lý chưa rõ ràng khi chính sách từ Nhà nước ban hành xuống, các cơ quan quản lý mỗi nơi hiểu mỗi kiểu nên những công ty nước ngoài không hiểu được chính sách đó. Như BCG dù mô hình kinh doanh rất đơn giản, không phải xây nhà máy, ảnh hưởng môi trường... nhưng quá trình xin giấy phép ở Việt Nam mất sáu tháng.
Ngoài ra, các công ty địa phương hiểu việc chính sách tác động đến họ như thế nào và biết cách ứng phó, còn công ty nước ngoài mới vào không biết.
. So với các đối thủ đến từ Thái Lan, Singapore, DN Việt có những lợi thế và hạn chế nào, thưa ông?
Mỗi nước đều có lợi thế sân nhà của mình. Tuy nhiên, chắc chắn một lợi thế giúp các công ty Singapore, Thái Lan và Malaysia chiếm ưu thế hơn các công ty Việt Nam là sự phát triển họ đã đạt được trong các giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế và họ gặt hái được nhiều thành công.
Không phải DN Việt Nam không làm được như vậy mà đòi hỏi cần có nhiều thời gian mới tích lũy kinh nghiệm, không thể đi tắt. DN Việt cần phải lo lắng về sự cạnh tranh sắp tới nhưng không nên sợ hãi.
. Xin cảm ơn ông!
TÚ UYÊN thực hiện
Theo_PLO
Bão hoà tại thành phố, hàng tiêu dùng tìm đường về nông thôn Sau giai đoạn phục hồi vào dịp Tết âm lịch, tăng trưởng của ngành Hàng tiêu dùng (FMCG) tại 6 thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Nha Trang và Đà Nẵng đã chững lại. Thị trường nông thôn đang hứa hẹn trở thành mảnh đầt màu mỡ cho các nhà sản xuất hàng tiêu dùng....