SHB được Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm triển vọng ổn định
Đây là thông tin vừa được SHB công bố sau gần 4 tháng kể từ ngày Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s thông báo về việc rà soát, đánh giá rủi ro, sức mạnh tài chính và triển vọng phát triển của NH trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Cụ thể, trong thông báo mới đây, các chỉ số xếp hạng tín nhiệm của SHB được Moody’s tiếp tục giữ nguyên ở triển vọng ổn định. Trong đó, chỉ số xếp hạng Tiền gửi dài hạn (Nội tệ và ngoại tệ) ở mức B2; chỉ số rủi ro đối tác dài hạn (Nội tệ và ngoại tệ) ở mức B1… Bên cạnh đó, công ty tài chính tiêu dùng SHB Finance cũng được Moody’s đánh giá triển vọng ổn định.
Theo SHB, quyết định giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu đã phản ánh những nỗ lực không ngừng nghỉ và chủ động thích ứng của NH trong thời gian qua đồng thời khẳng định nền tảng tài chính vững mạnh, hoạt động an toàn, phát triển bền vững và khả năng chống đỡ tốt trước cú sốc Covid.
Video đang HOT
Một mặt, NH hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, NHNN với tinh thần luôn đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ tích cực giúp khách hàng vượt qua khó khăn; mặt khác vừa đảm bảo tăng trưởng, kiểm soát tốt rủi ro và hoạt động kinh doanh phù hợp, hiệu quả trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng tiêu cực tới hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế.
Mới đây, SHB cũng đã tăng vốn điều lệ lên 17.558 tỷ đồng từ việc phát hành hơn 550 triệu cổ phiếu trong đó bao gồm chi trả cổ tức và phát hành cổ phiếu ra công chúng. Qua đó, SHB đã đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư 41/2017/TT-NHNN và cơ bản hoàn tất đầy đủ các trụ cột của Basel II.
NH cũng cho biết, năm 2020 là năm chuyển đổi mạnh mẽ từ chiến lược, mô hình kinh doanh tổ chức bộ máy, quản trị rủi ro, hiện đại hóa NH. Hội đồng quản trị SHB đã làm việc với các nhà tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới thống nhất thành lập ba ban dự án chiến lược do Chủ tịch HĐQT trực tiếp chỉ đạo nhằm xây dựng chiến lược phát triển bền vững và khác biệt tầm nhìn dài hạn, chiến lược hiện đại hóa hướng tới NH số và tái cấu trúc quản trị và quản lý điều hành.
Mục tiêu chiến lược của SHB đến năm 2025 là trở thành 1 trong 3 NHTMCP tư nhân bán lẻ hiện đại lớn nhất Việt Nam, trở thành NH đứng đầu về chuyển đổi NH số với các tỷ lệ tài chính tiệm cận các chuẩn mực quốc tế bao gồm Basel III.
Moody's giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của TPBank, triển vọng ổn định
Moody's nhận định tỷ lệ an toàn vốn của TPBank sẽ duy trì ổn định trong vòng 12 - 18 tháng tới ...
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's cuối tuần qua đã cập nhật xếp hạng tín nhiệm với các ngân hàng Việt Nam. Theo đó, trong số 18 ngân hàng được tổ chức này đánh giá, TPBank là một trong 4 ngân hàng được giữ nguyên xếp hạng B1 và triển vọng ổn định.
Moody's đánh giá các chỉ số về mức độ an toàn vốn, khả năng sinh lời tốt bởi phân khúc bán lẻ và SME với biên lợi nhuận cao, bảng cân đối lành mạnh, thanh khoản tốt của TPBank. Đặc biệt, Moody's nhận định tỷ lệ an toàn vốn của TPBank sẽ duy trì ổn định trong vòng 12 - 18 tháng tới bởi nguồn lợi nhuận lõi của ngân hàng sẽ hỗ trợ khả năng tạo vốn nội tại.
Nhiều chỉ số khác của TPBank được Moody's đánh giá giữ triển vọng ổn định, trong đó có chỉ số nhà phát hành dài hạn và xếp hạng tiền gửi nội tệ được xếp hạng mức B1.
Năm 2020, TPBank đã đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như cơ cấu nợ, giãn nợ cho các khách hàng đồng thời đưa ra nhiều gói vay mới với lãi suất ưu đãi, giảm so với quy định từ 1,5 - 2,5% với tổng giá trị 19.500 tỷ đồng. Ngân hàng cũng đã giảm lãi suất từ 0,5-1,5% cho hàng chục nghìn khách hàng đang vay, số dư nợ được giảm lãi hơn 26.400 tỷ đồng.
Bên cạnh việc đưa ra các phương án hỗ trợ kịp thời cho khách hàng thời đại dịch, TPBank cũng khẩn trương tập trung triển khai hàng loạt các phương án kinh doanh để phát triển trong giai đoạn "bình thường mới". Đại diện ngân hàng TPBank cho biết, dự kiến đến hết tháng 6, lợi nhuận trước thuế trên 2.000 tỷ đồng, tổng huy động trên 157.000 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng trên 111.000 tỷ đồng và nợ xấu được ngân hàng kiểm soát dưới 2%.
Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2020, các cổ đông TPBank đã thông qua kế hoạch năm nay tăng tổng tài sản lên 180 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2019; vốn điều lệ tăng 19% lên 10.199 tỷ đồng; huy động vốn tăng 7% đạt 158,8 nghìn tỷ (trong đó tiền gửi khách hàng tăng 15% trong khi sẽ giảm phần tiền gửi và vay của tổ chức tín dụng khác); dư nợ và cho vay trái phiếu dự kiến tăng 15% trong đó cho vay khách hàng tăng 9%; Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2,5% và lợi nhuận trước thuế 4.068 tỷ đồng, tương đương mức tăng 5%.
Trong năm 2020 ngân hàng sẽ quyết tâm tăng vốn điều lệ theo kế hoạch (từ 8.566 tỷ đồng lên 10.199 tỷ đồng) bằng phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20%. Việc tăng vốn sẽ thực hiện trong quý 3 hoặc quý 4 năm nay.
Theo lộ trình chiến lược đề ra đến năm 2020, TPBank sẽ tập trung ưu tiên các mũi nhọn như tài trợ thương mại, ứng dụng công nghệ cao, tập trung lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, nâng cao cung cấp dịch vụ thu phí cho các doanh nghiệp SME, khách hàng cá nhân và khách hàng ưu tiên. Cổ đông ngân hàng cũng thông qua định hướng chiến lược với mục tiêu trở thành top 5 ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.
Rủi ro môi trường và túi tiền doanh nghiệp Rủi ro môi trường là một nhân tố quan trọng đối với xếp hạng tín nhiệm quốc gia ở Việt Nam. Đó là một nhận xét trong báo cáo của Moody's khi đánh giá về ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro môi trường, xã hội và quản trị công (ESG) đến quyết định xếp hạng tín nhiệm. Tổ chức này đã...