“Siêu” thế bạn ơi!
Ai là người xuất sắc vượt lên trên 47 ngàn thí sinh tham gia Hội thi trực tuyến “ Em yêu Tổ Quốc Việt Nam”?
Hai bạn ấy quả là “siêu” khi vượt qua hàng chục ngàn thí sinh Đội viên khác, “rinh” Giải Nhất khối THCS và Tiểu học Hội thi trực tuyến “Em yêu Tổ Quốc Việt Nam” do Hội Đồng Đội TPHCM tổ chức.
“Hết hồn” với “anh chàng rất bình thường”
Quả đúng dân chuyên Toán -Tin, Mai Bá Thông (lớp 9T2, THCS Lam Sơn, Q.6, TPHCM) bề ngoài hơi “lạnh” và cực kì kiệm lời.
Tuy nhiên khi được hỏi về Hội thi “Em yêu Tổ Quốc Việt Nam” vừa qua thì bạn sôi nổi hẳn lên.
Bá Thông kể: khi trả lời xong các câu hỏi trong thời gian chỉ hơn 10 phút, chính bạn cũng giật cả mình khi thấy bảng đáp án hiện lên chúc mừng trả lời đúng 30/30 câu!
Bá Thông rất ham đọc sách.
Thừa thắng xông lên, bạn làm tiếp phần tiểu luận với nhiều ý tưởng mới cho phong trào kế hoạch nhỏ sau này được Ban giám khảo đánh giá tốt.
Mấy bạn ngồi gần đấy nhìn thấy kết quả “siêu hạng” như thế kêu ầm lên.
Tin lan khắp nơi, bạn nào cũng ngưỡng mộ anh chàng quá chừng bởi dù giành danh hiệu học sinh giỏi suốt tám năm liền nhưng trong lớp Bá Thông “rất bình thường” không thật sự nổi bật trong các sinh hoạt lớp và điểm số môn Lịch sử, Địa lí cũng không phải là xuất sắc.
Từ trước đến nay, sở trường của Bá Thông chính là các môn tự nhiên nhất là Tin học.
Bá Thông “bật mí”: có lẽ nhờ thú vui hay đọc đủ các loại sách, trong đó có cả sách Lịch sử, Đoàn, Đội nên kiến thức “chạy vô đầu” hồi nào không hay nên khi làm bài bạn nhận thấy câu hỏi rất vừa sức, cũng không có gì khó khăn cả.
“Chắc mình cũng có chút may mắn…”. Bá Thông cười toe.
Video đang HOT
Thật bất ngờ, khi đây là lần đầu tiên bạn tham gia một cuộc thi lớn như thế này và không ngờ “rinh” Giải nhất một cách oanh liệt.
Những ngày này, các bạn trường THCS Lam Sơn vui ngút trời khi biết tin trường mình có “siêu nhân 30/30 “trong thời gian ngắn nhất ẳm” Giải nhất Hội thi”.
Thầy Tổng phụ trách chúc mừng Bá Thông.
Thầy Nguyễn Thiên Phúc (Tổng phụ trách Đội trường) hồ hởi: “Cuộc thi rất mới lạ có ứng dụng Công nghệ thông tin, được tất cả các Đội viên trường hồ hởi đón nhận và tham gia sôi nổi lắm. Đặc biệt lần này, một Đội viên trường Lam Sơn giành giải Nhất thật là vinh dự cho trường nên ai cũng vui….”.
Bá Thông cho biết: “Thật ra mình rất yêu và hay tìm hiểu lịch sử Đội mà bạn bè không biết đấy thôi. Giành Giải lần này mình càng thấy tự hào và thích thú trong việc tìm hiểu lịch sử quê hương đất nước hơn…”.
“ Sếp nhỏ” đa tài
Khen ngợi cô bé lớp trưởng Trần Võ Minh Yến (lớp 5/7 tiểu học Bình Tân, Q. Bình Tân, TPHCM) của mình, cô giáo chủ nhiệm Huỳnh Kim Thuỳ nói ngắn gọn: “Trong lớp em ấy có uy tín lắm, nhiều bạn ngán lớp trưởng còn hơn cả cô giáo đấy!”.
Minh Yến có nước da rám nắng, nụ cười má lúm đồng tiền dễ thương, đặc biệt cách nói chuyện và ánh mắt thì cương quyết lắm.
Làm lớp trưởng từ năm lớp 1, Yến không chỉ học rất giỏi mà làm việc gì, chơi môn gì cũng giỏi thì làm sao bạn bè không nể sao được.
Cô giáo Thuỳ “bật mí” thêm: từ ngày có Yến làm lớp trưởng, đỡ đần công việc lớp, cô “khỏe” rất nhiều.
Minh Yến đang lên kế hoạch cùng lớp.
Cùng với cô giáo, “sếp” lớp 5/7 có rất nhiều sáng kiến hay như hàng tuần lập bảng “khen thưởng lớp”, bạn nào vi phạm kỉ luật ba lần thì không được nhận quà rồi “Chúc mừng sinh nhật bạn” để ghi nhớ và mừng ngày sinh nhật cho các bạn trong lớp, phong trào “Nuôi heo đất”…
Ngoài ra, Yến còn trực tiếp quan tâm, theo sát 1 bạn học rất yếu trong lớp suốt nhiều tháng nay.
Buổi sáng Yến vô sớm ôn bài cho bạn, khi rảnh cả hai cùng học nhóm với nhau, nhờ đó tới nay bạn tiến bộ và tự tin lên rất nhiều khiến thầy cô và bạn bè trong lớp vui hẳn.
Chưa hết đâu nha, “sếp nhỏ” lớp 5/7 còn là tay thể thao cừ khôi cả 3 môn thể thao là điền kinh, bóng chuyền và bóng ném.
Tại HKPĐ -2012 quận Bình Tân năm học vừa qua, dưới sự dẫn dắt của Yến, đội tuyển bóng chuyền, bóng ném trường tiểu học Bình Tân đều giành Hạng Ba cấp Quận.
Riêng môn điền kinh, Yến đang sẵn sàng “xuất trận” để rinh huy chương về cho trường đó các bạn!
Chân dung thủ lĩnh nhí đa tài.
Cũng giống như các bạn trường THCS Lam Sơn (Q.6), khi hay tin “sếp nhỏ” lớp 5/7 trường tiểu học Bình Tân giành giải cao các bạn ở trường đều vui ra mặt.
“Vui nhưng tụi mình không bất ngờ lắm vì bạn ấy cái gì cũng giỏi nhất là kiến thức Đội thì số 1 rồi nên giành giải là đúng rồi”. Các bạn trường tiểu học Bình Tân cho biết.
Rất người lớn, “sếp nhỏ” Minh Yến nói: “Kiến thức trong đó có kiến thức Đội và lịch sử nước nhà là vô tận nên mình tranh thủ học thầy cô, bố mẹ, mọi lúc mọi nơi để lớn lên làm người có ích.”.
Theo Hiếu Nghĩa
Mực Tím
Học sinh tiểu học được tự bầu lớp trưởng
Năm học nay, Bộ GD&ĐT sẽ chính thức áp dụng nhiều nội dung mới cho bậc tiểu học, trong đó đặc biệt chú trọng tới khả năng tự học, tự trải nghiệm của học sinh.
Theo mô hình trường học mới, học sinh sẽ hoàn toàn tự chủ, ngồi thoải mái, tự do trong lớp và giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn.
Được viết lại sách giáo khoa
Từ năm học này, Bộ chỉ đạo triển khai thí điểm mô hình trường học mới tại 1.447 trường tiểu học trên cả nước với tinh thần tự nguyện.
Ông Nguyễn Vinh Hiển - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, cho biết các trường được lựa chọn thí điểm tập trung đổi mới hoạt động sư phạm, chuyển đổi từ dạy học truyền thụ của giáo viên sang tổ chức hoạt động tự học của học sinh đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh, chú trọng tự đánh giá vì sự tiến bộ trong quá trình học tập. Các trường tham gia thí điểm là những trường thực hiện mô hình đổi mới đồng bộphương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục.
Chủ trương của Bộ là không nhất thiết phải chọn những trường tốt nhất tại mỗi địa phương nhưng cũng không thể chọn những trường có điều kiện dạy học và chất lượng quá kém.
Theo mô hình này, mỗi trường và giáo viên phải căn cứ vào nội dung của sách giáo khoa (SGK) hiện hành để viết lại SGK trong đó hướng dẫn luôn cách học. Với tài liệu này, học sinh có thể tự học, tự vận dụng kiến thức vào trong đời sống thực tế, gắn kết nhà trường với cộng đồng.
Tự bầu lớp trưởng, bàn ghế linh hoạt
Vai trò của giáo viên là giúp đỡ học sinh nhận ra bài học, có khó khăn gì thì hướng dẫn giải quyết. Ngoài việc ưu tiên khả năng tự học, mô hình trường học mới, theo ông Hiển, cũng sẽ ưu tiên hơn việc sinh hoạt tập thể để phát huy năng lực của học sinh.
Ở mô hình này, tính dân chủ trong mỗi lớp học sẽ được thể hiện rõ hơn. Học sinhtự quản, tự đưa ra tiêu chí mà các em mong muốn cho lớp mình và đề ra nội dung thi đua. Học sinh cũng tự bầu lớp trưởng, lớp phó... chứ không phải do áp đặt của giáo viên, giáo viên chỉ hỗ trợ và hướng dẫn học sinh khi cần thiết.
Ông Hiển cho hay, việc bố trí lớp học ở những trường áp dụng mô hình này cũng sẽ phải khác hiện nay. Mỗi phòng học sẽ giống như phòng học bộ môn hoặc thư viện linh động, đồ dùng dạy học sẵn có và tự làm được để ngay tại lớp học. Học sinhcần học cái gì là có thể ra góc tài liệu hoặc thiết bị để lấy. Bàn ghế cũng linh hoạt đểhọc sinh có thể học nhóm với nhau. Giáo viên có thể đến từng học sinh để giải quyết thắc mắc chứ không chỉ đứng trên bục giảng truyền thụ một chiều.
Cách đánh giá cũng khác, giáo viên sẽ phải quan sát nhiều hơn để nắm được từng bước đi của học sinh, đánh giá các em trong quá trình tự học, tự áp dụng kiến thức vào thực tiễn hoặc các buổi sinh hoạt tập thể giữa học sinh trong lớp.
Tự làm thí nghiệm
Cũng trong năm học mới, Bộ chính thức triển khai thí điểm phương pháp "bàn tay nặn bột" đối với các trường tiểu học và cả THCS tại cả 63 tỉnh, thành trên toàn quốc. Đây là phương pháp dạy hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm. Học sinh chia nhóm để tự làm, tự trao đổi, nghiên cứu, quan sát để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề trong cuộc sống. Người thầy chỉ đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn.
Bên cạnh đó, Bộ triển khai thí điểm dạy học mỹ thuật theo phương pháp mới tại 48 trường tiểu học ở 6 tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng, Hải Dương và Ninh Bình.
Ông Hiển cho biết, sẽ rút kinh nghiệm những mô hình, phương pháp mới. Nếu nội dung nào thực sự có hiệu quả sẽ được đưa vào Đề án đổi mới chương trình SGK phổ thông sau năm 2015.
Theo Thanh Niên
"Bệnh" copy-paste của sinh viên vào mùa Đến hẹn lại lên, cứ đến mùa thi tình trạng "copy - paste" lại nở rộ trong hình thức thi làm tiểu luận, bài tập lớn. Tình trạng này đang được coi là một căn bệnh nan y của ngành giáo dục được nhiều sinh viên cổ súy. Chợ online sôi động Kết thúc môn học bằng hình thức làm bài tập lớn,...