Shark Tank: Nữ startup 10X nhận “mưa vé vàng” từ Shark
Phát triển trò chơi tâm lý cho người trẻ, nữ startup 10X liên tiếp nhận vé vàng từ các Shark.
Xuất hiện tiếp theo trên Shark Tank Việt Nam – Thương vụ bạc tỷ tập 14 cũng là tập cuối là Đào Hải Nhật Tân – Nhà sáng lập và điều hành của công ty TNHH Seesaw Việt Nam – doanh nghiệp nghiên cứu và phát hành các sản phẩm đồ chơi chăm sóc tinh thần.
Giới thiệu tới các Shark một trang nội dung có chủ đề “Và mình trồng chậu cây của riêng mình” trong cuốn sổ của Seesaw mang tên “Mùa hè tròn trĩnh” với những chia sẻ từ các khách hàng, Nhật Tân cho biết: “Cứ mỗi tâm hồn, mỗi câu chuyện khác nhau, chúng ta sẽ trồng lên được một chậu cây khác nhau. Tôi tin rằng ai trong chúng ta cũng sẽ có một mảnh ghép trong tâm hồn mình rất thú vị mà mình chưa khám phá ra trước đây hoặc chưa có thời gian, chưa biết cách để có thể chăm sóc nó một cách đều đặn”.
Với niềm tin đó, công ty Seesaw Việt Nam ra đời với mục tiêu nghiên cứu và phát triển những bộ trò chơi để người Việt có nhiều cơ hội được chăm sóc tinh thần hàng ngày hơn. Từ đó họ có thể trân trọng những giá trị bên trong của mình hơn.
Seesaw ra đời vào cuối năm 2021 với vốn điều lệ – cũng là vốn thực góp, là 100 triệu đồng. Trong suốt 7 tháng mở bán, Seesaw hòa vốn sau 2 tháng đầu tiên. Hiện tại doanh thu của Seesaw đạt hơn 200 triệu đồng.
“Thực sự đây là một con số rất khiêm tốn. Nó rất là nhỏ nhưng bọn em tin rằng con số này là tín hiệu rất tốt và rất giá trị”, Nhật Tân chia sẻ.
Cô cũng tiết lộ trong tương lai, Startup của mình muốn đầu tư giá trị vào con người để có thể đa dạng hóa nhiều hình thức chăm sóc tinh thần cho người Việt Nam chứ không chỉ dừng lại ở game. Ngoài ra, Seesaw cũng muốn góp phần cải thiện ngành tâm lý học Việt Nam và có thể kêu gọi thêm nguồn nhân lực chất lượng trong ngành tâm lý học quay trở về Việt Nam cống hiến làm việc.
Đến Shark Tank, Nhật Tân cho biết, cô mong muốn tìm Nhà đầu tư cùng mình chinh phục sứ mệnh đồng hành trong hành trình tìm kiếm những giá trị hạnh phúc bên trong nội tâm của người Việt Nam với số vốn 1,5 tỷ đồng cho 25% cổ phần công ty.
Kể về lý do lựa chọn lĩnh vực trò chơi giáo dục về tâm lý cho lứa tuổi thanh niên, Nhật Tân cho biết đam mê về ngành tâm lý xuất hiện từ khi cô còn là học sinh lớp 10, khi phải chứng kiến nỗi đau tâm lý của bạn bè mình.
Video đang HOT
Hiện nay, Nhật Tân đang là sinh viên năm 3 ngành Tâm lý học trị liệu của trường Đại học Fulbright Việt Nam.
Lý giải về nguyên nhân dẫn đến self-harm, Nhật Tân cho rằng các bạn trẻ sinh ra trong giai đoạn đất nước đã khá đầy đủ, không phải chịu khổ về việc thiếu ăn thiếu mặc. Tuy nhiên họ sẽ có nhu cầu kết nối cao, muốn được công nhận.
“Có một thứ gọi là khủng hoảng hiện sinh. Tức là mọi người sẽ luôn hỏi là tại sao mình lại tồn tại? Mình tồn tại với ý nghĩa để làm gì? Vì vậy, các bạn luôn luôn muốn chứng tỏ bản thân của mình như thế nào thì mình mới xứng đáng được tồn tại. Em nghĩ đó là lý do lớn nhất”, Nhật Tân nêu quan điểm.
Nữ sáng lập của Seesaw cũng cho biết hiện có khoảng 14,6% các bạn trẻ trong lứa tuổi của cô đang gặp phải vấn đề này.
Là người gần gũi với các bạn trẻ, Shark Liên chia sẻ: “Thực sự là các bạn đang bị khủng hoảng rất nhiều về vấn đề tinh thần. Nhiều khi món ăn tinh thần nó lớn hơn rất nhiều lần những món ăn khác. Các bạn muốn giúp cho những người bạn xung quanh mình được hạnh phúc như mình. Giống như tôi vẫn thường nói với các bạn trẻ: mình chỉ hạnh phúc trọn vẹn khi những người xung quanh mình hạnh phúc”.
Mong muốn hỗ trợ Seesaw phát triển, Shark Liên quyết định sử dụng Golden Ticket có giá trị 100 triệu đồng để bà cùng Shark Erik giành quyền ưu tiên đàm phán với Startup.
Đã quyết định rời khỏi cuộc thương thảo nhưng Shark Hùng Anh cũng quyết định tặng Seesaw Golden Ticket trị giá 150 triệu đồng. Ông nói với Nhật Tân: “Anh sẽ không đầu tư khi em còn đang ngồi ghế nhà trường. Nhưng anh sẽ ủng hộ em làm dự án này”.
Liên tiếp nhận 2 Golden Ticket, Nhật Tân chia sẻ: “Thực sự bây giờ không có một từ ngữ nào có thể diễn tả được cảm xúc của em bây giờ. Em cực kỳ biết ơn và chắc chắn sẽ sử dụng cơ hội này một cách tối đa nhất có thể”.
Đàm phán với Nhật Tân, Shark Erik cho biết trong hệ sinh thái hơn 3.000 nhà khởi nghiệp của ông, có nhiều người trong số đó đang giải quyết vấn đề sức khỏe tinh thần.
“Tôi muốn đem hệ sinh thái đó tới cho bạn, hướng dẫn bạn và đảm bảo rằng đó là một thành công. Đây là một điều tôi rất tâm huyết, và tôi cũng thấy được đam mê của bạn với nó. Nên tôi rất sẵn sàng đồng hành với bạn”, Shark Erik bày tỏ. Tiếp đó, ông đề nghị sẽ cùng Shark Liên mỗi người đầu tư 1 tỷ cho Seesaw để đổi lấy 30%.
Có đôi chút phân vân nhưng Nhật Tân nhanh chóng quyết định chấp nhận đề nghị đầu tư 2 tỷ cho 30% cổ phần từ Shark Liên và Shark Erik.
Chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 5 đã khép lại với 14 tập lên sóng trên kênh VTV3.
Startup LGBT lên Shark Tank gọi vốn "gom" trọn 3 cá mập
Gia đình không chấp nhận khởi nghiệp, Bánh mì Má Hải lên Shark Tank Việt Nam gọi vốn, được cả 3 "cá mập" chung sức đầu tư.
Startup đầu tiên đến với tập 8 chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 5 là Bánh Mì Má Hải (BMMH). Thương hiệu này được sáng lập bởi Hồ Đức Hải và đồng sáng lập Đoàn Văn Minh Nhựt. Cả hai đến gọi số vốn 5 tỷ đồng đổi lấy 10% của công ty.
Bắt đầu kinh doanh BMMH từ những năm sinh viên 2013 với số vốn đầu tiên là 3 triệu đồng, tới 2016 Startup này đã mở được 40 điểm bán tại TP Hồ Chí Minh và tạo ra hàng trăm việc làm cho các bạn sinh viên. Tới 2018, BMMH tiến hành nhượng quyền, và tới thời điểm hiện tại, BMMH đã mở được gần 400 điểm bán tại các tỉnh thành ở Việt Nam.
Năm 2020, tổng doanh thu của BMMH là 2 triệu USD. Năm 2021 bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên báo lỗ, tuy nhiên doanh thu hiện tại của Startup này trung bình mỗi tháng là 150.000 USD. Với tốc độ hiện tại, Startup cho rằng đến những tháng cuối năm, doanh thu 1 tháng sẽ đạt khoảng 200.000 - 250.000 USD.
BMMH cung cấp trọn gói cho một chiếc xe bán bánh mì cùng với thương hiệu của mình là hơn 7,5 triệu đồng, sau đó cung cấp thêm nguyên liệu, nước sốt, bao bì. Các xe đẩy được nhượng quyền ở các tỉnh thành, các xã phường, khi ký hợp đồng nhượng quyền sẽ có những tiêu chuẩn gợi ý cho đối tác để lựa chọn tìm kiếm các sản phẩm bánh mì tại địa phương nó phù hợp với tiêu chuẩn của BMMH.
Trong thời gian tới BMMH muốn phát triển mô hình kios, hướng đến việc nghiên cứu phát triển thêm về vỏ bánh mì, để khi nhượng quyền sẽ cung cấp được các sản phẩm kể cả vỏ bánh mì trong trạng thái cấp đông, đảm bảo kiểm soát được luôn chất lượng vỏ bánh mì.
Lợi nhuận trên doanh thu của hiện tại khoảng 9%. Hiện tại BMMH đã có nhà xưởng, mặc dù hiện tại chỉ thuê nhà xưởng thì nhưng trang thiết bị và máy móc hiện đại, quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khi được Shark Bình hỏi rằng có sợ bị xuống trend (xu hướng) như một số thương hiệu bánh mì từng thịnh hành khác, BMMH cho rằng đối tượng khách hàng của họ là những người lao động, học sinh sinh viên, họ cần no và cần hương vị đậm đà. Đó là lý do rất khó để xuống.
Minh Nhựt cũng đề cập đến chính là bản thân anh cũng là 1 thành viên của cộng đồng LGBT. Anh đã chứng kiến cộng đồng LGBT rất khó khăn, phải làm đủ nghề và không được sự đánh giá cao của xã hội. Anh đã đủ lực giúp họ và cần sự đồng hành của Shark để cho họ có thể có những chương trình an sinh và tái lập nghiệp.
Shark Hưng là người ra quyết định đầu tiên không đầu tư. Shark Bình là người tiếp theo từ chối. Shark Linh cho biết bà rất thích hai Startup này. Đầu tiên là vì họ rất là tươi và tràn đầy năng lượng. Thứ hai là bà thích mô hình kinh doanh. Bà đưa ra offer (đề nghị) 5 tỷ cho 35%.
Shark Louis đặt ra vấn đề rằng startup có thể hợp tác với các sản phẩm khác như cafe, trà sữa, bánh mì thịt... hay không. Startup cho biết mình chỉ bán bánh mì chả cá vào 3 tiếng buổi sáng. Nếu như Shark có những mô hình có thể tích hợp được và quan trọng nhất là mang lại giá trị cho những đối tác nhượng quyền, thì chắc chắn BMMH có thể cộng tác được.
Shark Louis khá thích thú với Startup này, ông trao đổi nhỏ với Shark Liên, sau đó Shark Louis đề nghị ông và Shark Liên, Shark Linh sẽ đầu tư với mức 5 tỷ cho 36% cổ phần. Sau khi hội ý, Startup lần lượt đưa ra mức deal 5 tỷ cho 30% và 7,5 tỷ cho 36% cổ phần nhưng 3 Shark không đồng ý.
Cuối cùng Startup quyết định đồng ý với offer 5 tỷ cho 36% với sự đồng hành của Shark Louis, Shark Liên và Shark Linh.
Đón xem các tập tiếp theo Shark Tank Việt Nam mùa 5 vào 20h00 Chủ nhật hàng tuần trên VTV3!
Shark Tank: Gặp startup tiềm năng, Shark đề nghị "bao nuôi" cho đến khi nào bán được hàng Xuất hiện tiếp theo trên Shark Tank Việt Nam mùa 5 tập 11, nhà sáng lập Lê Minh Đức giới thiệu về nền tảng proptech (công nghệ bất động sản) có tên là Remaps. Remaps cung cấp cho người dùng các tiện ích như tìm kiếm vị trí bất động sản theo giấy chủ quyền; xem quy hoạch để biết tiềm năng; tham...