Siêu ninja ẩn náu 30 năm trong rừng ở Philippines
Chỉ tới khi thượng cấp có mặt và ra lệnh cho ông đầu hàng, “siêu ninja” mới chấp nhận rời khỏi rừng và buông kiếm.
Khoảnh khắc Onoda bước ra khỏi rừng ở đảo Lubang.
Họ đến như một làn gió. Họ biến mất như một làn khói. Tất cả được thực hiện trong đêm với các thủ thuật vượt quá năng lực người thường. Ninja – chiến binh bóng đêm siêu hạng luôn là nỗi khiếp sợ của bất kì lãnh chúa Nhật nào mỗi khi đêm xuống.
Trung úy Hiroo Onoda thuộc lực lượng tình báo quân đội đế quốc Nhật Bản được cử tới đảo Lubang, Philippines năm 1944 trong nhiệm vụ thu thập thông tin của quân Đồng minh trên đảo này. Họ phải thực hiện các cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm tiêu hao sinh lực địch.
Onoda tuân thủ quy định rất nghiêm túc, ngay cả khi những người lính Nhật đã đầu hàng và trở về nước. Nếu có một giải thưởng dành cho thái độ trung thành tuyệt đối thì Onoda chắc chắn là người hàng đầu trong Thế chiến II.
Chiến đấu không ngơi nghỉ
Hiroo Onoda sống 30 năm trong rừng bất chấp Thế chiến 2 đã kết thúc.
Onoda được nhiều báo phương Tây xem là ninja cuối cùng của đế quốc Nhật Bản. Đội quân 4 người tinh nhuệ trong tổ tình báo của Onoda có giao nhiệm vụ tấn công sân bay và bến cảng trên đảo Lubang. Hòn đảo này sau đó bị Mỹ kiểm soát hoàn toàn.
Onoda sống nhờ gạo, dừa, chuối cướp được hoặc thỉnh thoảng vào làng trộm bia, nhu yếu phẩm khác. Trong hơn 1 năm rưỡi, Onoda và đội tình báo của ông đã tránh được sự truy bắt của kẻ thù và chiến đấu quả cảm. Cho tới tháng 8.1945, một máy bay Mỹ bay trên đảo Lubang đã rải hàng ngàn tờ truyền đơn kêu gọi Onoda đầu hàng.
Truyền đơn viết: “Những kẻ kia, chiến tranh đã kết thúc. Hãy mau ra hàng!”. Trung úy Onoda tin rằng đây là một âm mưu của quân Đồng minh để lừa nhóm tình báo Nhật ra đầu hàng. Những binh sĩ Nhật được huấn luyện để chiến đấu tới hơi thở cuối cùng nhằm bảo vệ Thiên hoàng và tổ quốc nên họ sẽ không bao giờ đầu hàng theo cách như vậy.
Onoda cũng nhận được yêu cầu từ thượng cấp phải ở trên đảo bằng bất kì giá nào cho tới khi có nhiệm vụ mới. Không tin tưởng vào những thông tin ghi trong truyền đơn, Onoda tiếp tục ở trong rừng. Bất kì khi nào có ai tiến sát hoặc gây nguy hiểm, ninja này đều nổ súng tiêu diệt.
Onoda khi còn trẻ.
Video đang HOT
Thậm chí, ông từng tấn công đồn cảnh sát địa phương vì cho rằng đây là kẻ thù trong Thế chiến II. Quân Nhật và Philippines gửi rất nhiều thông báo, truyền đơn gắn khắp rừng để khẳng định rằng chiến tranh ở Thái Bình dương đã kết thúc. Dù vậy, Onoda không có tâm trạng để tin vào những thông tin này. Ông vẫn tiếp tục giết những người dám xâm phạm vào lãnh thổ mà mình quản lý.
Năm 1950, một trong những người lính của Onoda chán ghét cảnh ngủ trong rừng rậm nhiệt đới, ăn dừa 3 ngày một lần nên đã ra đầu hàng. 4 năm sau, một người lính của Onoda bị giết khi đấu súng với cảnh sát. Năm 1959, trung úy Hiroo Onoda được chính quyền Nhật thông báo là “bị giết trong chiến tranh” thay vì “mất tích”. Quân đội Nhật có lí do để đưa ra thông báo này vì suốt 15 năm, họ không nhận được bất kì tín hiệu nào của ninja cuối cùng này.
Trong khi đó ở đảo Lubang, Onoda và thành viên cuối cùng trong đội trinh sát vẫn đưa ra các kế hoạch tấn công, thu thập tin tức tình báo quan trọng. Ông vẫn ăn chuối mỗi ngày, đánh cắp đồ từ cửa hàng tạp hóa và bắn vào bất kì ai được cho là kẻ thù.
Năm 1972, thành viên cuối cùng trong đội của Onoda bị cảnh sát bắn chết. Ông vẫn tiếp tục lẩn trốn sự truy lùng của kẻ thù và đánh nhau mỗi ngày với người địa phương. Ông được xem là “quân đội một người” như Rambo của điện ảnh Mỹ, sẵn sàng đối chọi tất cả.
Chỉ đầu hàng khi thượng cấp yêu cầu
Onoda bắt tay Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos.
Cuối cùng thì năm 1974, một sinh viên người Nhật tên là Norio Suzuki đã tiếp cận nơi ẩn náu bí mật của trung úy Hiroo Onoda. Suzuki nói với Onoda rằng chiến tranh đã kết thúc tuy nhiên ninja cuối cùng này từ chối đầu hàng. Ông nói rằng sẽ không ra hàng chừng nào chưa nhận được mệnh lệnh của thượng cấp.
Sinh viên Suzuki trở về Nhật Bản, gặp lại thượng cấp của Onoda. Vị này đang là nhân viên ở một cửa hàng sách. Chính phủ Nhật đài thọ tiền để thượng cấp của Onoda quay trở lại đảo Lubang sau 29 năm nhằm thông báo rằng Thế chiến II đã kết thúc.
Ngày 10.3.1975, trung úy Hiroo Onoda – ninja cuối cùng của Nhật Bản chịu trách nhiệm trinh sát trên đảo Lubang – rời khỏi rừng, mặc chiếc áo quân phục đã rách nát và giao chiếc kiếm cho Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos. Trong thời gian trên đảo Lubang, Onoda và người của mình đã giết hơn 30 thường dân và làm bị thương 100 người. Dù vậy, trong hoàn cảnh của mình, Hiroo Onoda được tha thứ.
Hiroo Onoda trao trả kiếm cho Tổng thống Philippines.
Onoda rất tuyệt vời vì tinh thần quả cảm như một ninja. Ông đã chiến đấu trong Thế chiến II suốt 30 năm không ngơi nghỉ và được xem là một trong những binh sĩ kiên gan nhất. Onoda sống trong rừng suốt 3 thập kỷ mà không được cung cấp trang thiết bị, nhu yếu phẩm, vũ khí đạn dược. Ông không hề chối bỏ mệnh lệnh và tiếp tục không từ bỏ khi những bạn chiến đấu đã hy sinh.
Trở về nước như một anh hùng
Onoda trở về nước năm 1974 ở tuổi 52.
Sau khi trở về Nhật, ông Hiroo Onoda được tôn vinh như một người hùng thực sự. Ông xuất bản cuốn hồi ký có tên “Không đầu hàng: Cuộc chiến 30 năm của tôi” và trở thành một hiện tượng xuất bản đương thời. Onoda được hâm mộ trên toàn nước Nhật.
Tuy nhiên, do sống cách biệt xã hội hiện đại quá lâu và không đồng ý với chính sách ngoại giao của Nhật, ông mua một trang trại ở Brazil và chuyển tới sống ở vùng Campo Grande. Năm 1976, ông kết hôn với bà Machie Onuki và quay trở về Nhật 4 năm sau đó.
Năm 1984, ông và vợ thành lập “Trung tâm tư thục thiên nhiên Onoda” ở tỉnh Fukushima, sử dụng kinh nghiệm 30 năm trong rừng để dạy trẻ em tinh thần yêu quý thiên nhiên và các kĩ năng sinh tồn, thoát hiểm.
Ông quay trở lại đảo Lubang năm 1996 nhằm đóng góp 10.000 USD cho quỹ học bổng địa phương.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài CNN, ông Onoda nói: “Mỗi binh lính thời kỳ đó đều chuẩn bị cho cái chết. Tuy nhiên là một sĩ quan tình báo và là một ninja, tôi được yêu cầu thực hiện các cuộc tấn công du kích và không được phép chết. Tôi đã tuân thủ mệnh lệnh như một người lính trung thành”.
Onoda khi về già không hài lòng với chính sách của Tokyo.
Về cuối đời, ông sống an nhàn với sức khỏe tốt, trí tuệ minh mẫn nhờ 30 năm thử thách trong rừng. Ông qua đời tháng 1.2014 tại một bệnh viện ở Tokyo do bị bệnh tim.
_________
Với bất kì ai có mong muốn trở thành ninja thực thụ thì ngôi trường đào tạo ở Nhật Bản sẽ là điểm đến không thể thích hợp hơn. Đón đọc kỳ cuối: “Khám phá trường đào tạo ninja độc nhất vô nhị thế giới ở Nhật”
Theo Danviet
Hải quân Mỹ điều máy bay cảnh báo sớm đến Nhật
Ngày 5-1 (giờ địa phương), hải quân Mỹ thông báo vào tháng 2 tới sẽ triển khai một phi đội máy bay cảnh báo sớm E-2D Advanced Hawkeye từ Norfolk (bang Virginia) đến căn cứ hải quân Iwakuni ở Nhật.
Đủ sức phát hiện máy bay tàng hình Trung Quốc
Thông báo của hải quân Mỹ giải thích: "Các biện pháp này phù hợp với định hướng chiến lược của hải quân về tái cân bằng ở châu Á-Thái Bình Dương, kế hoạch nhằm điều động các đơn vị hiện đại nhất và đủ năng lực nhất để ủng hộ cam kết của Mỹ về bảo vệ Nhật cùng với an ninh và ổn định trong khu vực".
Máy bay cảnh báo sớm E-2D Advanced Hawkeye là dòng mới nhất của máy bay E-2 Hawkeye. Máy bay sử dụng khả năng thông tin điện tử và radar tầm xa nhằm giám sát không gian chiến đấu và cảnh báo các mối đe dọa nằm ngoài tầm phát hiện của các đơn vị khác.
Máy bay có thể thu thập và phân phối hình ảnh chiến thuật đến các trung tâm chỉ huy và các bộ phận liên quan nhờ hệ thống xử lý dữ liệu riêng. CNN đưa tin máy bay trang bị radar hiện đại A/N-APY9 có thể phát hiện máy bay tiêm kích tàng hình của Trung Quốc.
Hải quân Mỹ thông báo triển khai máy bay E-2D Advanced Hawkeye đến Nhật vào lúc nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson rời căn cứ ở San Diego (bang California) khởi hành sang Tây Thái Bình Dương nhằm củng cố sự hiện diện của Mỹ.
Bà Thái Anh Văn lên đường sang Trung Mỹ
Thông báo của hải quân Mỹ về triển khai tàu sân bay USS Carl Vinson và máy bay cảnh báo sớm E-2D Advanced Hawkeye được đưa ra vào lúc quan hệ Mỹ-Trung gặp trục trặc sau khi ông Donald Trump điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn.
Trung Quốc đang bám sát chuyến đi của bà Thái Anh Văn đến Trung Mỹ (Salvador, Guatemala, Honduras và Nicaragua). Chuyến đi kéo dài trong chín ngày từ ngày 7-1. Theo lịch trình, bà sẽ quá cảnh một ngày ở Houston hôm 7-1 và cuối chuyến đi sẽ đến San Francisco.
Trả lời câu hỏi liệu bà Thái Anh Văn có tiếp xúc với êkíp của ông Trump trong lúc quá cảnh ở Mỹ hay không, cựu Giám đốc Viện Mỹ tại Đài Bắc (đại diện cho quyền lợi Mỹ tại Đài Loan) William A. Stanton cho biết Đài Loan và Mỹ đều muốn tránh xảy ra vấn đề. Ông cho rằng do sức ép từ Trung Quốc, nếu bà Thái Anh Văn có tiếp xúc với người của chính quyền mới ở Mỹ thì cuộc tiếp xúc cũng sẽ được giữ bí mật.
Trước đó, trong đêm giao thừa năm mới 2017, ông Trump cho biết về lễ tân thì ông không thể tiếp lãnh đạo nước ngoài trước ngày nhậm chức 20-1. Tuy nhiên, ông bỏ thòng một câu: "... Nhưng chúng tôi sẽ gặp nhau". Từ đó báo chí Đài Loan suy luận có khả năng bà Thái Anh Văn sẽ gặp ông Trump.
Trung Quốc đang mở rộng năng lực hải quân từ biển Đông sang Ấn Độ Dương
Ngày 6-1, báo chí Ấn Độ đưa tin hình ảnh vệ tinh qua Google Earth cho thấy một tàu ngầm Trung Quốc neo tại cảng Karachi (Pakistan) hồi tháng 5-2016.
Đây có thể là tàu ngầm lớp Hán chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc tàu ngầm lớp Thương type 093. Khác với tàu ngầm diesel-điện, tàu ngầm hạt nhân có thể hoạt động dưới nước nhiều tuần và chạy nhanh hơn. Tàu ngầm thường trang bị vũ khí hạng nặng như ngư lôi, tên lửa chống tàu.
Đây không phải lần đầu có thông tin về sự hiện diện của tàu ngầm Trung Quốc trên Ấn Độ Dương hoặc ở Pakistan. Ấn Độ đã từng phản đối Trung Quốc đưa tàu ngầm hạt nhân đến Colombo (Sri Lanka).
Theo Pháp Luật
Nhật tăng cường giúp Đông Nam Á giữ gìn an ninh Biển Đông Tháng 4/2017, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản sẽ thành lập cơ quan nhằm giúp Đông Nam Á tăng cường khả năng giữ gìn an ninh biển, trong bối cảnh tranh chấp không ngừng diễn ra. Cơ quan mới gồm 7 nhân viên. Họ sẽ tham gia huấn luyện, tổ chức hội thảo nhằm duy trì trật tự hàng hải dựa...