Shark Linh: Tôi làm kinh doanh rất tốt nhưng làm mẹ thì không
“Khi có thai, hormone trong người tăng trưởng làm tôi rất tức giận nên làm việc chung với tôi hơi khó. Sau khi sinh, tôi vừa tức giận vừa buồn”, Shark Linh chia sẻ.
Mới đây, chương trình Tâm sự mẹ bỉm sữa lên sóng với khách mời là Shark Thái Vân Linh. Shark Linh sinh năm 1977, cô kết hôn năm 2012 và đón con gái đầu lòng ở tuổi 40. Năm 2019, cô sinh con gái thứ 2.
Trong chương trình, Shark Linh chia sẻ những khó khăn trong quá trình mang thai và chăm sóc con nhỏ.
Mang thai làm ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của tôi
Lúc đó hai vợ chồng tôi đều muốn có con nên thả bầu, khoảng hai tháng sau đã có thai, tôi rất ngạc nhiên, không nghĩ mình có thai dễ như vậy.
Sau đêm biết có thai, tôi bắt đầu thấy mệt, mệt suốt 9-10 tháng luôn. Ăn không được nên đói, đau, mệt, không thể đi đâu được. Sau khi sinh con, tôi thấy bữa ăn đầu tiên là bữa ăn ngon nhất trong cả khoảng thời gian dài đó.
Mang thai làm ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của tôi. Thời gian đó, tôi vừa khởi nghiệp công ty. Cứ nhìn màn hình máy tính là tôi chóng mặt nên không làm việc được, làm nửa tiếng là tôi phải dừng, đổi qua điện thoại thì lại bị như vậy.
Sau khi sinh con, tôi bảo chồng 10 tháng vừa rồi là 10 tháng khó khăn nhất trong cuộc đời của tôi. Lúc đó anh ấy mới biết khoảng thời gian đó khó thế nào.
Tôi từng làm ở công ty tài chính New York, làm suốt 7 ngày, từ 9h sáng đến 12h khuya. Tôi làm liên tục trong 1 năm, nhưng giai đoạn đó còn không khó bằng lúc có thai.
Khi đau đẻ, y tá bảo đau quá thì tiêm thuốc tê. Trong lúc tiêm thuốc tê, tôi rùng mình nên em bé bị giật mình, nuốt phải phân su.
Bác sĩ bảo rất nguy hiểm, nếu trong vài tiếng bé không ra thì buộc phải đi mổ. Sau đó bác sĩ quyết định chích thuốc thêm để cơ thể tôi dễ đẩy bé ra.
Video đang HOT
Đến lần mang bầu thứ 2 thì ổn hơn, nhưng đến khoảng tháng 7-8 thì bác sĩ bảo thai nhi quá lớn nên phải sinh sớm.
Đến lúc 37 tuần, bác sĩ khuyên nên sinh luôn, nếu chờ lâu thì thai quá to, không ra bình thường được. Có một số cách khiến thai nhi ra sớm mà không dùng thuốc như lấy ngón tay để tách bào thai khỏi tử cung, sau đó có thể sinh thường.
Bác sĩ làm việc đó cho tôi và bảo trong vòng 24 – 48 tiếng tôi sẽ đau đẻ. Lúc đó tôi ở Singapore, chồng ở Việt Nam. Anh ấy tính là ngày mốt mới qua nhưng nghe thế sợ quá liền lên máy bay luôn. Sau khi chồng đến là tôi đi sinh luôn.
Khi khởi nghiệp, tôi thấy đau và đáng. Có em bé cũng như vậy, cực kỳ đau và đáng.
Tôi làm kinh doanh rất tốt nhưng làm mẹ rất dốt
Quy trình cho con bú lại là một thử thách nữa. Tôi làm kinh doanh rất tốt nhưng làm mẹ rất dốt.
Do bé đã hít phân su trong bụng mẹ nên con rất mệt, không chịu bú. Tôi quá nhiều sữa nhưng con không bú nên cứng lại. Lúc đó tôi cũng không biết cách bơm sữa. Lượng sữa cũng không nhiều, tôi cực kỳ stress, khóc xong lại đi bơm sữa, bơm không ra tôi lại khóc.
Khi có thai, hormone trong người tăng trưởng làm tôi rất tức giận nên làm việc chung với tôi hơi khó. Sau khi sinh, tôi vừa tức giận vừa buồn. Đến khi tôi cho con dừng bú được 6 tháng, tôi mới bắt đầu bình thường lại. Đến 18 tháng sau tôi mới vui vẻ trở lại.
Những người mẹ có hơn 2 con, tôi thực sự ngưỡng mộ. Tôi nghĩ mình là người có thể kiểm soát được mọi thứ nhưng khi làm mẹ, hormone thay đổi khiến bản thân mình thành con người khác, khó thực hiện mọi việc theo lộ trình.
Khoảng 4 năm sau, tôi mới cảm thấy vui khi làm mẹ. Tôi cảm thấy 4 năm vừa rồi học được rất nhiều thứ.
Shark Linh đúc rút từ thất bại của startup đầu đời: Khi khởi nghiệp, sáng tạo là cần thiết, nhưng phải dựa trên nền kiến thức sâu rộng và trải nghiệm dồi dào
Khởi nghiệp luôn gắn liền với sự đổi mới sáng tạo, bởi nếu bạn đang đứng một chỗ thì nghĩa là bạn đang đi lùi, vì những người xung quanh đang tiến lên phía trước.
Tuy nhiên, với thất bại của dự án khởi nghiệp đầu đời, Shark Thái Vân Linh đề nghị, sự sáng tạo phải dựa trên hiểu biết rộng và sâu về lĩnh vực mà mình muốn khởi sự.
Theo quan sát của Shark Thái Vân Linh, các doanh nghiệp phải luôn luôn sáng tạo, phải luôn giữ tư duy sáng tạo trong doanh nghiệp, trong từng nhân viên. Những công ty lớn và công ty khởi nghiệp thành công luôn có tư duy sáng tạo, như là điều có sẵn trong máu. Thế nên, bất kỳ ở quy mô và ngành nghề nào, các lãnh đạo cũng nên tìm cách để rèn luyện cho nhân viên mình mong muốn sáng tạo trong mọi hoàn cảnh.
" Có câu nói, nếu bạn đang đứng một chỗ thì nghĩa là bạn đang đi lùi, vì những người xung quanh đang tiến lên phía trước. Với sáng tạo cũng vậy, các công ty khác đều sáng tạo mà mình không làm thì rất có thể họ đã phát triển và đi trước mình rất nhiều. Ví dụ như trước khi Apple ra thị trường, đa số ai cũng dùng Blackberry. Khi thấy Steve Jobs ra mắt iPhone, CEO của Blackberry đã nhận địn rằng: sẽ không ai dùng tới Iphone vì không ai thích bấm bấm lướt lướt trên màn hình.
Và như chúng ta đều biết, ngày hôm nay gần như không có ai dùng Blackberry nữa, vì lãnh đạo của họ đã không chịu đổi mới sáng tạo. Vì họ nghĩ sản phẩm của họ đã quá tốt rồi. Cũng như thế, các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Apple và Goolge luôn có tư duy đổi mới sáng tạo ", Shark Thái Văn Linh nêu vấn đề.
Tuy nhiên, trước khi quyết định sáng tạo & đổi mới sẽ là một phần văn hóa doanh nghiệp mình, chúng ta cần phải hiểu rõ ràng sáng tạo là gì và nên sáng tạo những gì?
" Lúc nhỏ, tôi hay nghĩ rằng, sáng tạo là cái mọi người sinh ra đã có. Nếu bản chất bộ não tôi không sáng tạo thì không bao giờ sáng tạo được. Từ nhỏ đến lớn, tôi học giỏi toán nên sau này đi học về tài chính và phân tích.
Sau này đi làm, sếp của tôi bảo rằng: Linh phải làm việc sáng tạo. Tôi nói: không, tôi chỉ phân tích không thể sáng tạo. Nhưng khi mày mò, tôi mới hiểu ra mình có thể sáng tạo và tôi mới nghiên cứu thêm về sáng tạo.
Tôi có đọc được một cuốn sách nói: sáng tạo là gom lại những trải nghiệm của mình, cố gắng đi tìm nhiều trải nghiệm và kinh nghiệm càng nhiều càng tốt, rồi sau đó chọn từ những trải nghiệm đó để ra một ý tưởng mới. Lúc đầu, tôi tưởng cách đó là copy cách làm của người khác nhưng thật ra không phải. Mình thấy người này làm A, người kia làm B thì mình sẽ chuyển sang làm C ", Shark Thái Vân Linh chia sẻ trải nghiệm của mình khi nói đến sáng tạo.
Shark Thái Vân Linh
Ví dụ: như anh Paul Nguyễn Hưng (founder và CEO Goody Group) sáng tạo ra sản phẩm Star Kompucha, dù món trà lên men không mới nhưng anh ấy phải làm sao gia giảm độ ngọt sản phẩm phù hợp hơn với thị trường Việt Nam cũng là sáng tạo.
Theo đó, tư duy học hỏi sẽ là công cụ giúp chúng ta đổi mới và sáng tạo. Các bạn trẻ không nhất thiết phải trau dồi hoặc theo đuổi công nghệ nào cụ thể, mà phải có tinh thần luôn muốn học hỏi, tìm hiểu rất nhiều và rất sâu.
" Theo quan điểm của tôi, các bạn trẻ Việt Nam cần đi tìm nhiều hơn các trải nghiệm trong cùng một lĩnh vực, chứ không phải thỉnh thoảng tạt qua một chút. Mình có thể có kiến thức rộng nhưng phải xem sâu, đừng chỉ đọc tin tức bất kỳ rồi cho rằng, mình đã 'biết tuốt' về lĩnh vực đó và hăm hở khởi nghiệp ", Shark Linh khuyến nghị.
Để minh họa cho việc vội vàng hấp tấp khởi nghiệp mà chưa tìm hiểu kỹ lĩnh vực mình muốn 'tham chiến', Shark Linh đã đưa một ví dụ của bản thân, về thất bại của dự án khởi nghiệp đầu đời. Shark Linh kể: Hồi xưa lúc đi làm đám cưới, thấy mình tìm người may đồ cưới vừa vặn quá cực khổ, nên nghĩ mình có thể startup trong lĩnh vực này, lập ra doanh nghiệp chuyên 'đo ni đóng giày' may áo cưới cho phụ nữ.
Lúc đó, Shark Linh cho rằng, mình là người trong cuộc, mình đã trải nghiệm nỗi đau của người dùng, tức thị trường rất có nhu cầu, khởi sự sẽ ổn. Nhưng kết quả thì: mô hình kinh doanh này thất bại do mỗi người chỉ cưới 1 lần trong đời, mở rộng quy mô rất khó, chưa nói không phải ai cũng có nhu cầu như Shark và trên thị trường cũng đã có người làm rồi. 'Hành động luôn đi kèm với lời nói' là tốt nhưng phải trên nền tảng kiến thức vững chắc và trải nghiệm dồi dào.
Shark Linh cũng cho biết thêm, mình khởi nghiệp với công ty công nghệ cũng thường đầu tư vào các công ty công nghệ và đã có mười mấy năm hoạt động trong lĩnh vực này. Trong công ty công nghệ, nói đến đổi mới hay sáng tạo - đổi mới mọi người hay cho rằng, chúng ta phải làm điều đó với công nghệ. Nhưng sau một thời gian suy nghĩ và nghiên cứu, Shark Linh thấy đổi mới không nhất thiết phải dính đến công nghệ.
" Sáng tạo đổi mới liên quan đến tư duy và cách phát triển công ty, luôn thay đổi và làm mới mọi thứ liên quan đến công việc kinh doanh để cho công ty luôn luôn đứng đầu thị trường. Nghĩa là mình phải xem nhu cầu của khách hàng thay đổi như thế nào, lĩnh vực của mình và các công ty cạnh tranh họ đang thay đổi như thế nào. Tất cả quy trình vận hành và hoạt động của mình đều có thể đổi mới sáng tạo ", Shark Linh nêu cụ thể.
Ngoài ra, sáng tạo không phải là làm cái gì đó quá mới mẻ mà có thể làm khác đi cách bình thường trên những nền tảng - nguồn lực có sẵn. Như thay đổi sản phẩm theo nhu cầu thị trường - cụ thể là khách hàng của mình, chứ không nhất thiết phải sáng tạo ra một cái gì đó quá mới.
Shark Linh lấy ví dụ về một người bạn. Công ty của người này chuyên về tổ chức sự kiện. Khi đại dịch ập đến, ngành tổ chức sự kiện bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất. Hằng ngày, người chủ doanh nghiệp chỉ có mỗi việc ngồi nghe khách hàng gọi tới hủy hợp đồng, hẳn tới tận năm2021.
Để không đóng cửa công ty và giúp nhân viên mình có việc làm chèo chống qua mùa Covid, người bạn này cân nhắc và soát xét xem mình đang có gì và mình có thể làm gì? Vì làm theo dự án, nên công ty không có nhiều nguồn lực cứng, tài sản còn lại chỉ là nhân viên - khách hàng - các mối quan hệ. Với từng đó nguồn lực, thì rất khó để công ty đó có thể làm cái gì đó mới khác. Cuối cùng, người bạn này đã quyết định chọn trở thành nhà phân phối hàng hóa cho khách hàng.
" Thật ra, thế hệ trẻ hay bị các thế hệ lớn hơn nói là mình không đủ kinh nghiệm, mình lười biếng hay là mình không có cố gắng. Tất cả chúng ta nên tạo tư duy tích cực, mình phải cố gắng làm việc chăm chỉ và cố gắng đi từng bước. Hơn nữa, có khi phải thất bại vài lần thì mới đến thành công. Và để có thất bại đó là mình phải bắt đầu, tiếp tục hành động. Rồi sau đó mình gặp vấn đề gì thì mình phải giải quyết ngay sau đó ", Shark Linh kết luận.
Style lướt điện thoại trong cuộc họp và tư duy của Shark Linh: 1 ngày chỉ có 6 giờ, bạn sẽ làm việc gấp 3 người thường Làm việc với tư duy 1 ngày có 24 giờ giống như chạy đua giải Full Marathon 42km, chúng ta có xu hướng chạy từ từ để duy trì thể lực xuyên suốt cự li. Ngược lại, nếu chúng ta làm việc với tư duy đang chạy đua với cự li 500m, chúng ta sẽ chạy kiểu nước rút, càng nhanh càng tốt,...