Siêu máy tính TQ và bác sĩ Mỹ xung đột về kết quả chẩn đoán Covid-19
Một siêu máy tính ở Trung Quốc chẩn đoán bệnh nhân ở Mỹ đã nhiễm virus corona vào năm ngoái, nhưng bác sĩ phủ nhận và nói viêm phổi do thuốc lá điện tử gây ra.
Siêu máy tính Tianhe-1 được trang bị công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của Trung Quốc đã phát hiện ra rằng một người hút thuốc lá điện tử trẻ từng điều trị trong bệnh viện ở Mỹ vì bệnh viêm phổi lạ vào mùa hè năm ngoài có thể là nạn nhân của virus corona, South China Morning Post cho biết.
Siêu máy tính phát hiện các đặc điểm khác biệt cho thấy xác suất cao của virus corona, dựa trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính (CAT) của một bệnh nhân nặng ở North Carolina từ tháng 7 đến tháng 8/2019.
Các đặc điểm bất thường gồm các mảng trắng xâm lấn vào phần dưới của phổi bệnh nhân, một hiện tượng khiến các bác sĩ khó hiểu khi xem phim X-quang của bệnh nhân ở giai đoạn đầu của đại dịch, vì nó hiếm thấy ở các loại viêm phổi khác.
Hình ảnh cho thấy các ảnh hưởng giống như do virus corona gây ra và chẩn đoán toàn diện được khuyến nghị kết hợp với thông tin dịch tễ học và các đặc điểm lâm sàng khác, theo báo cáo được tạo ra bởi AI.
Virus corona hay thuốc lá điện tử?
Theo một thông tin trên trang web của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh quốc gia (CDC) của Mỹ, bệnh nhân trên là một trong 5 người điều trị tại Bệnh viện WakeMed ở Raleigh, North Carolina.
Siêu máy tính Tianhe-1 của Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã.
5 bệnh nhân có tuổi từ 18 đến 35 đã trải qua các triệu chứng tương tự người nhiễm Covid-19, như khó thở, buồn nôn, khó chịu ở dạ dày và sốt. 5 người này đều phải nhập viện vì suy hô hấp do thiếu oxy.
3 người cần chăm sóc đặc biệt do hội chứng suy hô hấp cấp tính, một người cần đặt nội khí quản và thở máy, theo báo cáo hàng tuần của CDC. Các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm cúm và mầm bệnh khác để xác định nguyên nhân nhiễm trùng và cho kết quả âm tính.
Video đang HOT
5 bệnh nhân đều khỏi bệnh và các trường hợp của họ được CDC thêm vào nhóm bệnh nhân có khả năng liên quan đến thuốc lá điện tử vào năm ngoái. Thuốc lá điện tử đang trở nên phố biến ở Mỹ trong những năm gần đây.
Bác sĩ Kevin Davidson, người lãnh đạo nhóm y tế đã kiểm tra những bệnh nhân ở Bệnh viện WakeMed bảo vệ chẩn đoán ban đầu của họ. Siêu máy tính của Trung Quốc có thể đã sai lầm, vì các tính năng mà nó xác định dựa theo hình ảnh CAT hoàn toàn không phải là căn cứ duy nhất bác sĩ Davidson cho biết.
“Các phát hiện tổn thương tổ chức kẽ ở phế nang dựa trên CAT rất không đặc hiệu và thường được nhìn thấy trong nhiều loại bệnh nhiễm trùng khác”, bác sĩ Davidson viết trong một phản hồi qua email.
Nhiễm trùng do virus khác, tổn thương phổi cấp tính do hít phải hoặc nhiễm độc thuốc, bệnh phổi tự miễn và một số phơi nhiễm môi trường có thể dẫn đển tổn thương tương tự, theo bác sĩ Davidson. Do đó, những gì mà siêu máy tính Tianhe-1 xác định có thể là sự chồng chéo giữa Covid-19 và bệnh viêm phổi liên quan đến thuốc lá điện tử.
Bác sĩ Davidson nói rằng không có bằng chứng cho thấy 5 bệnh nhân kết nối với nguồn dịch bệnh truyền nhiễm và họ không thấy sự lây lan trong cộng đồng. Các trường hợp trên xảy ra vào mùa hè năm ngoái và không tập hợp thành các nhóm như bệnh truyền nhiễm. Họ đã nhanh chóng khỏi bệnh mà không có bất kỳ sự tái phát nào.
Virus corona đã tồn tại từ lâu
Dù dịch bệnh lần đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, một số nhà khoa học tin rằng virus có thể đã lặng lẽ lây lan giữa người với người, trước khi gây ra đại dịch toàn cầu như hiện nay.
Các bác sĩ Mỹ tin rằng thuốc lá điện tử có thể gây viêm phổi tương tự virus corona. Ảnh: SCMP.
Tiến sĩ Francis Collins, giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ, cho biết có khả năng virus corona chủng mới đã truyền từ động vật sang người từ nhiều năm trước khi nó có khả năng gây bệnh cho con người.
“Do kết quả của sự tiến hóa dần dần trong nhiều năm, hoặc có thể là nhiều thập kỷ, virus cuối cùng đã có khả năng lây từ người sang người và gây ra căn bệnh nghiêm trọng, đe dọa tính mạng con người”, tiến sĩ Collins viết trong một bài báo vào tháng trước.
Một số lý do khiến các nhà khoa học tin rằng đây có thể là trường hợp một số gene cho phép virus corona chủng mới liên kết với tế bào người với hiệu quả không được tìm thấy khi virus ở trên vật chủ trung gian.
Trung Quốc đã sử dụng AI để giúp các bác sĩ xác định trường hợp nhiễm Covid-19. Hệ thống dựa trên AI đạt độ chính xác 96% và được sử dụng để xác định lại các xét nghiệm âm tính giả thường xảy ra với các mẫu bệnh phẩm từ miệng, theo các nhà khoa học đang tham gia dự án.
Các bác sĩ cho biết AI chính xác và đang được cải thiện từng ngày. Tuy nhiên, AI có thể phạm sai lầm nên con người cần đưa ra quyết định cuối cùng. Một bác sĩ ở Vũ Hán nói rằng sự bất đồng giữa siêu máy tính Tianhe và các bác sĩ ở Mỹ có thể được giải quyết bằng xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Nếu mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân ở Mỹ có thể không còn, nhưng xét nghiệm kháng thể có thể được thực hiện để truy tìm dấu vết virus corona.
Trung Hiếu
Mỹ dùng siêu máy tính để tìm thuốc chữa nCoV
Gần 30 siêu máy tính với tổng hiệu suất lên tới 330 triệu tỷ phép tính trên giây được dùng để nghiên cứu vaccine và cách ngăn ngừa dịch.
Trước tình hình bùng nổ của Covid-19, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực siêu máy tính buộc phải tạm dừng một số dự án để tập trung cho việc tìm ra thuốc chữa và vaccine đồng thời nghiên cứu về nguy cơ lây lan cũng như đánh giá hiệu quả của các biện pháp cách biệt cộng đồng.
"Đây là ưu tiên hàng đầu hiện nay", Dan Stanzione, Giám đốc điều hành Trung tâm Điện toán cao cấp Texas, cho biết. Theo ông, nghiên cứu siêu máy tính điển hình liên quan đến việc dự báo thiên tai như động đất hay mưa bão đang hoạt động chậm lại, nhường chỗ cho dự án về Covid-19.
Siêu máy tính đóng vai trò quan trọng trpng phân tích dữ liệu.
Siêu máy tính có thể tích hợp tới 10.000 vi xử lý hoạt động cùng lúc để giải quyết một lượng phép tính khổng lồ. Stanzione so sánh siêu máy tính có thể thực hiện các phép tính đòi hỏi laptop phải tốn mất hàng trăm năm chỉ trong một ngày.
Theo một sáng kiến đầu tháng 3 được đưa ra bởi phòng nghiên cứu quốc gia của Bộ Năng lượng (Mỹ) cùng các học viện và công ty công nghệ, các nhà nghiên cứu được cấp phép có thể truy cập tự do vào các siêu máy tính. Nhờ đó, khi kết hợp lại với nhau, gần 30 hệ thống siêu máy tính thuộc Hiệp hội Điện toán Hiệu suất cao Covid-19 có thể đạt hiệu suất xử lý lên tới 330 triệu tỷ phép tính trên giây.
Trung tâm Điện toán Cao cấp Texas cũng nằm trong hiệp hội được đề cập. Đây là nơi chứa hai siêu máy tính lớn Frontera và Stampede2 cùng nhiều hệ thống nhỏ khác. Tất cả đều cho phép các nhà nghiên cứu truy cập từ xa. Ông Standzione cho biết hiện tại, có khoảng 100 nhà nghiên cứu khắp Mỹ đang sử dụng máy tính của trung tâm Texas nhằm phục vụ cho 10 dự án khác nhau liên quan đến Covid-19, trong đó có cả vaccine và dịch tễ học. Họ bắt đầu công việc này đã được gần một tháng.
Lauren Meyers, giáo sư về sinh học tại Đại học Texas at Austin, Texas (Mỹ), đang sử dụng siêu máy tính của Trung tâm Điện toán Cao cấp Texas để mô phỏng quá trình truyền nhiễm virus giữa người với người trong các khu vực nhằm nhau, nhằm hiểu rõ hơn cách thức lây lan của bệnh dịch. "Khi các quốc gia khác báo cáo về ca nhiễm, thông thường dữ liệu đưa ra không kể hết toàn bộ câu chuyện", bà Meyers nói.
Chuyên gia lấy ví dụ: siêu máy tính tính toán được có thể có hơn 11.000 ca nhiễm Covid-19 ở Vũ Hán (Trung Quốc) - trung tâm của đại dịch - trước thời điểm quan chức nước này đã ra lệnh phong toả hồi tháng 1. Trong khi đó, thực tế, Vũ Hán khi ấy chỉ báo có khoảng 425 ca nhiễm. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington (Mỹ) không hồi đáp khi được yêu cầu bình luận về thông tin này.
Giáo sư Meyers còn sử dụng siêu máy tính để đánh giá tác động của các biện pháp cách biệt xã hội do các nhà hoạch định chính sách của liên bang và bang Texas ban hành. Bà cho biết mục đích là nhằm cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách về hậu quả của việc nới lỏng hay tăng cường các biện pháp đã đề ra. Hệ thống siêu máy tính dự đoán nước Mỹ sẽ đó nhận "nhiều kiểu can thiệp trong vòng nhiều tuần, tháng tới" nhằm bảo vệ người dân khỏi virus.
Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne ở Lemont, Illinois (Mỹ) lại sử dụng hệ thống siêu máy tính để nghiên cứu cách thức lây lan của virus trong cộng đồng cũng như sự tiến hoá của nCoV, bên cạnh các dự án khác liên quan đến phát triển vaccine và tìm ra thuốc mới chống virus.
Chirag Dekate - Giám đốc nghiên cứu cao cấp của công ty nghiên cứu thị trường Gartner - cho biết, việc hợp tác về hệ thống siêu máy tính giữa các nhà nghiên cứu, quan chức chính phủ và các hãng công nghệ cho thấy việc tăng sự hiểu biết của con người về chủng virus Covid-19 đang là điều cấp thiết. Ông Dekate nói một số hệ thống siêu máy tính đang được các nhà nghiên cứu sử dụng có tốc độ và sức mạnh cao hơn nhiều so với các tài nguyên điện toán thường được dùng bởi giới doanh nghiệp, trong đó có cả các công ty dược.
Có khoảng 25 nhà nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge thuộc Đại học Tenesse cùng nhiều phòng thí nghiệm và trường đại học khác của Mỹ đang sử dụng Summit - siêu máy tính của IBM - để tìm ra thuốc chữa Covid-19. Theo Jeremy Smith - Giám đốc Trung tâm Thí nghiệm Sinh học phân tử Quốc gia thuộc Đại học Tenesse, do virus nCoV có thể tiến hoá nên sẽ cần nhiều hơn một loại thuốc để chống lại bệnh dịch.
Lợi thế của siêu máy tính Summit là tốc độ. Ông Smith cho biết nó có khả năng xử lý tương đương với một triệu laptop cùng lúc. Tuy vậy, chuyên gia này không biết phải mất bao lâu để hệ thống tìm ra phương thức chống lại virus Covid-19. "Đây là khía cạnh gây bức bối của việc này. Bởi nó là nghiên cứu khoa học và bạn sẽ không bao giờ biết mình sẽ thành công trong việc đạt tới mục tiêu cuối cùng", ông nói thêm.
Đức Trí
Trợ lý ảo Alexa có thể giúp chẩn đoán Covid-19 Dữ liệu dùng cho trợ lý ảo Alexa của Amazon được lấy trực tiếp từ các cơ quan y tế của Mỹ. Loa thông minh của Amazon tích hợp trợ lý ảo Alexa khá phổ biến hiện nay Theo The Verge, người dùng các thiết bị có tích hợp trợ lý ảo Alexa tại Mỹ giờ đây có thể sử dụng chương trình...