Siết chặt an toàn cho học sinh mùa tựu trường
Siết an toàn, triển khai “Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường – tháng 9″; Các nội dung phát triển giáo dục tiểu học; điểm chuẩn tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ,… là những vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm tuần qua.
Hân hoan mùa tựu trường. (Ảnh minh họa/nguồn Internet)
Tập trung nguồn lực nâng chất lượng GD tiểu học
Liên quan đến các nội dung, chiến lược phát triển giáo dục tiểu học, tuần qua, Bộ GD&ĐT tổ chức “Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 đối với giáo dục Tiểu học”. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT – Phùng Xuân Nhạ dự và chỉ đạo Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng đã nêu 5 nhóm vấn đề yêu cầu đại biểu các địa phương cùng tập trung thảo luận về những khó khăn, vướng mắc và cách tháo gỡ: Việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) hiện hành và chuẩn bị CTGDPT mới; Vấn đề về chất lượng, số lượng đội ngũ GV; Cơ sở vật chất trường lớp; Vấn đề giáo dục văn hóa đạo đức cho HS từ bậc Tiểu học; Xây dựng môi trường an toàn lành mạnh trường học.
Đại diện các địa phương đã có những chia sẻ, đề xuất về các vấn đề trên cùng lãnh đạo Bộ GD&ĐT và đã nhận được sự giải đáp, hướng dẫn từ các đơn vị chức năng liên quan.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: gdtd.vn)
Theo Quyền Vụ trưởng Vụ giáo dục Tiểu học – Thái Văn Tài: Trong năm học 2019- 2020, giáo dục Tiểu học sẽ tập trung hoàn thành các điều kiện để triển khai chương trình, sách giáo khoa GDPT mới từ năm học 2020-2021 với một số nhiệm vụ trọng tâm như:
Thực hiện rà soát quy hoạch, phát triển mạng lưới trường lớp; tăng cường cơ sở vật chất các trường TH đáp ứng điều kiện thực hiện CTGDPT mới ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018; nâng cao chất lượng đội ngũ GV và CBQL giáo dục; chuẩn bị sách giáo khoa theo CTGDPT mới;
Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý; tăng cường nền nếp, kỷ cương nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục tiểu học…
Cùng nội dung, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ dự và chủ trì hội nghị tổng kết các phương pháp đổi mới dạy học đối với cấp tiểu học, tại Quảng Ninh, ngày 15/8.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng đặc biệt lưu ý các địa phương cần tạo điều kiện cơ bản để việc đổi mới PPDH được triển khai. Cụ thể cần chú ý xây dựng đội ngũ GV đủ phẩm chất năng lực, sự tâm huyết trách nhiệm trong việc đổi mới PPDH; Cần quan tâm bồi dưỡng đội ngũ GV, tạo động lực để GV làm tốt nhất trong vấn đề đổi mới PPDH;
Vấn đề xã hội hóa GD tạo tiền đề cơ sở vật chất cho đổi mới PPDH cần công khai minh bạch, có minh chứng để chuyển vật chất thành chất lượng giáo dục. Đặc biệt, đội ngũ CBQL GD cần là người đi đầu trong vấn đề đổi mới các PPDH…
Video đang HOT
Thủ tướng yêu cầu triển khai “Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường – tháng 9″. (Ảnh minh họa)
Siết chặt an toàn đưa đón học sinh
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu kiểm soát chặt chẽ điều kiện phương tiện, người lái và an toàn giao thông đối với hoạt động đưa đón học sinh bằng xe buýt, tuyệt đối không để xảy ra trường hợp đáng tiếc như thời gian qua.
Đây là một trong những nội dung trong công điện của Thủ tướng về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong thời gian lễ Quốc khánh 2/9 và khai giảng năm học mới 2019 – 2020 gửi tới các bộ, ngành liên quan và các tỉnh thành.
Thủ tướng yêu cầu triển khai “Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường – tháng 9″.
Liên quan nội dung đảm bảo an toàn cho học sinh khi sử dụng dịch vụ đưa đón bằng ô tô, Bộ GD&ĐT vừa có công văn đến các địa phương, yêu cầu “siết” chặt quy trình này.
Theo đó, hiệu trưởng hoặc người đại diện pháp luật của cơ sở giáo dục, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động đưa đón và sự an toàn của học sinh.
Theo đó, các trường học đẩy mạnh giáo dục kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho người học, có biện pháp bảo đảm tuyệt đối an toàn giao thông cho học sinh đến trường, đặc biệt lưu ý các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa trong mùa mưa lũ.
Có phương án tổ chức, điều tiết, phân luồng giao thông, bố trí lực lượng kịp thời giải tỏa khi xảy ra tai nạn, ùn tắc giao thông, nhất là trên các trục chính ra vào Hà Nội và TP.HCM, các tuyến quốc lộ, các đầu mối giao thông trọng điểm và tại khu vực trường học trong ngày khai giảng.
Phải nâng chuẩn để “đánh trượt” thí sinh xét tuyển là trường hợp hi hữu (Ảnh minh họa)
Vì sao trường ĐH phải nâng chuẩn để “đánh trượt” thí sinh?
Trước sự kiện hi hữu một vài trường ĐH thiếu người học đến độ phải nâng chuẩn để “đánh trượt” thí sinh xét tuyển, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) đã có ý kiến về vấn đề này.
Mặc dù trong điều kiện các trường tự chủ tuyển sinh thì cách làm của trường không vi phạm quy định cụ thể nào của quy chế tuyển sinh nhưng nhà trường nên tính đến nguyện vọng của thí sinh, nhất là khi các thí sinh đã lựa chọn trường mình để ĐKXT.
Trong toàn hệ thống, các trường gặp khó khăn trong tuyển sinh như Trường ĐH Đồng Nai, Trường ĐH Hùng Vương TP HCM không nhiều.
Bên cạnh một số tác động như buộc các trường phải nâng cao chất lượng để thu hút thí sinh, buộc phải đánh giá nhu cầu của thị trường khi mở ngành; buộc phải khảo sát nhu cầu của thị trường và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khi những ngành cũ giảm đi, ngành mới phát sinh… thì cũng cần tính đến các giải pháp hợp lý để đảm bảo quyền của thí sinh và quyền tự chủ của các trường. Bộ GD&ĐT có trách nhiệm tạo ra cơ chế đề các trường và thí sinh thực hiện.
Kim Thoa
Theo GDTĐ
Viễn cảnh giáo dục mới: Đẩy mạnh giáo dục "cá nhân hóa" tránh dạy kiểu "đồng phục"
Mỗi học sinh có một năng lực khác nhau vậy làm thế nào để giáo viên nhận ra năng lực khác nhau của đứa trẻ hay chúng ta chỉ thực hiện dạy một bài giống hệt nhau, dạy kiểu "đồng phục" cho tất cả học sinh?
Đó là ý kiến của đại biểu tại Diễn đàn giáo dục Việt Nam 2019 với chủ đề "Những viễn cảnh giáo dục mới" (Vietnam Educamp 2019), do Trung tâm Phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông quốc gia, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam kết hợp với Câu lạc bộ Giáo dục mới tổ chức, đã diễn ra ngày 17/8 tại Hà Nội.
3 chữ C trong giáo dục Việt Nam
Phát biểu khai mạc diễn đàn, PGS.TS Lê Anh Vinh - Phó Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết, năm học 2019-2020 được coi là năm bản lề cho những đổi mới căn bản trong trường học dưới tác động của việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới kể từ năm 2020.
PGS.TS Lê Anh Vinh nhận định, nhìn lại giáo dục Việt Nam trong giai đoạn 2011 đến nay, chúng ta có rất nhiều kết quả đáng tự hào và sử dụng 3 chữ C để tóm lược những kết quả nói trên: cam kết, công bằng, chất lượng.
Chữ C đầu tiên là "Cam kết". Theo đó, GD&ĐT luôn là quốc sách hàng đầu trong các văn bản chiến lược. Mức đầu tư công của Việt Nam đối với giáo dục luôn bảo đảm 20% tổng chi, khoảng 5.8% GDP, nằm trong mức cao so với các nước trong khu vực.
Chữ C thứ hai là "Công bằng". Đây là điểm mạnh của giáo dục Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế công nhận. Chúng ta đã đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học từ những năm 2000, cấp THCS vào năm 2010 và phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2017. Tỉ lệ nhập học của học sinh có điều kiện khó khăn, dân tộc thiểu số cũng ngày càng được cải thiện.
Chữ C thứ ba là "Chất lượng": Các kết quả của Việt Nam trong các kì đánh giá quốc tế PISA, hay trong các cuộc thi Olympic các môn khoa học hàng năm là minh chứng cho chất lượng của giáo dục phổ thông chúng ta.
Diễn đàn quy tụ nhiều nhà quản lý, chính sách giáo dục cùng đông đảo giáo viên, người quan tâm giáo dục nước nhà.
Tuy nhiên, cũng theo PGS.TS Lê Anh Vinh, giáo dục Việt Nam vẫn còn những hạn chế tồn đọng. Mặc dù đạt kết quả cao trong các kì thi đánh giá quốc tế, học sinh Việt Nam các cấp vẫn bị đánh giá là thiếu hụt về kỹ năng và động lực học tập, do sự chênh lệch giữa giáo dục trong nhà trường và yêu cầu thực tiễn.
Ông Vinh nhấn mạnh: "Chúng ta mong muốn xây dựng một nền giáo dục chất lượng cao, mang đến cho mỗi người dân cơ hội học tập suốt đời để có thể khám phá và phát huy tối đa năng lực bản thân, nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống. Chúng ta hy vọng vào một nền giáo dục có thể khơi gợi toàn bộ tiềm năng cá nhân. Để có được điều đó, hệ thống giáo dục của Việt Nam phải được thiết kế đa dạng và có khả năng phân hóa cho các đối tượng người học nhằm tập trung phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân".
Chủ điểm quan trọng được thảo luận tại 2 phiên toàn thể của Diễn đàn giáo dục Việt Nam 2019 là chương trình giáo dục phổ thông mới và công nghệ trong giáo dục.
Cần thời gian để giáo viên giảng dạy "cá nhân hóa"
Cũng cho rằng cần đẩy mạnh giáo dục "cá nhân hóa" để khơi gợi tiềm năng, phát triển năng lực cho từng học sinh, ông Đặng Minh Tuấn - nhà giáo dục độc lập chuyên về dạy Toán bằng tiếng Anh cho rằng, muốn làm được điều đó các giáo viên cần trang bị, cập nhật cho mình những kỹ năng, năng lực mới.
Chương trình mới thay vì nội dung kiến thức sẽ hướng đến việc phát triển năng lực cho học sinh, do đó muốn truyền dạy cho học sinh, bản thân giáo viên cũng phải có những kỹ năng mới.
Ông Tuấn nêu quan điểm rằng: "Tối thiểu đội ngũ của nhà trường và giáo viên phải có triết lý trước. Triết lý ở đây có thể chẳng hạn như đưa từ "lý thuyết sang thực hành".
Vậy, giáo viên phải có năng lực móc nối kiến thức thực tế và lý thuyết vào thực nghiệm. Mỗi học sinh có một năng lực khác nhau vậy làm thế nào để giáo viên nhận ra năng lực khác nhau của đứa trẻ hay chúng ta chỉ thực hiện dạy một bài giống hệt nhau, dạy kiểu "đồng phục" cho tất cả học sinh? Như vậy, đầu tiên người giáo viên phải nhận ra năng lực của từng em học sinh là gì vì có 8 loại hình thông minh khác nhau.
Thêm nữa, nếu để cá nhân hóa thì thời gian làm việc của giáo viên ở chương trình mới tới đây so với thông thường bây giờ phải nhiều hơn. Nếu chúng ta quy lại giáo viên phải chạy theo chương trình, không có không gian để họ cá nhân hóa (mỗi trường, lớp, vùng miền thủ đô, đồng bằng, đồi núi... khác nhau) thì phải cho giáo viên không gian để họ điều chỉnh sự cá nhân ấy".
"Chúng ta cần có một cái khung để hướng dẫn giáo viên nhưng cho giáo viên làm trong khuôn khổ linh hoạt có thể chấp nhận được (nghĩa là cho phép giáo viên có thể sai kỹ thuật ở một mức độ nhất định). Giáo viên không sáng tạo thì làm sao dạy học sinh sáng tạo được.
Nếu giáo viên có 10 phần, 8 phần là bắt buộc theo quy định thì phải cho họ 2 phần mở. 2 phần mở này để giáo viên được làm cái mới, có thể không đúng hoàn toàn.
Như vậy, tóm lại giáo viên dạy kiến thức tuyệt đối không thể sai, dạy thực hành thì có thể sai ở mức độ nhất định. Đồng thời, giáo viên cũng phải có năng lực đánh giá học sinh của mình", ông Tuấn nói thêm.
Các đại biểu, nhà giáo dục tham dự diễn đàn cũng nhấn mạnh đến vai trò của công nghệ giáo dục, nhất là trong bối cảnh công nghệ thông tin, số hóa và hội nhập. Bà Trần Thị Thu Hương - đại diện Trường Đại học Giáo dục nhấn mạnh: "Công nghệ thông tin ngày càng trở thành công cụ thiết yếu trong quản trị tri thức số của nhiều ngành công nghiệp như hàng không, tài chính - ngân hàng, y tế, giao thông.
Đối với ngành giáo dục tại Việt Nam và ở nhiều quốc gia trên thế giới, các ứng dụng công nghệ thông tin đã và đang trở thành công cụ đắc lực của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học. Việc áp dụng ứng dụng nào để giải quyết hiệu quả các vấn đề còn tồn tại trong lớp học là điều các nhà quản lý giáo dục và nhà xây dựng chính sách đều quan tâm".
Đông đảo giáo viên, người quan tâm giáo dục chăm chú tham gia các phòng hội thảo chuyên đề của diễn đàn.
Bà Trần Hương Quỳnh - Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, dạy học tích cực thúc đẩy sự tham gia chủ động của học sinh trong quá trình học thông qua các hoạt động ý nghĩa và đa dạng; từ đó phát huy sự sáng tạo, tư duy phản biện, đối thoại, tự học và phát triển đa dạng năng lực của người học.
"Khi công nghệ số đã và đang tác động sâu rộng tới cách học, sự sáng tạo, cộng tác và chia sẻ trong giáo dục, sự chuyển đổi này cần có những định hướng sư phạm để có thể tối ưu hóa các cơ hội học tập tích cực cho người học và phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21", nữ giảng viên phát biểu.
Về chủ đề "Công nghệ trong giáo dục," các chuyên gia chia sẻ về kinh nghiệm ứng dụng công nghệ nhằm giải quyết các vấn đề trong lớp học; chuyển đổi số trong giáo dục; phương thức dạy học trực tuyến tại Việt Nam; các phương pháp dạy học tích cực cùng công nghệ số...
Lệ Thu
Theo Dân trí
Giáo dục Tiểu học: Năm "nước rút" để chuẩn bị các điều kiện cho chương trình mới Đối với giáo dục tiểu học, năm học 2019-2020 sẽ là năm "nước rút" để chuẩn bị các điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu từ lớp 1 sau đúng một năm nữa. Theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, các Sở GD&ĐT phải chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện thực...