“Siêu” pháo phản lực ĐKB tới Việt Nam khi nào?
Theo Sputnik News, những khẩu pháo phản lực ĐKB được Liên Xô chuyển giao tới Việt Nam năm 1966.
Nhằm hỗ trợ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, năm 1966, Liên Xô lần đầu tiên chuyển giao các khẩu pháo phản lực ĐKB
cho QĐND Việt Nam sử dụng. Đây là loại vũ khí mang vác cơ động cao nhưng hỏa lực rất mạnh, sức tàn phá khủng khiếp nếu nhiều khẩu cùng khai hỏa cấp tập. Ảnh: Sputnik
ĐKB là định danh của Việt Nam dành cho tổ hợp pháo phản lực Grad-P do Liên Xô phát triển trên cơ sở “tách” dàn pháo phản lực BM-21 Grad hiện đại nhất thời những năm 1960. Bởi việc sử dụng bệ phóng Grad vốn không phù hợp với lối đánh du kích của quân giải phóng miền Nam thời bấy giờ, chính vì thế việc tách dàn thành từng khẩu nhỏ dễ mang vác, dễ triển khai chiến đấu hơn. Và thực tế chiến trường sau đó đã cho thấy sự lợi hại của loại vũ khí này.
Theo Sputnik, trước khi vận chuyển vào Nam chiến đấu, các tổ hợp pháo phản lực ĐKB đã được bắn trình diễn trước các lãnh đạo cấp cao của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh.
Các tài liệu của Sputnik cho biết, chỉ trong 15 phút, tiểu đoàn 12 khẩu pháo phản lực ĐKB đã bắn 144 quả đạn rocket vào mục tiêu kích thước 400×400 mét cách 8km, bên trong xây dựng các đường hầm, công sự bê tông, mô hình trực thăng.
Video đang HOT
“Khi tiếng nổ đã lắng đi, tất cả mọi người có mặt cùng Chủ tịch nước tới kiểm tra vị trí nổ. Thực tế mà chúng tôi thấy thật là khủng khiếp”, Tướng Belov – lãnh đạo chuyên gia Liên Xô hồi tưởng lại. “Đất phủ kín các đường hào và công sự, công sự bê tông, mô hình thiết vận và trực thăng bị phá và thiêu cháy”.
Pháo phản lực ĐKB có kết cấu đơn giản gồm ống phóng (có thể mang vác) 9P132, đạn rocket lắp đầu nổ phá mảnh 9M22M 122mm, bệ pháo 3 chân và bộ điều khiển.
Bệ đỡ 3 chân chống được thiết kế theo dạng gấp – mở được, chân chống trước được trang bị càng nhằm tăng độ vững chắc khi bắn. Trong trạng thái chiến đấu, toàn bệ phóng có trọng lượng 55kg, khi hành quân chia làm 2 phần (nòng pháo nặng 25kg và bệ 28kg). Thời gian chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu: 2,5 phút và ngược lại: 2 phút.
Đạn rocket 122mm 9M22M của ĐKB có thể đạt tầm bắn tối đa đến 11km.
Không bao lâu sau khi được đưa vào miền Nam chiến đấu, các khẩu pháo phản lực ĐKB đã “reo rắc nỗi kinh hoàng” khủng khiếp nhất tới quân xâm lược. Ngày 11/2/1967, 54 khẩu ĐKB của Trung đoàn 84A chỉ trong 15 phút đã hủy diệt 150 máy bay Mỹ-VNCH ở sân bay Biên Hòa.
Theo_Kiến Thức
Làn sóng phản đối dữ dội việc Ai Cập bàn giao 2 đảo cho Saudi Arabia
Phóng viên TTXVN tại Cairo dẫn truyền thông sở tại ngày 17/4 cho biết, Quốc hội Ai Cập sẽ thành lập một ủy ban để xem xét quyết định của chính phủ nước này chuyển giao hai hòn đảo Tiran và Sanafir ở eo biển Tiran trên Biển Đỏ cho Saudi Arabia.
Biểu tình trước trụ sở của Hội Nhà báo ở Cairo, phản đối chính phủ chuyển giao hai đảo cho Saudi Arabia. (Nguồn: THX/TTXVN)
Hiện Quốc hội Ai Cập vẫn chưa nhận được bất kỳ văn bản hay văn kiện nào liên quan đến thỏa thuận chuyển giao hai đảo nói trên nhưng sẽ sớm thành lập một ủy ban để xem xét các tất cả các tài liệu trước khi đưa ra quyết định có thông qua thỏa thuận hay không.
Trước đó, ngày 9/4 vừa qua, Chính phủ Ai Cập quyết định chuyển giao 2 hòn đảo chiến lược Tiran và Sanafir trên Biển Đỏ cho Saudi Arabia, động thái đã làm dấy lên những tranh cãi và làm bùng phát làn sóng biểu tình ở nhiều tỉnh ở trên khắp đất nước Ai Cập.
Những người chỉ trích và người biểu tình cho rằng thỏa thuận giữa Cairo và Riyadh liên quan đến hai đảo Tiran và Sanafir vi phạm Hiến pháp hiện hành của Ai Cập.
Báo điện tử "Dailynewsngypt" đưa tin, làn sóng biểu tình đã lan rộng ở 13 tỉnh, trong đó có thủ đô Cairo, nhằm phản đối quyết định của Chính phủ Ai Cập công nhận chủ quyền của Saudi Arabia đối với hòn đảo trên Biển Đỏ, giữa lúc lực lượng đặc nhiệm với các vũ khí hạng nặng được triển khai để ngăn chặn và giải tán đám đông.
Những người biểu tình miêu tả quyết định của chính quyền là "hành vi bán đất" và kêu gọi "chính phủ từ chức." Hơn 250 người biểu tình đã bị bắt giữ vì tội "biểu tình trái phép."
Trước những tranh cãi và chỉ trích của dư luận trong nước, Trung tâm Thông tin và hỗ trợ quyết định, một cơ quan trực thuộc Chính phủ Ai Cập, đã công bố các tài liệu chứng minh rằng đảo Tiran và Sanafir thuộc chủ quyền của Saudi Arabia, bao gồm Nghị định Tổng thống 1990 (trong đó nêu rõ hai đảo này nằm ngoài biên giới Ai Cập), các công hàm năm 1988 và 1989 giữa Bộ Ngoại giao Ai Cập và Bộ Ngoại giao Saudi Arabia, cũng như bản đồ Liên hợp quốc từ tháng 11/1973.
Theo cơ quan này, hai nước không có tranh chấp liên quan đến đảo Tiran và Sanafir, mà chúng vốn dĩ thuộc lãnh thổ của Saudi Arabia về mặt lịch sử nhưng được giao cho Ai Cập kiểm soát vào năm 1950 trong bối cảnh leo thang xung đột với Israel.
Năm 1967, Israel đã chiếm hai hòn đảo này và sau đó trả lại cho Ai Cập theo một hiệp định hòa bình năm 1979. Từ đó tới nay, Cairo tiếp tục quản lý chúng.
Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi cũng đã triệu tập một cuộc họp với đại diện của 19 đảng phái chính trị, người đứng đầu các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức nhân quyền và giới truyền thông để giải thích đồng thời tuyên bố rằng đảo Tiran và Sanafir thuộc chủ quyền của Saudi Arabia, dựa trên các tài liệu chính thức.
Ông nhấn mạnh thỏa thuận trao hai đảo cho Saudi Arabia sẽ do quốc hội quyết định. Nhiều nghị sĩ quốc hội cũng cho rằng đây chỉ là thỏa thuận mang tính kỹ thuật, do đó nó không cần phải được đưa ra trưng cầu dân ý.
Việc chính quyền Cairo nhất trí trao trả hai đảo trên Biển Đỏ cho Saudi Arabia vào thời điểm hiện nay là vấn đề hết sức nhạy cảm, trong bối cảnh đương kim Tổng thống El-Sisi đang phải đối mặt với nhiều vấn đề ở trong nước.
Tuy nhiên, giới quan sát khu vực nhận định, động thái mới nhất của Cairo được đưa ra "đúng lúc" nhằm củng cố mối quan hệ đồng minh khu vực đặc biệt với Riyadh và thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực, đăc biệt là kinh tế khi mà đất nước Kim Tự Tháp đang thiếu vốn đầu tư trầm trọng nhằm thúc đẩy nền kinh tế vốn đang èo uột sau nhiều năm bất ổn.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 16/4, một tòa án Cairo đã ra lệnh thả 25 người biểu tình bị bắt giữ hôm 15/4 trong cuộc biểu tình phản đối quyết định của Chính phủ Ai Cập trao hai đảo Tiran và Sanafir trên Biển Đỏ cho Saudi Arabia.
Các bị cáo phải đối mặt với các cáo buộc, trong đó có "biểu tình không có giấy phép" - một hành vi phạm tội bị phạt tù theo luật biểu tình mới được thông qua.
Tuy nhiên, một nguồn tin tư pháp cho biết những người biểu tình đã được trả tự do mà không phải chịu bất cứ một hình phạt nào. Đây được xem là một động thái nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của dân chúng, sau quyết định của Chính phủ Ai Cập trao trả hai hòn đảo cho quốc gia láng giềng Saudi Arabia.
Theo Vietnam
Pháo chống tăng đáng sợ nhất của Campuchia Tận mục khẩu pháo chống tăng đáng sợ nhất của Campuchia Theo một số thống kê quốc tế, Quân đội Hoàng gia Campuchia hiện có trong tay khoảng 50 khẩu pháo chống tăng T-12 hay còn có tên gọi khác là 2A19 Rapira. Mặc dù là hiện vẫn chưa có bằng chứng hình ảnh rõ ràng nhất về việc này. Pháo chống tăng...