Siêu ấn tượng robot vỗ cánh bay như chim thật
Lấy cảm hứng từ khả năng bay lượn tuyệt vời của chim én, các nhà nghiên cứu Đức đã tạo ra robot có cánh bay giống hệt chim thật.
Robot Bionic Swift bay như chim thật
Tạo nên một con robot chim bay được với một cặp cánh cố định thì khá đơn giản, nhưng tạo nên một thứ uốn cong và vỗ cánh như một sinh vật thực thụ thì lại cực kỳ khó khăn.
Mới đây, các nhà nghiên cứu tự động hóa Festo ở Đức đã hé lộ hình ảnh về robot nhẹ có hình dáng và khả năng bắt chước vỗ cánh bay giống như một con chim én thực sự.
Festo chia sẻ trong thập kỷ qua họ thực sự ấn tượng với nhiều loại robot lấy cảm hứng từ hệ động vật của Trái Đất từ kiến, bướm đến chim cánh cụt, sứa, thậm chí cả chuột túi …
Cánh có tạo hình giống như chim én và khối lượng cơ thể khá nhẹ
Họ bắt tay vào chế tạo robot mới nhất có tên Bionic Swift, khá nhẹ bay được có ngoại hình tương tự loài chim én và khả năng bắt chước các thao tác bay của nó với độ chính xác ấn tượng.
Để có thể bắt chước như chim thật, robot có khối lượng khoảng 42 gram, hoặc tương đương một quả bóng golf. Chiều dài cơ thể khoảng hơn 44 cm và sải cánh bay hơn 68 cm.
Chiếc cánh của robot có tạo hình giống như lông chim én, được làm từ công nghệ bọt nhẹ và khả năng hoạt động giống như lông của loài chim nhỏ bay trên trời này.
Robot bay như chim thật: vỗ cánh, cất cánh và di chuyển nhẹ nhàng trong không gian rộng
Những chiếc lông vũ xếp chồng lên nhau, có thể di chuyển để không khi đi xuyên qua, mở ra đóng vào, cho phép Bio Swift thực hiện những thao tác bay ấn tượng.
Bên trong robot có hệ thống định vị GPS giúp nó có thể nhận thức về không gian và có thể bay trên một con đường đã được lập trình sẵn.
Trước đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Stanford, Mỹ đã từng tạo ra robot PigeonBot có đôi cánh như bồ câu thật.
Hay như con robot này được đặt tên Robirds, của các nhà khoa học Hà Lan, có ngoại hình giống hệt loài chim ăn thịt và khi nó vỗ cánh bay trong không trung không khác gì chim thật. Robirds có chiều dài cơ thể 58 cm, sải cánh 120 cm, bay với tốc độ tối đa 80 km/giờ.
Những nghiên cứu mới sẽ mở đường cho việc chế tạo các mẫu máy bay đạt vận tốc nhanh hơn.
1001 thắc mắc: Loài chim nào có thể bay lùi, được mệnh danh là 'phi cơ thần tốc'?
Chim ruồi là loài chim duy nhất có thể bay ngược khi vỗ cánh. Tốc độ đập cánh giữa không trung của chúng 80 lần/ giây cũng vô cùng kinh ngạc.
Chim ruồi - loài chim bay nhanh nhất hành tinh
Theo các chuyên gia, có khoảng 338 loài chim ruồi được biết đến trên thế giới. Chim ruồi và chim én tách ra từ khoảng 42 triệu năm trước, ở các khu vực thuộc châu Âu và châu Á ngày nay.
Tổ tiên của chim ruồi ngày nay từng cư trú và phát triển ở Nam Mỹ, đặc biệt là ở dãy núi Andes, cách đây khoảng 22 triệu năm. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, khoảng 140 loài chim ruồi khác nhau đang sinh sống ở khu vực này.
Màu sắc độc đáo của chim ruồi sẽ khác nhau tùy theo từng loài. Ở một số loài, ánh sáng mặt trời phản chiếu vào lớp lông trên cùng tạo ra bước sóng ánh sáng khác nhau, khiến người quan sát nhìn thấy màu sắc lông của chúng có nhiều mức độ khác nhau.
Chim ruồi hay còn gọi là chim ong, được mệnh danh là phi cơ thần tốc của thế giới tự nhiên. Đây là một họ chim nhỏ sống ở Bắc Mỹ. Khi bay chúng có thể giữ nguyên một tư thế với tần số đập cánh trung bình 70 lần/giây.
Đây là loài chim duy nhất trên hành tinh có khả năng bay lùi. Với cấu trúc cánh đặc biệt, chim ruồi có thể hoạt động tự do theo chiều hướng của vai, giúp loài chim này có thể đập cánh đứng yên một chỗ hoặc bay lùi mà không gặp phải khó khăn nào.
Vận tốc bay trung bình của loài chim này là 50 km/h. Trong mùa sinh sản những con đực phải thực hiện nhiều cú bổ nhào xuống để quyến rũ con cái.
Kết quả phân tích hình ảnh cho thấy, chim ruồi đực có thể đạt tốc độ 92,8 km/h khi chúng bổ nhào từ độ cao 30 mét để gây ấn tượng với chim cái. Do chiều dài thân trung bình của chim ruồi là 10cm nên với tốc độ đó, cứ mỗi giây chúng bay được quãng đường gấp 385 lần chiều dài cơ thể.
Trong khi đó, một phi cơ phản lực chiến đấu bay được quãng đường gấp 150 lần chiều dài thân mỗi giây khi tăng hết tốc lực. Tàu vũ trụ con thoi bay được quãng đường gấp 207 lần chiều dài thân khi chúng quay trở về quả đất. Trong quá trình bổ nhào, chim ruồi hứng chịu một lực lớn gấp 10 lần lực hút của trái đất. Ngay cả những phi công lái máy phản lực cơ chiến đấu dày dạn kinh nghiệm nhất cũng phải nôn mửa khi hứng chịu lực có độ lớn tương tự.
Sức chịu đựng của chim ruồi cũng rất phi thường, đến mức chúng có thể bay qua quãng đường 800km trên vịnh Mexico mà không cần nghỉ.
Loài chim nhỏ nhất trên trái đất
Với chiều dài khoảng 8cm, nặng từ 2 - 20gram, chim ruồi là loài chim nhỏ nhất trên Trái Đất. Theo các chuyên gia về chim ruồi, loài chim nhỏ bé này có thị giác rất tốt giúp chúng có thể nhìn thấy thức ăn cách xa khoảng 1,3km. Tổ chim ruồi rất nhỏ, có kích thước bằng một quả óc chó Anh.
Não bộ của chim ruồi chỉ to bằng hạt gạo nhưng chúng có trí nhớ siêu hạng khi cần tìm kiếm thức ăn. Chim ruồi có thể nhớ được bông hoa nào chúng đã từng hút mật và thời gian cần thiết để một bông hoa tái tạo lại mật hoa.
Chim ruồi họng đỏ dài khoảng 7-9 cm, nặng khoảng 2,83 gram và có thể di cư hơn 600 dặm (khoảng 965km).
Chỉ có chim ruồi họng đỏ đực mới có họng màu đỏ. Khi trưởng thành chim ruồi họng đỏ đực có kích thước nhỏ hơn so với con cái.
Chim ruồi cái làm tất cả mọi việc mà không có sự giúp đỡ từ con đực, từ xây tổ, đẻ trứng cho đến chăm con non.
Chim ruồi ăn mật hoa và chúng thích những bông hoa màu sắc rực rỡ có hình ống như kim ngân, tóc tiên, chùm ớt, hoa môi, bìm bìm... Chim ruồi hút mật hoa từ 5 - 8 lần mỗi lần, mỗi lần từ 30 - 60 giây.
Chim ruồi có cái lưỡi dài xẻ đôi ở phần đầu giúp chúng hút được mật hoa ở bên trong của những bông hoa. Ngoài mật hoa, chim ruồi còn thích ăn các loài côn trùng bay thân mềm. Nhịp tim của chim ruồi có thể đẩy lên 1200 lần/phút, và nhịp thở của chúng là 250.
Chim ruồi có thể hoạt động trong mưa, vì vậy nếu may mắn bạn hoàn toàn có thể ngắm chim ruồi bay trong mưa.
Video Chim ruồi đực đeo mặt nạ tán tỉnh con cái:
Kỹ năng bắt cá dưới nước siêu đẳng của loài chim bay chỉ dựa vào sức mạnh đôi cánh Loài chim Ceryle rudis là loài chim lớn nhất thế giới thực sự bay tại chỗ mà không sử dụng bất kỳ luồng không khí nào. Sông Luangwa ở Zambia là nơi duy trì cuộc sống cho thế giới loài chim vừa nhiều về số lượng, vừa đa dạng về loài. Riêng chim bói cá đã có tới 7 loài. Loài nhỏ nhất...