Siết mở ngành để giữ chất lượng đại học
Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết tâm siết chặt việc mở ngành ĐH với những quy định được xem là khá ngặt nghèo để nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Từ ngày 23-10, Thông tư 22 quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục mơ nganh đào tạo va đình chỉ tuyên sinh, thu hôi quyêt đinh mơ nganh đao tao trinh đô ĐH chính thức có hiệu lực.
Thêm điều kiện liên quan đến doanh nghiệp
Theo quy định mới, để được mở ngành đào tạo, các trường ĐH phải bảo đảm ngành đăng ký đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội, người học cũng như yêu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, vùng miền và cả nước.
Một giờ thực hành của sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội tại Bệnh viện ĐH Y Hà Nội
Trường hợp các trưởng mở nganh đào tạo chưa có trong danh mục đào tạo (ngành mới), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) yêu cầu cơ sở đào tạo phải làm rõ luận cứ khoa học, nhu cầu của xã hội về ngành mới này, trong đó có ít nhất 2 ý kiến về sự cần thiết đào tạo của 2 cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo.
Bên cạnh đó, các trường cũng phải nêu thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới kèm theo ít nhất 2 chương trình đào tạo tham khảo của cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng hoặc cho phép thực hiện và cấp văn bằng (trừ các ngành chỉ có đào tạo ở Việt Nam hoặc các ngành liên quan đến an ninh, quốc phòng).
Về cơ sở vật chất, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường phải có đủ phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm… Ngoài ra, phải có hợp đồng liên kết giảng dạy thực hành, thực tập trong lĩnh vực ngành mở mới với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực ngành đăng ký đào tạo.
Khắt khe đào tạo y dược
Để hạn chế tình trạng một số trường không có kinh nghiệm về đào tạo y dược nhưng vẫn tuyển sinh ngành y dược, Bộ GD-ĐT cũng đưa ra các quy định rất khắt khe trong việc đào tạo y dược.
Cụ thể, đối với một số ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe, giảng viên và người hướng dẫn thực hành các môn học, học phần liên quan đến khám chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề khám – chữa bệnh, đã hoặc đang làm việc trực tiếp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện là cơ sở thực hành trong đào tạo nhóm ngành sức khỏe theo quy định.
Video đang HOT
Mỗi môn học thuộc kiến thức cơ sở ngành hoặc chuyên ngành của chương trình đào tạo phải có ít nhất một giảng viên cơ hữu có văn bằng, luận văn, luận án tốt nghiệp phù hợp với môn học chịu trách nhiệm giảng dạy, trong đó phải bảo đảm đủ số tiến sĩ tối thiểu. Ví dụ ngành y đa khoa có 2 tiến sĩ thuộc lĩnh vực khoa học y sinh, 6 tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học lâm sàng và một tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học dự phòng (hoặc y tế công cộng)…
Không chỉ ngặt nghèo về giảng viên, điều kiện về cơ sở vật chất đối với ngành y dược cũng rất chặt chẽ. Ví dụ đối với ngành y đa khoa ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về sinh học và di truyền y học, lý sinh, hóa học, giải phẫu. mô phôi, sinh lý, hóa sinh, vi sinh – ký sinh trùng, giải phẫu bệnh, sinh lý bệnh – miễn dịch, dược lý, dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe môi trường và sức khỏe nghề nghiệp, điều dưỡng cơ bản…
Ông Hoàng Năng Trọng, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược Thái Bình, đánh giá việc Bộ GD-ĐT nâng điều kiện mở ngành mới khối y dược là cần thiết. Đào tạo các ngành liên quan đến sức khỏe cần phải chuẩn bị kỹ điều kiện do liên quan đến tính mạng con người.
Hiệu trưởng một trường ĐH khối y dược cho hay vì quy định này mà trường ông chưa đủ điều kiện để mở ngành răng hàm mặt. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng quy định mới là cần thiết để các trường đầu tư nhiều hơn các điều kiện bảo đảm chất lượng cho việc đào tạo nhân lực ngành y.
Giảng viên cơ hữu không được trùng ngành
Cũng theo Bộ GD-ĐT, đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu cơ hữu của ngành đăng ký đào tạo không được trùng với giảng viên cơ hữu của ngành khác, trong đó có ít nhất một tiến sĩ cùng ngành chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và cam kết bảo đảm chất lượng đào tạo trước cơ sở đào tạo và xã hội. Cụ thể, phải có ít nhất 10 giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên cùng ngành hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo, trong đó có ít nhất 1 tiến sĩ và 4 thạc sĩ hoặc 2 tiến sĩ và 2 thạc sĩ cùng ngành đăng ký đào tạo. Giảng viên cơ hữu phải bảo đảm giảng dạy ít nhất 70% khối lượng chương trinh đao tao. Khối lượng kiên thưc còn lại do giảng viên thỉnh giảng (trong và ngoài nước) thưc hiên.
Theo NLD
ĐH cấp bằng cho ông Nguyễn Xuân Anh khi chưa có chứng chỉ chất lượng?
ĐH California Southern, Mỹ, có chứng chỉ chất lượng quốc gia năm 2010 và chứng chỉ chất lượng vùng năm 2015. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhận bằng tiến sĩ của trường này tháng 12/2006.
Chứng chỉ chất lượng đại học là một trong những tiêu chí giúp du học sinh chọn trường tốt ở Mỹ.
Trường hợp một cơ sở đại học mới nhận được chứng chỉ chất lượng trong thời gian gần đây, ví dụ Đại học California Southern, có chứng chỉ quốc gia năm 2010 và chứng chỉ vùng năm 2015, bằng cấp và tín chỉ nhận trước thời điểm đó nên được hiểu như thế nào?
Theo TS Đinh Công Bằng (từng là nghiên cứu sinh ở Đại học bang Florida, hiện làm việc tại Mỹ), bằng cấp và học phần nhận trước thời điểm có chứng chỉ được coi là không có chứng chỉ chất lượng (unaccredited degrees/credits) và tùy thuộc hoàn toàn vào cơ quan/doanh nghiệp/đại học mà chủ nhân của bằng cấp/tín chỉ định sử dụng.
Ví dụ, tiểu bang Florida, Mỹ, vẫn cho phép cá nhân có unaccredited degrees thi chứng chỉ hành nghề kế toán CPA nếu họ học tiếp 15 tín chỉ cao học ở một chương trình có chứng chỉ vùng. Trong khi đó, một trường đại học hoặc công sở, bằng cấp không chứng chỉ thường bị coi là vô giá trị.
Vậy, các trường đại học ở Mỹ được cấp chứng chỉ chất lượng như thế nào?
Ông Bằng cho biết Bộ Giáo dục Mỹ không cấp chứng chỉ chất lượng mà dành việc đó cho các tổ chức phi lợi nhuận chuyên môn. Bộ này chỉ có trách nhiệm công nhận những tổ chức chuyên môn đó.
Trong nhiều năm, ông Đinh Công Bằng (trái) hỗ trợ sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam tại Mỹ về lựa chọn trường, ngành nghề, tìm việc ở Mỹ sau khi tốt nghiệp. Ảnh: NVCC.
Chứng chỉ chất lượng vùng (regional accreditation): Đây là chứng chỉ chất lượng cao nhất mà bất cứ cơ sở giáo dục đại học nào đều nên có. 7 tổ chức cấp chứng chỉ vùng lớn nhất là MSCHE, NEASC, HLC, NWAC, SACS, WASC và ACCJC.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục Mỹ công nhận một số tổ chức vùng khác như Oklahoma Board of Career and Technology Education và Puerto Rico State Agency for the Approval of Public Postsecondary Vocational, Technical Institutions and Programs.
Sinh viên có bằng/tín chỉ học phần từ những trường có chứng chỉ vùng sẽ có thuận lợi khi chuyển sang trường khác hoặc học lên cao hơn. Họ cũng được phép vay tiền học từ chính phủ Mỹ và không gặp khó khăn gì khi ứng thi các chứng chỉ hành nghề chuyên môn sau khi tốt nghiệp.
Theo báo Tuổi Trẻ, từ tháng 2/1995 đến 9/1998, ông Nguyễn Xuân Anh - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng - học cử nhân Quản trị Kinh doanh trường Humber College, Canada.
Từ tháng 3/2001 đến 9/2002, ông Xuân Anh học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, trường California Southern University (Mỹ).
Cũng từ trường California Southern University, từ tháng 3/2005 đến 12/2006, ông Nguyễn Xuân Anh lấy bằng tiến sĩ hệ chính quy, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.
Theo TS Đinh Công Bằng, ĐH California Southern có chứng chỉ quốc gia năm 2010 và chứng chỉ vùng năm 2015.
Chứng chỉ chất lượng quốc gia (National Accreditation): Tuy có chữ "quốc gia", chứng chỉ này không được coi trọng bằng chứng chỉ vùng, thường cấp cho các trường đại học từ xa, trường tôn giáo, hay trường dạy nghề.
Một số tổ chức chứng chỉ quốc gia là Accrediting Commission of Career Schools and Colleges, Association for Biblical Higher Education - Commission on Accreditation và Distance Education Accrediting Commission.
Sinh viên học ở các trường có chứng chỉ quốc gia được phép vay tiền học từ chính phủ Mỹ. Một số trường và một số ngành nghề không chấp nhận bằng/tín chỉ từ các trường chỉ có chứng chỉ quốc gia. Chứng chỉ quốc gia thường được coi là một bước khởi đầu của một số trường mới thành lập để tiến tới đạt được chứng chỉ vùng.
Chứng chỉ chất lượng ngành: Nhiều ngành có hệ thống cấp chứng chỉ riêng ví dụ ngành quản trị (AACSB), công nghệ (ABET), điều dưỡng (CCNE và ACEN), dược (ACPE)...
Chứng chỉ ngành cấp cho một trường ngành (college) trong một đại học tổng hợp (university) nhằm kiểm soát chất lượng chuyên môn thuộc một ngành nghề/trường nghề nhất định bởi một hội đoàn chuyên môn.
Sinh viên học từ các trường không có chứng chỉ ngành có thể không được phép thi chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ chất lượng ngành chỉ được cấp cho các trường đã có chứng chỉ vùng hoặc quốc gia.
Chứng chỉ STEM của Sở di trú Mỹ: Trong những năm gần đây, Mỹ ưu tiên sinh viên nước ngoài học các ngành STEM khi họ kiếm được việc làm ở đất nước này bằng cách cho phép thực tập sau tốt nghiệp dài đến 3 năm thay vì một năm như thông thường.
Để được thực tập 3 năm, sinh viên phải tốt nghiệp từ các ngành có chứng chỉ STEM từ Sở di trú Mỹ. Để có chứng chỉ này các chương trình đại học phải có một hàm lượng toán, công nghệ và khoa học nhất định trong giáo trình.
Để thu hút sinh viên nước ngoài nhiều trường đã "STEM hóa" nhiều ngành xã hội, bao gồm giáo dục, hệ thống thông tin doanh nghiệp, tài chính, tâm lý...
Ông Đinh Công Bằng từng là nghiên cứu sinh ở Đại học bang Florida (Mỹ). Hiện, ông Bằng là chuyên viên công nghệ thông tin của chính phủ Mỹ ở Florida.
Trong nhiều năm, ông đã hỗ trợ sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam tại Mỹ về lựa chọn trường, ngành nghề, tìm việc và định cư ở Mỹ sau khi tốt nghiệp.
Ông Bằng từng làm việc trong các dự án chính phủ tại Việt Nam và Mỹ, từng là admin của mạng VietPhD.org, nơi chia sẻ thông tin cơ hội học sau đại học ở nước ngoài.
Theo Zing
Công bố tỷ lệ sinh viên có việc làm: Ai kiểm chứng? Quy chế tuyển sinh đại học mà Bộ GD&ĐT vừa công bố đưa ra hai chỉ số bắt buộc phải công khai trong mùa tuyển sinh 2018. Đó là tổng chi phí để đào tạo một sinh viên/năm và tỷ lệ sinh viên chính quy có việc làm sau 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp của 2 khóa gần nhất. Trong bối...