Siết quản lý trung tâm dạy ngoại ngữ, tin học
TPHCM hiện là 1 trong 2 thị trường đào tạo ngoại ngữ, tin học lớn nhất cả nước. Mỗi năm học có thêm hàng chục trung tâm đào tạo mới đi vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu học tập không ngừng tăng cao của người dân TP. Tuy nhiên, việc quản lý loại hình này như thế nào để đảm bảo tối đa quyền lợi người học vẫn là bài toán khó đặt ra cho các cơ quan quản lý.
Lo không kịp chuẩn hóa đội ngũ
Mới đây, tại Hội nghị tổng kết năm học 2017-2018 và triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019 khối ngoại ngữ, tin học do Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, thừa nhận với số lượng 683 trung tâm ngoại ngữ, tin học đang hoạt động (có gần 1,2 triệu lượt học viên theo học mỗi tháng), ngành giáo dục TP đứng trước yêu cầu không ngừng tăng cao về năng lực kiểm tra, quản lý.
Năm học 2017-2018, Sở GD-ĐT TPHCM đã tổ chức các đoàn thanh tra 100% trung tâm ngoại ngữ, tin học tại 7 quận (quận 1, 3, 5, 7, 10, Phú Nhuận và Bình Thạnh). Kết quả, có 7 đơn vị tổ chức giảng dạy không phép.
Đoàn kiểm tra đã đề xuất xử lý chấm dứt hoạt động, gỡ bỏ bảng hiệu và quảng cáo chiêu sinh, giải quyết quyền lợi cho người lao động và người học, tổng số tiền xử phạt hơn 139 triệu đồng.
Ngoài ra, thanh tra sở cũng kịp thời chấn chỉnh sai phạm tại 27 đơn vị khác về các lỗi như nội dung quảng cáo, bảng hiệu, chương trình, sử dụng lao động người nước ngoài không đúng quy định.
Đăng ký học ngoại ngữ ở một trung tâm trên địa b àn TPHCM. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Ở góc độ khác, bà Trần Thị Kim Thanh, Phó phòng Giáo dục thường xuyên (Sở GD-ĐT TPHCM), cho biết tại một số cuộc họp chuyên môn gần đây có báo cáo viên người nước ngoài, nhiều đơn vị không cử giám đốc trung tâm đi dự họp với lý do “không có phiên dịch tiếng Việt”.
Đây là thực tế rất đáng lo ngại, khi tới đây cả nước sẽ thực hiện Thông tư 21/2018 do Bộ GD-ĐT ban hành về Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 10-10-2018).
Theo đó, vị trí giám đốc trung tâm ngoại ngữ được yêu cầu phải có trình độ tốt nghiệp đại học ngoại ngữ; hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Đối với giáo viên người nước ngoài, để đủ điều kiện dạy ngoại ngữ theo thông tư mới phải có bằng cao đẳng trở lên, có chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.
Video đang HOT
Đây là yêu cầu không có trong các văn bản quản lý cũ, nhằm khắc phục tình trạng “vơ bèo vạt tép” của các trung tâm đối với lực lượng này. Tuy nhiên, khi thời điểm triển khai đã cận kề, nhiều đơn vị cho biết khó kịp hoàn thành yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ.
Chấn chỉnh hoạt động liên kết đào tạo
Theo Bộ GD-ĐT, cả nước hiện có 10 đơn vị đủ năng lực tổ chức thi, cấp giấy chứng nhận năng lực tiếng Anh tương đương 6 bậc của Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.
Trong đó, khu vực phía Nam có 3 đơn vị gồm Trường Đại học Sư phạm TPHCM, Trung tâm Seameo Retrac và Trường Đại học Cần Thơ.
Tuy nhiên, theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT), đây chỉ là danh sách 10 đơn vị được giới thiệu do có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo, bồi dưỡng, ôn luyện và tổ chức các kỳ thi tiếng Anh, đồng thời đã tiến hành nhiều đợt đánh giá và cấp chứng nhận ngoại ngữ.
Bộ chưa có văn bản quy định chỉ những đơn vị này mới được tham gia đánh giá và cấp chứng nhận theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả cơ sở đào tạo và khảo thí ngoại ngữ trên cả nước nếu đủ năng lực đều có thể tham gia đánh giá và cấp chứng nhận năng lực ngoại ngữ cho các đối tượng học viên có nhu cầu.
Thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã tiếp nhận và xử lý nhiều thông tin liên quan đến tổ chức thi và cấp chứng nhận ngoại ngữ của các đơn vị. Trong đó, không ít trường hợp trung tâm ngoại ngữ “tự xưng” có liên kết đào tạo với các trường đại học uy tín, tổ chức các khóa học trọn gói gồm ôn tập, “bao” thi đậu hoặc “bao” cấp chứng chỉ.
Điều này khiến hình thành thị trường mua, bán văn bằng với chất lượng vàng thau lẫn lộn. Trước tình hình đó, Bộ GD-ĐT đã tăng cường các đợt kiểm tra, giám sát, qua đó kịp thời phát hiện nhiều vi phạm, những mặt còn hạn chế, yêu cầu các đơn vị kịp thời khắc phục.
Tuy nhiên, về lâu dài, cần thêm quy định chặt chẽ hơn từ phía cơ quan quản lý để khắc phục. Riêng đối với đội ngũ nhà giáo, nhiều ý kiến cho rằng bộ nên có thêm lộ trình chuẩn hóa trình độ ngoại ngữ theo từng giai đoạn, không nên có những quy định “thắt” rồi “mở”, tạo ra áp lực không đáng có như thời gian qua.
Tới đây, Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng Đề án thành lập Trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc gia theo hướng xây dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá ngoại ngữ của Việt Nam tiệm cận với quốc tế, đồng thời có phương án đổi mới hệ thống đánh giá năng lực ngoại ngữ quốc gia, xây dựng quy chế tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc, đảm bảo việc kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng được thống nhất, chuyên nghiệp, công bằng, khách quan và minh bạch.
Theo tapchigiaothong
Đào tạo thừa, tuyển dụng thiếu giáo viên
Trước thềm năm học mới, rất nhiều địa phương, trong đó có TP.HCM, không tuyển được giáo viên. Điều này tạo ra nghịch lý thiếu - thừa, kéo theo nhiều hệ lụy.
Ngay tại TP.HCM, nơi có các trường đào tạo sư phạm nổi tiếng, nhưng vẫn không tuyển được giáo viên (GV). Không những thiếu GV, nhiều quận, huyện hiện nay tìm đỏ mắt không được GV, đặc biệt là GV tiếng Anh.
Tuyển 44 nhưng chỉ có 8 hồ sơ
Tại buổi làm việc của Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân với Sở GD&ĐT TP.HCM mới đây, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD&ĐT, nói đã tổ chức tuyển dụng và phân công GV về các đơn vị trực thuộc.
Các quận, huyện đang khẩn trương thực hiện công tác tuyển dụng GV mầm non, tiểu học và THCS. Tuy nhiên, công tác tuyển dụng GV ở các quận, huyện hiện nay thực hiện còn chậm và chưa đồng bộ. Một số quận, huyện đến tháng 10/2018 mới có quyết định tuyển dụng viên chức trong khi ngày 20/8 học sinh toàn TP đã tựu trường.
Việc tuyển dụng giáo viên tiếng Anh bậc tiểu học tại TP.HCM đang rất khó khăn. Ảnh: Tấn Thạnh /Người Lao Động.
Thực tế, tuyển dụng GV mầm non, tiểu học lâu nay với các quận, huyện vùng ven vẫn là bài toán khó. Ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng phòng GD&ĐT quận 6, cho biết quận đang thông báo tuyển GV từ mầm non đến THCS. Hiện nay, mỗi trường thiếu từ một đến hai GV. Tuy nhiên, thuận lợi của quận 6 là nguồn GV lâu nay ổn định, chỉ tuyển bổ sung do mỗi năm có một số GV về hưu.
Xác định tuyển dụng thành nhiều đợt quanh năm, nhưng nhiều quận, huyện, nhất là những quận có tỷ lệ tăng dân số cơ học cao, học sinh đông luôn trong tình trạng phập phù vì khó tuyển.
Ông Tạ Tân, Trưởng phòng GD&ĐT quận Tân Phú, cho biết lo nhất hiện nay là thiếu GV tiếng Anh tiểu học. Nhu cầu là 44 GV nhưng cho đến nay mới chỉ 8 hồ sơ đăng ký.
Tại quận 12, theo ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng GD&ĐT quận, nhu cầu tuyển dụng năm học này là 197 GV và dự tính phải gấp rút tuyển dụng để kịp khai giảng năm học mới. Đây cũng là quận có năm phải tuyển thành 3-4 đợt mới tuyển đủ GV cho các bậc học.
Môn đổ dồn, môn lại đìu hiu
2018-2019 là năm đầu tiên ngành GD&ĐT TP tiến hành bỏ quy định hộ khẩu trong tuyển dụng. Tuy nhiên, dù bỏ hay không, nghịch lý lâu nay vẫn là ứng viên đổ dồn vào bậc THPT.
Năm học 2018-2019, nhu cầu tuyển dụng đối với các trường THPT và 3 trung tâm GDTX trực thuộc sở là 363 GV, 62 nhân viên trong khi có tới 1.682 ứng viên đăng ký. Tính trung bình, tỷ lệ chọi để trở thành viên chức ngành GD&ĐT TP.HCM là 1/3,95. Trong đó, rất nhiều môn có tỷ lệ "chọi" cao ngất ngưởng.
Chẳng hạn môn Vật lý, trong khi chỉ tiêu chỉ có 18, số ứng viên đăng ký xét tuyển lên tới 271 người, tương đương một "chọi" hơn 15; môn Toán có 40 chỉ tiêu, đăng ký 330, tỷ lệ "chọi" 1/8,25; môn Hóa chỉ tiêu 12, đăng ký 180, tỷ lệ "chọi" 1/15. Thậm chí, ngay cả những môn lâu nay ngành GD&ĐT TP đang cần nhiều nhân lực, như môn tiếng Anh, cũng có tỷ lệ "chọi" 1/1,3 (chỉ tiêu 70, đăng ký 91)...
Trái ngược với THPT, bậc mầm non và tiểu học lại là tình trạng đìu hiu, thậm chí nhu cầu còn cao hơn hồ sơ ứng tuyển. Theo lãnh đạo nhiều phòng GD&ĐT, tình trạng thiếu GV mầm non, tiểu học ở nhiều quận, huyện diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng còn có thể khắc phục dần dần vì tuyển dụng nhiều đợt trong năm. Tuy nhiên, khó khăn nhất là thiếu GV tiếng Anh tiểu học, bởi đây là lực lượng đặc thù, không thể thay thế hay nhờ GV môn khác cáng đáng được.
Khát giáo viên tiếng Anh
Theo ông Lưu Hồng Uyên, trong trường hợp vào năm học mới nhưng tuyển vẫn chưa đủ, GV bộ môn có thể thêm giờ, luân phiên gánh vác, nhưng GV tiếng Anh thì không. Ông Tạ Tân cho rằng yêu cầu tuyển dụng GV tiếng Anh đang làm khó các trường, lý do là yêu cầu GV phải có bằng sư phạm tiếng Anh mới được đi dạy. Trong khi đó, những GV tốt nghiệp ngành này thường không chấp nhận dạy tiểu học.
Theo hiệu trưởng một trường tiểu học, hơn 70% học sinh tại các trường tiểu học ở TP.HCM hiện nay theo học chương trình tiếng Anh tăng cường (TATC). Tuy nhiên, về phía các trường, khó khăn nhất là tuyển dụng đội ngũ GV. Lý do chính là thu nhập từ GV dạy ở trường không thể như bằng dạy thêm bên ngoài, nhất là tại các trung tâm.
Rất nhiều trường do không tuyển đủ GV nên phải hợp đồng với bên ngoài, trường nào tuyển rồi thì nơm nớp lo GV dứt áo ra đi.
Cơ chế tuyển dụng hiện nay nhiều bất cập khiến nguy cơ không thể tuyển được GV tiếng Anh tiểu học. Theo khoản 1, điều 6 Thông tư số 28 của Bộ GD&ĐT, quy định về chế độ làm việc đối với GV phổ thông, định mức tiết dạy đối với GV tiểu học dạy TATC, GV tiểu học được tuyển dụng giảng dạy TATC cũng quy định định mức tiết dạy (23 tiết/tuần) như GV tiểu học.
Cụ thể, khi chưa có Thông tư 28, một GV TATC của trường được trả 50.000 đồng/tiết, bắt đầu từ tiết đầu tiên; dạy bao nhiêu tiết thì nhân lên bấy nhiêu tiền. Tuy nhiên, khi áp dụng Thông tư 28, định mức tiết dạy của GV TATC trong một tuần phải là 23 tiết.
23 tiết này xem như nghĩa vụ và không được trả lương trong khi đây là chương trình học có thu thêm học phí (80.000 đồng/tháng/học sinh) khiến cho GV tiếng Anh mất một khoản thù lao không nhỏ.
Không bảo đảm chuẩn GV
Tại buổi làm việc của Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân với ngành GD&ĐT TP, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết chương trình tiếng Anh của một TP phát triển là rất cần thiết, nói đến hội nhập là nói đến trình độ ngoại ngữ và đặc biệt là tiếng Anh.
Tuy nhiên, quy định của Bộ GD&ĐT lại không có vị trí việc làm GV tiếng Anh tiểu học, khiến các trường tuyển dụng hết sức khó khăn. Ngay ở bậc THPT thiếu 80 GV mà chỉ có 90 người dự thi, không bảo đảm được chuẩn của GV TP.
Theo Zing
Gần 1,3 triệu học sinh tựu trường, TPHCM đề xuất tăng biên chế giáo viên Sáng nay 20/8, gần 1,3 triệu học sinh ở TPHCM từ bậc tiểu học đến THPT chính thức tựu trường. Năm học này, số lượng học sinh ở TPHCM tăng khủng khiếp, tiếp tục là đặt áp lực về sĩ số đối với việc dạy và học của thầy trò. Trừ bậc mầm non tựu trường năm học 2018-2019 vào ngày khai giảng...