Siết đào tạo liên thông
Dù vừa đưa ra lấy ý kiến nhưng dự thảo mới về đào tạo liên thông của Bộ GD-ĐT đã khiến nhiều trường trung cấp đứng ngồi không yên
Nếu dự thảo được ban hành, các trường trung cấp (TC) chỉ còn nước… chết vì không có thí sinh theo học. Tuy nhiên, đó là chủ trương, quan điểm của Bộ GD-ĐT và nhiều trường ĐH muốn siết chặt việc đào tạo liên thông để nâng cao chất lượng đào tạo.
Dễ đóng cửa trường
Lãnh đạo một trường TC tại Hà Nội không giấu giếm: Một trong những lý do quan trọng khiến trường này mấy năm nay vẫn tuyển tạm đủ thí sinh chính là chính sách được liên thông để lấy bằng CĐ, ĐH ngay khi tốt nghiệp. Nay, trước các quy định về siết đào tạo liên thông mà Bộ GD-ĐT đưa ra, không phải chỉ trường ông mà rất nhiều trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) khác sẽ đi vào ngõ cụt và hệ quả là nhanh chóng phải đóng cửa vì không có thí sinh.
Đề xuất của Bộ GD-ĐT trong dự thảo về liên thông mới là khi liên thông từ trình độ TC nghề, TCCN lên trình độ ĐH, thí sinh phải dự thi tuyển 2 môn văn hóa theo khối thi của ngành dự định học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH hệ chính quy hằng năm do Bộ GD-ĐT tổ chức và một môn cơ sở ngành.
Video đang HOT
Lớp học liên thông tại ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
Nếu liên thông từ trình độ TC nghề, TCCN lên trình độ CĐ hoặc từ trình độ CĐ nghề, CĐ lên trình độ ĐH, thí sinh dự thi tuyển một môn văn hóa theo khối thi của ngành dự định học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH hệ chính quy hằng năm do Bộ GD-ĐT tổ chức và 2 môn cơ sở ngành. Tổng điểm 3 môn tối thiểu phải đạt từ 15 điểm trở lên.
Nguyễn Phương Linh, học sinh Trường TC Công nghệ Hà Nội, cho biết: Vì học lực trung bình nên Linh chọn đường vòng là học TC, dự kiến sau này sẽ thi liên thông lên ĐH. Tuy nhiên, dự thảo này đã đóng chặt cánh cửa vào ĐH của Linh vì học sinh này chắc chắn không đủ trình độ để thi kỳ thi tuyển sinh ĐH chính quy.
Một chuyên gia tuyển sinh nhận định: Quy định này “chặn” đường vào ĐH của học sinh TCCN và TC nghề bởi đầu vào của hệ TC rất thấp, phần lớn hiện nay các trường chỉ xét tuyển đó là chưa kể đến ngoài học sinh tốt nghiệp THPT còn tuyển cả học sinh tốt nghiệp lớp 9, học sinh học giữa chừng các lớp 10, 11, 12. Với trình độ như vậy, làm sao học sinh TC có thể thi đầu vào như ở kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy. Bên cạnh đó, sau 2-3 năm học TC thì kiến thức ở phổ thông đã rơi rụng gần hết.
Quá dễ dãi để liên thông
Lãnh đạo một trường ĐH cho rằng thi liên thông như hiện nay quá dễ dãi. Học TC đã dễ, thi liên thông cũng dễ, rồi quá trình học liên thông cũng cẩu thả hơn so với chính quy, thế mà bằng cấp lại tương đương chính quy. Như thế là không công bằng vì giỏi – kém cũng như nhau, ai cũng có được bằng ĐH, là phổ cập ĐH.
Theo ông Ngô Thế Chi, Giám đốc Học viện Tài chính, quan điểm của ông là đầu vào kém thì không nên học ĐH. “ Xã hội đòi hỏi đào tạo phải có chất lượng thì phải chấp nhận thực tế này. Muốn có bằng ĐH nhưng bản thân không bảo đảm chất lượng thì đừng có mơ. Nên chấp nhận thực tế chứ không phải đổ xô tìm mọi cách để có tấm bằng ĐH. Phải phân luồng rõ ràng, người nào giỏi làm thầy, người nào không giỏi thì làm thợ” – ông Chi nhấn mạnh.
Thế nhưng, ông Nguyễn Thanh Chương, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH GTVT, lại cho rằng chỉ nên thi tuyển bằng môn chuyên môn chứ không nhất thiết là môn văn hóa. “Mất 3 năm học CĐ mà học xong lại phải thi đầu vào bằng các môn văn hóa như tuyển sinh chính quy vào thì thà ở nhà ôn tập sang năm thi lại ĐH cho đỡ lãng phí” – ông Chương nói. Cũng theo ông Chương, vấn đề ở đây chính là không tin tưởng quá trình đào tạo, vì vậy phải siết đầu ra TC, chuẩn đầu ra mới là quan trọng. Trên thực tế, siết chỉ tiêu, siết đầu ra cũng là một cách để nâng cao chất lượng chứ không phải chỉ là siết đầu vào rồi quá trình đào tạo bỏ ngỏ.
Ông Lê Trọng Thắng, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Mỏ – Địa chất Hà Nội, cũng chung quan điểm: Sinh viên phải có trình độ nhất định mới học tốt nhưng không nhất thiết phải thi chung với hệ chính quy, chỉ cần đề thi đó được lấy từ ngân hàng đề của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục là được.
Theo người lao động
Cửa liên thông sẽ hẹp hơn
Nhiều trường cho rằng những quy định trong dự thảo thông tư quy định đào tạo liên thông lên CĐ, ĐH vừa được Bộ GD-ĐT đưa ra khiến cánh cửa liên thông hẹp hơn bao giờ hết.
Theo đó, khi liên thông từ trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ ĐH, thí sinh dự thi tuyển hai môn văn hóa theo khối thi của ngành thí sinh dự định học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH hệ chính quy hằng năm do Bộ GD-ĐT tổ chức và một môn cơ sở ngành.
Liên thông từ trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ CĐ hoặc từ trình độ CĐ nghề, CĐ lên trình độ ĐH, thí sinh dự thi tuyển một môn văn hóa theo khối thi của ngành thí sinh dự định học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH hệ chính quy hằng năm do Bộ GD-ĐT tổ chức và hai môn cơ sở ngành. Tổng điểm ba môn tối thiểu phải đạt từ 15 điểm trở lên.
Một buổi học của sinh viên lớp 2011 hệ liên thông cao đẳng lên đại học ngành CNTT tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM)
Bất hợp lý
Trần Quang Minh (sinh viên Trường CĐ Xây dựng công trình đô thị) cho rằng nếu quy định này thành hiện thực thì coi như Minh chấm dứt giấc mơ liên thông lên ĐH. "Ba năm CĐ không được học quy củ các môn toán, lý, hóa như thời phổ thông nữa, làm sao tôi thi chung được?" - Minh than thở.
Hiệu trưởng một trường ĐH ví von: "Dễ thấy vô lý vì ngay cả yêu cầu người có trình độ tiến sĩ thi ĐH chưa chắc đã đỗ do bị ngắt quãng quá lâu việc thu nạp kiến thức các môn văn hóa thường xuyên. Hiển nhiên điều đó không có nghĩa là ông tiến sĩ ấy trình độ thấp. Cho nên yêu cầu thí sinh liên thông vừa học 2-3 năm trung cấp hay CĐ quay lại thi tuyển sinh chính quy không khác gì ngắt đầu vào của hệ đào tạo này".
Được bảo lưu môn văn hóaThứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết dự thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp và dự kiến khi ban hành chính thức, Bộ GD-ĐT sẽ cho phép thí sinh đã tham dự kỳ thi ĐH, CĐ theo hình thức "ba chung" được bảo lưu kết quả môn văn hóa cho kỳ thi liên thông. Tuy nhiên, thời gian bảo lưu bao lâu sẽ còn phải tính thêm.
Những học sinh, sinh viên chưa tham dự kỳ thi ba chung sẽ phải thi các môn văn hóa như dự thảo. "Sinh viên CĐ, ĐH phải có mức kiến thức văn hóa tối thiểu. Trường sẽ khó biết kiến thức văn hóa tổng quát của học sinh, sinh viên chưa tham gia kỳ thi ba chung như thế nào. Nếu hổng kiến thức nhiều quá sẽ khó đảm bảo chất lượng. Việc chỉ thi chuyên môn như hiện nay khiến chất lượng đào tạo thấp, xã hội kêu ca.
TS Nguyễn Tiến Dũng - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - cho rằng đứng trên quan điểm đảm bảo chất lượng, quy định như thế là phù hợp. Tuy nhiên thực tế lại khác hoàn toàn. Mục tiêu đào tạo của các trường trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp là nghiêng về đào tạo nghề nghiệp, không nặng về văn hóa. Do đó nếu yêu cầu đối tượng này thi đề chung của kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ khó có ai đạt được. Hơn nữa, quy định điểm sàn 15 là bất khả thi bởi ngay cả điểm sàn kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ cũng chưa với tới được mức điểm này.
Cùng quan điểm, TS Vũ Thị Phương Anh - Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập - cho rằng việc phải thi đầu vào hai môn văn hóa như thế là bất hợp lý, tạo ra rào cản quá lớn, khó có sinh viên đạt được. Đồng ý sinh viên phải có trình độ nhất định mới học tốt nhưng không nhất thiết là các môn văn hóa. Thực tế các môn văn hóa đó không liên quan đến chương trình đào tạo liên thông. Nếu ngành học thiên về tính toán trường có thể kiểm tra đầu vào bằng môn toán cơ sở chứ không phải toán phổ thông. Học sinh, sinh viên đã chọn cho mình đường vòng để vào ĐH, không nên đặt ra rào cản ngặt nghèo như thế.
Trong khi đó, phó hiệu trưởng một trường CĐ lại lo lắng: cả xã hội đang đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh. Nếu thực hiện việc này thì kế hoạch đó coi như phá sản. Thí sinh dù đủ điểm học CĐ cũng sẽ không theo học mà tiếp tục ôn để năm sau thi ĐH tiếp bởi dù có học, tốt nghiệp CĐ sau đó vẫn phải thi lại từ đầu. Chúng ta không cổ xúy vào ĐH bằng mọi cách nhưng mong muốn được học lên, nâng cao trình độ là nguyện vọng chính đáng của người học.
Không nên đồng nhất yêu cầu
TS Vũ Thị Phương Anh đưa ra ví dụ: ở Mỹ, sinh viên theo học tại hệ thống trường CĐ cộng đồng, sau khi tốt nghiệp sẽ được học tiếp tại các trường ĐH. Điều này đòi hỏi các trường CĐ cộng đồng phải liên hệ với trường ĐH trong vùng địa lý hay có cùng ngành đào tạo để tham khảo và điều chỉnh chương trình của mình cho phù hợp với chương trình của trường ĐH. Khi đã thống nhất, sinh viên tốt nghiệp CĐ nếu đạt các điều kiện của trường ĐH sẽ được nhận vào học. Hai trường chia sẻ và chịu trách nhiệm về kết quả đào tạo. Ở VN có quá nhiều quy định, mà càng quy định càng dễ làm sai, tìm cách lách.
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống - nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) - cho rằng: thực tế liên thông ở VN chỉ thêm về mặt thời gian chứ kiến thức thêm không bao nhiêu bởi các môn học ở bậc thấp hơn không được chấp nhận, sinh viên phải học lại. Việc thi văn hóa không giải quyết được vấn đề chất lượng. Để đảm bảo mục đích của đào tạo liên thông, các trường có thể đặt ra các điều kiện tuyển sinh của riêng mình, có thể thi tuyển hoặc chỉ xét tuyển, phỏng vấn. Đây là cách mà nhiều trường ĐH ở các nước thực hiện.
Trong khi đó PGS.TS Lê Trọng Thắng, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Mỏ - địa chất, đặt vấn đề: Tại sao liên thông lại chuyển từ quyền tự chủ ở các trường sang nhập với môn thi của kỳ thi chung do bộ tổ chức? "Tôi phản đối việc một vài cơ sở đào tạo biến liên thông thành hình thức đào tạo na ná tại chức, nhưng không nên giải quyết bất cập đó theo hướng này. Bộ có thể yêu cầu thí sinh thi liên thông ngành kỹ thuật, công nghệ... phải thi thêm môn, nhưng không nhất thiết phải thi chung với chính quy, chỉ cần đề thi đó được lấy từ ngân hàng đề của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượnggiáo dục là đủ minh bạch" - PGS Thắng đề xuất.
Theo tuổi trẻ
Dự thảo liên thông mới: Không quản được thì "chặt gốc" "Thả nổi" hình thức đào tạo liên trong một thời gian dài nên việc Bộ GD-ĐT soạn thảo một quy định mới để chấn chỉnh là điều cần thiết. Tuy nhiên với quan điểm "chặt gốc" nửa vời được thể hiện trong dự thảo đưa lên mạng cho thấy có nhiều bất cập. Theo quan điểm của Bộ GD-ĐT thì bất cập của...