Sĩ số lớp học quá đông, rất khó để đạt được mục tiêu của chương trình mới
Việc phát triển phẩm chất, năng lực cho học trò sẽ là một thách thức lớn cho thầy cô và mục tiêu đổi mới chương trình lần này.
Việc ngành giáo dục đang triển khai tập huấn đại trà chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên đặt ra rất nhiều vấn đề mà nếu không giải quyết tốt thì mục tiêu đổi mới lần này sẽ rất khó đạt được.
Trong nhiều vấn đề đang tồn tại ở các trường phổ thông nổi lên tình trạng sĩ số học sinh ở các lớp hiện nay rất đông. Nhiều trường đã đạt ngưỡng hoặc vượt ngưỡng cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Một lớp học mà có đến trên dưới 50 học sinh quả là một áp lực rất lớn đối với thầy cô giáo đứng lớp. Trong khi, mục tiêu của chương trình giáo dục 2018 lại đặt ra quá nhiều kỳ vọng để phát triển phẩm chất, năng lực của học trò.
Rồi đây, liệu thầy và trò ở các trường phổ thông có đáp ứng được yêu cầu mà chương trình giáo dục phổ thông mới đã đề ra hay không?
Lớp học quá đông sẽ khó khăn để đạt được mục tiêu của chương trình mới (Ảnh minh họa: P.L.)
Nhìn giáo án mẫu đã khiến giáo viên choáng ngợp
Ngay từ những ngày tập huấn modul đầu tiên thì giáo viên đã phải phân tích kế hoạch bài dạy và làm kế hoạch bài dạy (giáo án) để nộp lên trang trực tuyến.
Chỉ nhìn mục tiêu của kế hoạch bài dạy mẫu mà Bộ đưa lên trang tập huấn trực tuyến cũng khiến giáo viên sợ vì nó dài đến gần 2 trang giấy A4 với vô vàn phẩm chất, năng lực được liệt kê ra.
Theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 đề ra yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh phổ thông như sau:
Về phẩm chất có 5 phẩm chất chủ yếu, đó là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Chương trình cũng hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi gồm:
Những năng lực chung, được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh.
Và từ những phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù ấy, trong mỗi bài dạy thì giáo viên phải thể hiện trên giáo án với nhiều phẩm chất, năng lực theo đặc trưng của từng môn học nữa.
Vì thế, để soạn được một giáo án cho một tiết dạy thì giáo viên chắc chắn phải đầu tư rất nhiều thời gian nữa, công sức với quá nhiều mục tiêu, hoạt động của bài học.
Nhưng, mục tiêu nhiều như vậy thì liệu thầy và trò ở các trường phổ thông có đạt được hay không?
Chúng tôi cho rằng sẽ rất khó vì sĩ số lớp học hiện nay quá đông, trong khi thời gian của mỗi tiết học không thay đổi. Việc phát triển phẩm chất, năng lực cho học trò sẽ là một thách thức lớn cho thầy cô và mục tiêu đổi mới chương trình lần này.
Phải giảm sĩ số lớp học thì mục tiêu mới đạt được
Video đang HOT
Những khó khăn khi thay đổi chương trình lần này sẽ là rất lớn đối với đội ngũ nhà giáo. Điều này đã được thể hiện ngay ở việc tập huấn đại trà những modul đầu tiên vì lâu nay giáo viên được tập huấn trực tiếp thì bây giờ chủ yếu là trực tuyến.
Hơn nữa, nếu so với chương trình hiện hành được thực nghiệm nhiều năm mới giảng dạy đại trà thì chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã bỏ qua khâu thực nghiệm ở diện rộng.
Hơn nữa, lần tập huấn này chủ yếu là tập huấn chương trình chứ không phải là sách giáo khoa như trước đây.
Trong khi, giáo viên vừa đi dạy, vừa tập huấn trực tuyến và sẽ bước vào giảng dạy chương trình mới ngay. Thậm chí sách giáo khoa mới cũng cũng không có điều kiện được xem trước.
Chẳng hạn như năm học tới đây là thực hiện ở lớp 2 và lớp 6 nhưng sách giáo khoa bây giờ mới đang ở khâu thẩm định, góp ý. Nhưng, những khó khăn đó thì chắc chắn giáo viên sẽ vượt qua được.
Cái khó nhất là sĩ số học trò ở các lớp hiện nay đang rất đông, nhiều trường học quá tải.
Chương trình hiện hành là truyền thụ kiến thức thì sĩ số lớp ở cấp tiểu học là 35 em, cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông là 45 em nhưng thực tế cho nhiều trường vượt ngưỡng quy định này.
Tới đây, giáo viên sẽ chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Tất nhiên các hoạt động nhóm, tập thể trong mỗi tiết học sẽ nhiều hơn, mục tiêu cao hơn…nhưng sĩ số học sinh vẫn được quy định như hiện nay.
Vì thế, nếu ngành giáo dục các địa phương chưa giải quyết được vấn đề này thì nó sẽ là một bước cản rất lớn để giáo viên hướng tới mục tiêu của chương trình mới đề ra.
Nhưng, giảm bằng cách nào đây khi số lượng phòng học ở các nhà trường không thay đổi, ít được đầu tư xây thêm và sĩ số học sinh các năm cơ bản vẫn không thay đổi.
Những trường ở khu vực đô thị thì sĩ số lớp học các năm sau có khi lại cao hơn năm trước.
Rõ ràng đây vẫn đang là một bài toán khó bởi cơ sở vật chất hiện tại không có nhiều thay đổi nhưng mục tiêu giáo dục của chương trình mới thay đổi, các thức thực hiện thay đổi!
Giáo án, sáng kiến là chất xám, tài sản cá nhân vì sao giáo viên không được bán?
Một số ít giáo viên copy giáo án của người khác, đạo văn và biến thành của mình, rồi có trường hợp đem bán lại cho người khác để kiếm lời thì đó mới đáng lên án.
"Giáo án, sáng kiến kinh nghiệm cũng là công trình khoa học của cá nhân hay một giáo viên nào đó và đó là tài sản của họ, họ có quyền chia sẻ, cho, tặng hoặc thậm chí là bán.
Còn việc bán các công trình nghiên cứu đó tất nhiên phải theo Luật, việc đó đúng hay sai thì nhường câu trả lời này cho các cơ quan quản lý. Cá nhân tôi là giáo viên thì tôi sẽ nhìn việc này ở góc độ sư phạm.
Nếu như công trình nghiên cứu phương pháp giảng dạy đó có bản quyền thì đương nhiên là phải có sự đồng ý mua bán hoặc cho tặng rồi vì đó là tài sản, là chất xám của một giáo viên. Giáo án đó có thể là bản viết tay, đánh máy hoặc bản Online.
Theo tôi, những sáng kiến kinh nghiệm nhiều năm của các thầy cô giáo có tính thực tế cao thì cần được chia sẻ nhiều hơn nhưng phải có sự đồng ý của tác giả, có thể phi lợi nhuận để đóng góp cho nền Giáo dục.
Còn nếu các tác giả cần trả phí thì đơn vị hoặc cá nhân nào thụ hưởng bộ giáo án đó sẽ phải thỏa thuận với tác giả, mọi chuyện tiếp theo sẽ được thực hiện theo luật và có đóng thuế, phí...
Nên có một tổ chức của các nhà giáo làm nhiệm vụ thu thập các sáng kiến kinh nghiệm, giáo án hay có tính thực tế cao rồi tập hợp lại, phần nào chia sẻ phải trả phí và phần nào được chia sẻ miễn phí, những ai muốn tham khảo thì tôi nghĩ họ sẽ sẵn sàng trả phí cho việc đó.
Dư luận xã hội lên án việc sai, đúng của một số giáo viên mua giáo án về để trang bị cho đẹp tủ hồ sơ, hoặc một số người copy giáo án của người khác, đạo văn và biến thành của mình, rồi có trường hợp lại đem bán lại cho người khác để kiếm lời thì đó mới đáng lên án".
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Đỗ Văn Bảo - Giáo viên dạy môn Toán Trường trung học Vinschool, người có nhiều sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, đã chia sẻ quan điểm về vấn đề này.
Hai vợ chồng nhà giáo Đỗ Văn Bảo - Giáo viên dạy môn Toán Trường trung học Vinschool, người đã có nhiều sáng tạo trong phương pháp giảng dạy. Ảnh: NVCC.
Mua, xin giáo án với mục đích gì?
Theo thầy Bảo: "Nếu bàn về việc mua hoặc xin giáo án của người khác là đúng hay sai thì nó thuộc về lương tâm của nhà giáo, không thể copy nguyên xi rồi nói giáo án đó là của mình.
Có những giáo viên chỉ xin hoặc mua giáo án loại 2 cột hoặc 3 cột để đối phó với việc kiểm tra của nhà trường, trong chuyên ngành thì đây là loại giáo án mang tính hình thức với cột hoạt động của giáo viên, cột hoạt động của học sinh và thêm cột mục tiêu, mục đích...
Điều quan trọng là mục đích sử dụng? Nếu chỉ để nộp giáo án đẹp cho qua kỳ kiểm tra của phòng, của Sở thì theo tôi là sai về mặt lương tâm.
Nhưng nếu một giáo viên trẻ mới ra trường rất mong muốn học từ các đồng nghiệp đi trước, giáo viên đó có thể xin hoặc xem được ở đâu đó có những giáo án hay rồi từ đó trau dồi thêm vốn liếng của mình.
Có thể học hỏi, áp dụng và chưa dạy được giỏi ngay như giáo án mẫu, nhưng chỉ cần tập dạy sao cho đúng theo định hướng của bộ giáo án xin được đã là tốt rồi.
Còn có những người xin, mua giáo án nhưng không quan tâm đến bộ đó được soạn theo kiểu gì, mà họ chỉ quan tâm đến cách chia hoạt động giáo án, đó mới là điều quan trọng.
Họ sẽ tham khảo và nhặt ra những hoạt động hay, có tính thực tế cao để học hỏi và ứng dụng vào bài dạy của mình theo tiêu chuẩn của trường nơi họ đang giảng dạy.
Nếu giáo viên dùng theo cách học hỏi và trau dồi chứ không phải theo hình thức thì theo tôi nên khuyến khích. Có rất nhiều bài dạy hay, sáng kiến kinh nghiệm đạt giải được các đồng nghiệp sẵn sàng chia sẻ để sử dụng với mục đích trong sáng.
Với những hình thức xin chia sẻ hoặc mua giáo án của giáo viên để về học hỏi, nâng cao phương pháp của mình thì chỉ làm cho mọi việc tốt hơn".
Thầy Bảo nói: "Tôi biết có một số giáo viên mua giáo án trọn bộ chi tiết đến từng tiết dạy theo khung chương trình phổ thông đưa ra, mà việc mua này chỉ để đối phó vì ở một số trường công lập có việc phòng Giáo dục hàng năm đến trường kiểm tra hồ sơ sổ sách.
Những bộ giáo án kiểu này thường được một số người trong đó cả cả giáo viên "nhặt nhạnh" từ giáo án này một chút, rồi giáo án kia một phần sau đó tập hợp lại thành giáo án trọn bộ.
Vậy nên một số giáo viên tìm mua giáo án được in, đóng thành quyển đẹp để đối phó với việc thanh kiểm tra thì đáng bị lên án và chê trách. Mua để đối phó còn dạy thực tế lại không đúng như vậy.
Quan trọng vẫn là mục đích sử dụng giáo án, còn xét trên góc độ pháp luật thì những đối tượng hoặc tổ chức nào đó ăn cắp bản quyền trí tuệ của người khác rồi đem bán, thương mại hóa thì đương nhiên là vi phạm phát luật".
Thầy Bảo cho biết: "Với những hình thức xin chia sẻ hoặc mua giáo án của giáo viên khác để về học hỏi, nâng cao phương pháp giảng dạy của mình thì chỉ làm cho mọi việc tốt hơn". Ảnh minh họa học sinh Trường trung học Vinschool: NVCC.
Giáo án sử dụng qua nhiều năm thế nào?
Thầy Bảo cho biết: "Bình thường khi chương trình chưa thay đổi và việc phân phối chương trình gần như cố định năm nào cũng thế.
Trước đây có giáo án chép tay, viết thành quyển và có một số trường họ yêu cầu giáo viên viết lại theo từng năm học, mục đích mỗi lần viết lại sẽ có bổ sung, chỉnh sửa thêm theo từng năm, nhưng thực tế có không ít giáo viên chép lại giáo án một cách vô thức.
Giờ đây đã có máy tính hỗ trợ thì không ít giáo viên vẫn dùng nguyên bộ giáo án cũ cho những năm tiếp theo mà không chỉnh sửa, chỉ thay đổi mỗi tiêu đề năm học ở trang bìa rồi in ra đóng quyển.
Nhưng có nhiều giáo viên tâm huyết thì thường sau mỗi tiết dạy họ sẽ suy nghĩ, ghi chú bài này cần bổ sung thêm phần nào, thêm điều gì để giúp cho học sinh dễ tiếp thu kiến thức.
Thực tế mỗi khóa, mỗi lớp học sinh đều có sự phân hóa trình độ, sự tiếp thu kiến thức khác nhau nên giáo án rất cần được chỉnh sửa, bổ sung qua hàng năm, hoặc trong tình hình mới cần phải thêm vào những kiến thức phù hợp.
Ví dụ bài tập năm nay có thêm phần tìm hiểu, phòng chống dịch Covid - 19 với những số liệu người nhiễm bệnh mà phần này những năm học trước không có. Vậy nên trên nền giáo án cũ giáo viên cần phải thêm vào những thông tin mới.
Còn với những giáo viên chưa tâm huyết thì họ vẫn sử dụng giáo án cũ và không thêm ngữ liệu mới, như vậy là không đạt chất lượng về mặt kiến thức trong khi xã hội thay đổi từng ngày, suy nghĩ của giới trẻ cũng khác theo từng năm.
Cá nhân tôi với những kinh nghiệm giảng dạy tôi đã chia sẻ công khai trên mạng xã hội thì đồng nghĩa cho phép người khác có thể mượn, copy chia sẻ ý tưởng của mình nếu những kiến thức đó của tôi giúp ích được cho cộng đồng, cho học sinh và không phải vì mục đích thương mại".
Sơ đồ phương pháp sáng tạo học 1 trang của học sinh Trường trung học Vinschool do thầy Bảo hướng dẫn. Ảnh: NVCC.
Nên quen dần với việc dùng phải trả phí
Thầy Bảo chia sẻ: "Thấy giáo viên khác có một bài giảng hay và họ đã mất rất nhiều công sức để hoàn thiện, nếu muốn học hỏi thì tôi sẵn sàng bỏ ra một số tiền để có được nếu như người giáo viên kia đồng ý.
Việc này theo tôi là bình thường vì từ bài giảng đó sẽ giúp tôi có cái nhìn khác hay hơn về cùng một vấn đề, điều này rất có lợi cho các học sinh của tôi. Tôi sẵn sàng mua vì đó là việc tôn trọng chất xám của người khác.
Với giáo viên của một trường hay một tổ chức Giáo dục nào đó thì bài giảng hoặc giáo án họ đang dùng có thể là tài sản của trường hoặc của tổ chức đó.
Bản thân tôi thì tài sản giáo dục của tôi cũng gắn liền với tài sản của Vinschool nơi tôi đang công tác, vậy nên nếu tôi bán hoặc cho tặng các mẫu giáo án, bài giảng, tài liệu... của cộng đồng giáo viên trong trường là không được phép.
Còn giáo viên khác có một bộ tài liệu do họ soạn ra thực sự chất lượng và người ta muốn bán thì việc đó không có gì sai cả, người mua dùng vào mục đích tham khảo thì cũng hoàn toàn đúng vì pháp luật không cấm.
Theo tôi mọi người nên quen dần với việc dùng phải trả phí, có lẽ theo thói quen là dùng các phần mềm miễn phí quá nhiều nên bây giờ phải trả lại thấy không quen.
Họ đầu tư chất xám, có ra sản phẩm chất lượng và người ta muốn bán thì cũng không trách họ được, bán hay chia sẻ là quyền của họ và chúng ta không nên phán xét chuyện đó.
Có thể anh chỉ xin được một vài bài của họ thôi, còn về lâu dài không thể dùng miễn phí mãi như vậy được, những bài sau anh muốn dùng thì đương nhiên phải trả phí. Anh trách họ ích kỷ không chia sẻ kinh nghiệm nhưng chính bản thân anh lại không chia sẻ khó khăn với họ vì thực sự họ phải đầu tư".
Thầy Bảo nhấn mạnh: "Việc mua bán giáo án thì đúng hay sai là hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Việc họ đi mua giáo trình để học, để tham khảo ở nhà thay vì việc họ đi học tại trung tâm thì không có gì là sai cả.
Một giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm nếu cứ để họ tự viết thì sẽ sai rất nhiều và cái sai đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh. Vậy nên chăng việc này phải trả bằng học phí, việc mua này cũng là trả học phí vì họ chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế và chuyên môn chưa sâu.
Ở trường đại học sinh viên có thể mua cái này hoặc đi học thêm, hiện nay có rất nhiều giáo viên ở một số trường đi đào tạo tập huấn cho giáo viên trường khác, như vậy cũng là bán chất xám, bán giáo án nhưng với hình thức là tổ chức các khóa học".
Giáo viên mua, xin sáng kiến kinh nghiệm, giáo án để làm gì? Giáo viên mua sáng kiến kinh nghiệm cũng chỉ nhằm mục đích dự thi giáo viên giỏi, để đăng ký chiến sĩ thi đua. Điều này sao có thể gọi là học hỏi. Bài viết: "Có những thầy cô mua bán, xin cho giáo án và đủ thứ khác trên mạng xã hội" của tác giả Lê Mai đăng trên Tạp chí Điện...