Shark Hưng kể chuyện ‘cá mập’ bị biến thành ‘cá kho’: Có nhiều startup không trung thực, coi NĐT như ‘cây xăng miễn phí’, vô đổ rồi chạy tiếp mà lại không mất tiền
“Điều khiến tôi buồn nhất với các bạn startup là tính trung thực. Chúng ta chưa thực sự lên cùng một con thuyền. Các bạn nhìn nhà đầu tư như “cây xăng miễn phí”, vô đổ rồi chạy tiếp, mà đổ lại không mất tiền” , Startup được ông ví như chiếc xe, mà nhiên liệu là vốn đầu tư
Cụm từ “cá mập” biến thành “cá kho” được Shark Trần Anh Vương – vị cá mập đứng sau chương trình Thương hiệu bạc tỷ ( Shark Tank Việt Nam) – dùng đầu tiên trên truyền hình, bắt nguồn từ bình luận của cộng đồng mạng khi nhìn nhận thương vụ ông đầu tư cho nữ Founder xinh đẹp Emwear trong mùa 1.
Khi ấy, cụm từ “cá mập biến thành cá kho” chỉ mang tính đùa vui sau một chương trình truyền hình, bởi theo cập nhật, Emwear sau khi được đầu tư từ các Shark đã cán mốc doanh thu 1 triệu USD.
Nhưng mới đây, Shark Phạm Thanh Hưng – Phó Chủ tịch HĐQT CENGroup – đã chia sẻ một câu chuyện “cá mập biến thành cá kho” ngoài đời thực, câu chuyện từ chính trải nghiệm của ông sau lần rót vốn trên truyền hình.
Có startup coi nhà đầu tư như “cây xăng miễn phí”
Việc bắt đầu đầu tư và đồng hành cùng startup có rất nhiều rủi ro. Một trong số đó là startup và nhà đầu tư “chưa thực sự lên cùng một con thuyền”.
” Các bạn nhìn nhà đầu tư như “cây xăng miễn phí”, vô đổ rồi chạy tiếp, mà đổ lại không mất tiền. Các bạn cứ nghĩ tiền cho khởi nghiệp cũng giống như nhiên liệu cho xe, cứ hết lại đổ mà không biết đi đến đâu. Đấy là điều băn khoăn nhất với các bạn trẻ “, Shark Hưng chia sẻ trên chương trình Nguy – Cơ do VnExpress tổ chức mới đây.
Vị cá mập này cho biết điều khiến ông buồn nhất với các startup là tính trung thực.
Thương vụ ấy, cuối cùng tôi bỏ ra toàn bộ, coi như toàn bộ là tiền của tôi, mà tôi chỉ nắm giữ 25% cổ phần
” Có một startup tôi cam kết đầu tư trên truyền hình, nhưng khi làm DD (Due Diligence – Thẩm định doanh nghiệp), mọi sự khác hoàn toàn những gì bạn nói trên truyền hình. Thậm chí, tôi còn nói: “Anh đã thích em rồi, anh chấp nhận ‘xóa cờ đánh lại’”. Tôi bỏ hết báo cáo mà bạn nói rằng đã tích lũy được bao nhiêu tiền, góp được mấy tỷ đồng này, trong 2 năm qua đã thặng dư được vốn, lợi nhuận chưa phân bổ…, nhưng thẩm định thì không có gì, thậm chí còn rất nhiều nợ”.
“Tôi thậm chí chấp nhận coi như startup trở về với mốc ban đầu. Tức, Founder xác lập đúng mức vốn cam kết góp ban đầu, lời lãi cũng bỏ ra, cho phép Founder rút ra tiêu, tôi không cần nữa, chỉ cần trả về đúng mốc 0 ban đầu” , Shark Hưng kể.
Tuy nhiên, khi nhà đầu tư vào, vị cá mập này cho biết Founder lại đẩy toàn bộ chi phí trong quá khứ để rút nốt phần vốn điều lệ ban đầu.
“Tóm lại là cuối cùng tôi bỏ ra toàn bộ, coi như toàn bộ là tiền của tôi, mà tôi chỉ nắm giữ 25% cổ phần “, Shark Hưng nhớ lại.
“Chưa hết, sau khi đã nhận đầu tư, đến nay đã được 2 năm thì liên tục báo lỗ, liên tục tăng các chi phí. Sau đó, đành chia tay nhau. Vấn đề ở đây là gì? Các bạn còn thiếu sự trung thực, thậm chí các bạn còn nghĩ rằng “À, Shark thì thiếu gì tiền? Đầu tư cho em mấy trăm ngàn USD, mấy tỷ cũng đâu có nhằm nhò gì mà tại sao có tí tiền Shark lại quan tâm sâu sắc thế”".
Bài học của cá mập
Dàn cá mập Shark Tank Việt Nam mùa 1.
Vị cá mập ngồi ghế nóng 3 mùa Shark Tank Việt Nam cho rằng tư duy nói trên là điều rất nguy hiểm, khi startup đẩy nhà đầu tư sang bên kia chiến tuyến để trở thành người các bạn phải đối phó, chứ không phải người cần đồng hành.
Video đang HOT
Các bạn thiếu sự trung thực, thậm chí còn nghĩ rằng “À, Shark thì thiếu gì tiền? Đầu tư cho em mấy trăm ngàn USD, mấy tỷ cũng đâu có nhằm nhò gì…”
“Đó là điều rất đáng tiếc và thực sự đáng buồn của các bạn startup “, Shark Hưng nói.
Sau nhiều bài học, vị cá mập cho biết ông sẽ thay đổi cách tiếp cận đầu tư.
Về con người, ông sẽ tìm những người mà họ thực sự thấy giá trị tham gia của nhà đầu tư.
Về tiền đầu tư, ông cho biết gần đây ông có xu hướng giảm bớt tiền đầu tư, và tăng giá trị cam kết của ông cũng như của startup nhiều hơn.
Về giải ngân, ông sẽ giải ngân thông minh hơn. Thay vì giải ngân theo cách đưa thẳng tiền cho các bạn startup, ông sẽ giải ngân cho nền tảng xung quanh startup được nhận đầu tư để các bạn phát triển.
“Bạn bảo cần tiền để thuê văn phòng thì tôi sẽ cung cấp cho các bạn văn phòng, thay vì đưa tiền cho các bạn. Nói cách khác, thay vì đưa con cá thì tôi dạy các bạn đi câu. Các bạn cần tiền mua nguyên liệu thì tôi mua nguyên liệu cho các bạn. Chắc chắn tôi đàm phán được giá tốt hơn các bạn” , ông nói.
Ngoài viết phần mềm cho Google Play và App Store, giới lập trình viên Việt Nam còn kiếm tiền bằng những cách nào?
Bạn đã nghe người ta đồn rằng lập trình viên lương rất cao, nghề lập trình viên đang rất hot, nhân sự chất lương cao ngành IT đang thiếu trong những năm gần đây và trong vài năm tới vẫn còn thiếu.
Nghề lập trình có rất nhiều cách để kiếm tiền, điều quan trọng là bạn biết cách nào phù hợp với bản thân của mình. Dưới đây là những cách kiếm tiền từ lập trình được một người trong ngành chia sẻ trên blog cá nhân của mình.
Đi làm ở công ty
Đây là con đường phổ biến nhất mà đại đa số lập trình viên sẽ chọn. Học xong một chương trình học nào đó có thể là đại học, cao đẳng hay một khóa học tại trung tâm là bạn có thể đi làm công ty được rồi. So với các cách khác thì đây là cách ổn định và dễ dàng và ít chông gai nhất.
Làm việc tại công ty bạn sẽ học hỏi được rất nhiều.
Bạn sẽ nhận lương, thưởng đều đặn hàng tháng, được tăng lương 1-2 lần/năm nếu năng lực bạn tăng lên. Được đảm bảo các quyền lợi cho người lao động. Được học hỏi kiến thức, kĩ năng từ các đồng nghiệp đi trước. Từ đó dễ dàng gia tăng các mối quan hệ xã hội. Được vạch sẵn một con đường thăng quan tiến chức trong công ty.
Thực ra có rất nhiều lợi ích khi làm việc tại công ty nhưng nhược điểm khi lựa chọn con đường này là nếu bạn là một người năng động, sáng tạo bạn sẽ cảm thấy bị gò bó trong một nơi làm việc 8h/ngày. Đôi khi bạn sẽ bị OT làm thêm giờ và những giờ OT này thực sự rất mệt mỏi. Nếu gặp sếp hay đồng nghiệp gắt gỏng, dở hơi thì lâu ngày sẽ sinh ra ức chế nhưng bạn cũng phải cắn răng chịu đựng vì dự án vì công việc.
Vì tính ổn định nên sự đột phá về mức lương là không cao ( trừ khi bạn chuyển hẳn từ làm ở Việt Nam ra làm tại nước ngoài như Sing, Nhật, Mỹ). Bạn chỉ được tăng lương khi trình độ bạn tăng lên, nhưng trình độ bạn sẽ tăng từ từ chứ không thể tăng đột biến được. Vì thế muốn có nhiều tiền hơn thì bạn phải vắt sức ra làm nhiều hơn.
Làm freelancer
Đây là cách kiếm tiền khá phổ biến trong giới lập trình viên. Làm freelance tức là bạn làm các công việc tự do và không bị bó buộc về thời gian, môi trường địa điểm làm việc. Điển hình là bạn nhận các dự án, hợp đồng làm website, app cho một cá nhân tổ chức nào đó qua mạng( từ facebook, vLance.vn, freelancer.com, upwork.com ) hoặc người quen giới thiệu.
Là một Freelancer bạn phải tự tay làm nhiều thứ
Nếu làm tốt bạn sẽ tạo dựng được thương hiệu cá nhân, có được quan hệ và từ đó số lượng hợp đồng sẽ về nhiều hơn. Lúc này bạn có thể thuê thêm người, hoặc làm với đội nhóm, lớn hơn nữa thì có thể mở hẳn một công ty. Con đường này sẽ có nhiều ưa điểm mà các bạn lập trình viên thích thú như:
Đầu tiên chắc hẳn là tự chủ thời gian và không gian làm việc. Các bạn sinh viên bận học, các bác có gia đình bận bịu vợ con đều có thể tham gia. Thu nhập thường sẽ cao hơn so với làm công ty vì bạn sẽ không bị đánh thuế cũng như phải chi trả cho các chi phí bảo hiểm. Có thể vừa làm công ty, vừa làm freelance. Sáng làm công ty, tối làm freelance. Như vậy thu nhập sẽ được gia tăng đáng kể.
Nhưng cũng không ít nhược điểm như thỉnh thoảng bị xù tiền hoặc kì kèo không chịu trả. Ví dụ như đợt dịch Covid vừa rồi chính blogger này cho biết bị một bên xù tiền, trả tiền thiếu 100 USD, hơn 4 tháng trôi qua vẫn không thấy liên lạc gì. Yêu cầu khả năng tự học cao vì khi bạn xác định khi đi theo con đường thì sẽ khá cô độc. Bạn sẽ không học được các quy trình làm việc chuyên nghiệp mà một công ty lớn sẽ làm nhưng bù lại bạn sẽ học được các kĩ năng như làm việc khách hàng, thương lượng...
Nhưng độ cạnh tranh của công việc này khá cao. Đây là khó khăn cho các bạn mới đi vào con đường này, bạn sẽ thấy rất nhiều lập trình viên phá giá đến nỗi khó tin. Nhưng nếu như qua được giai đoạn này thì bạn sẽ có nhiều đối tác và công việc lúc đó sẽ suông sẽ hơn.
Làm sản phẩm riêng: Web, app, game
Đây là một phương pháp kiếm tiền theo mình đánh giá là sẽ cho ra nguồn thu nhập thụ động cực kì lớn. Nếu là một lập trình viên thì bạn nên thử ít nhất một lần để biết cũng như thử sức mình.
Về phần lập trình website bạn có thể làm về website tin tức, phim ảnh, truyện tranh... Theo blogger này lấy ví dụ như trang phimmoiz.net hay nettruyen.com thu nhập ước tính sẽ không dưới 1 tỷ/tháng. Nếu bạn biết thị trường crypto thì trang coinmarketcap.com - một trang hiển thị các đồng crypto vừa được Binance mua lại với giá không dưới 400 triệu USD.
Về phần game, app thì bạn có thể đăng lên các chợ ứng dụng như Playstore, Appstore, Facebook App để kiếm tiền ( từ quảng cáo hoặc mua bán vật phẩm trong app ). Việc Nguyễn Hà Đông đã kiếm được 210 tỷ từ Flappy Bird là ví dụ cho con đường này.
Thực sự đó là những người thành công, những người thất bại thì cũng không phải là ít. Ưu điểm của con đường này là:
Thu nhập dựa trên traffic của sản phẩm, vì thế more traffic, more money. Là nguồn thu nhập thụ động, ngủ cũng ra tiền. Warren Buffett từng nói 'Nếu không tìm cách kiếm tiền trong lúc ngủ, bạn sẽ phải làm việc tới khi chết'.
Nhược điểm của công việc này là yêu cầu tính sáng tạo và cạnh tranh rất rất cao. Đôi khi cũng cần may mắn để thành công. Code giỏi thôi chưa đủ, bạn cần phải biết các kĩ năng marketting, bán hàng để sản phẩm được nhiều người biết tới.
Dạy học
Nếu bạn tự tin về kiến thức của mình cũng như kĩ năng ăn nói, kĩ năng truyền đạt thì bạn có thể tìm hiểu cách này. Vì IT là một ngành nghề đang rất hot hiện nay nên có nhiều người có nhu cầu tham gia học. Cũng như cách bên trên, đây cũng là kênh tạo ra thu nhập thụ động cho bạn nhưng cũng đầy khó khăn nếu như bạn không biết bán hàng hay quảng bá sản phẩm. Thử tưởng tượng nếu như bạn dành rất nhiều thời gian và công sức để đầu tư phát triển khóa học nhưng chẳng có ai học thì cũng khá đau đầu đấy.
Mở công ty, startup
Đây được coi là con đường chông gai và khó khăn nhất. Chả cần phải nói nhiều, con số hơn 90% startup khởi nghiệp thất bại cũng cho bạn biết sự khắt nghiệt khi đi theo con đường này.
Ngày nay có rất nhiều bạn trẻ khởi nghiệp về lĩnh vực công nghệ. Tự tay xây dựng nên một công ty thành công danh tiếng ai mà chả muốn, nếu thành công sẽ đem lại cho bạn danh tiếng, tiền bạc, quyền lực. Ví dụ về các công ty công nghệ thành công thì không thể thiếu Uber, Facebook, Twitter, Paypal, Google, Microsoft...
Nhưng trên con đường này chắc chắn bạn sẽ chịu đủ thứ áp lực từ gia đình, bạn bè, người yêu, tài chính,... Thất bại bạn sẽ mất mát rất nhiều: tuổi trẻ, tiền bạc, mối quan hệ, sự tin tưởng...
Kiếm tiền từ Donate
Đây là cách kiếm tiền khá lạ ở Việt Nam nhưng ở nước ngoài thì hình thức này đã xuất hiện từ lâu. Nếu bạn là người tạo nội dung như viết blog, video youtube mang đến nhiều giá trị cho người xem thì họ sẽ sẵn sàng ủng hộ tiền cho bạn. Mỗi người một ít thì càng nhiều ủng hộ thì số tiền bạn nhận được sẽ không hề nhỏ.
Hoặc nếu bạn là người có kĩ năng cao, có thể phát triển các open source, các library hỗ trợ cho cộng đồng thì bạn cũng có thể nhận được donate từ các cá nhân hay tập thể dùng sản phẩm đó.
Kiếm tiền từ "hoa hồng" giới thiệu
Đây là cách kiếm tiền cũng khá phổ biến ở Việt Nam, nếu bạn là một nhân sự của một công ty thì thường công ty đó sẽ có chế độ thưởng tiền cho các nhân viên mà bạn giới thiệu vào làm việc cho công ty. Nhiều công ty hiện trả cho nhân viên giới thiệu thành công một lập trình viên có thể lên đến hàng chục triệu đồng nếu là trình độ chuyên gia.
Hacker mũ trắng
Hacker mũ trắng là những người dành thời gian để nghiên cứu ngăn chặn và phòng ngừa cũng như báo lỗi cho các chủ hệ thống, công ty về lỗ hổng bảo mật trước sự tấn công của kẻ xấu.
Công việc này đòi hỏi một trình độ rất cao và không phải ai cũng làm được. Những hacker mũ trắng hầu hết là những người làm việc kín tiếng và cực kỳ tò mò. Họ luôn tìm tòi những lỗ hổng của các doanh nghiệp và báo cáo đến họ, từ đó họ sẽ nhận được thù lao xứng đáng. Nếu bạn là một hacker mũ trắng, bạn sẽ dễ dàng lọt vào tầm mắt các doanh nghiệp, từ đó bạn có thể kiếm thêm thu nhập với vai trò cố vấn kĩ thuật, an ninh mạng cho họ.
Hacker mũ trắng được trả thù lao rất cao
Cho bạn nào muốn tìm hiểu về con đường này thì bạn có thể tham gia HackerOne - Một nền tảng chuyên thưởng tiền cho hacker khi họ báo cáo lỗ hổng hệ thống bảo mật.
Hacker mũ đen
Nếu các cách ở trên là con đường chính đạo thì theo nghề hacker mũ đen được coi là con đường tà đạo. Tuy đây cũng là một cách kiếm tiền nhưng lưu ý đây là cách kiếm tiền phạm pháp và nhiều người trông ngành không khuyến khích lập trình viên đi theo con đường này.
Những Hacker mũ đen là những người chuyên khai thác các lỗ hổng hệ thống để trục lợi cá nhân như ăn cắp tài khoản ngân hàng, đánh cắp dữ liệu cá nhân, đánh sập server uy hiếp doanh nghiệp, gian lận,...
Hacker mũ đen là những người vi phạm pháp luật
Tóm lại
Nếu bạn chọn cho mình con đường là trở thành một lập trình viên tương lai thì đừng lo lắng quá về triển vọng nghề này. Trong kỉ nguyên 4.0 thì lập trình viên là một nghành nghề luôn luôn hot. Bạn sẽ có rất nhiều cơ hội làm việc và gia tăng thu nhập vấn đề là bạn có muốn và chủ động học hỏi hay không.
Techfest 2020: Lộ diện Top 3 startup chuyển đổi số lĩnh vực CNTT Từ 10 đơn vị tham dự, buổi Startups Pitching trong khuôn khổ Hội nghị Thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngành công nghệ thông tin 2020 đã tìm ra ba cái tên xuất sắc nhất. Hội nghị Thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngành công nghệ thông tin 2020 là một phần trong chuỗi các chương trình đang diễn...