SGK Tiếng Việt lớp 1 nhiều sạn, có nên loại bỏ?
Trước ý kiến lo ngại muốn dừng sử dụng SGK Tiếng Việt lớp 1 có quá nhiều vấn đề như sách Cánh Diều, GS Mai Ngọc Chừ thừa nhận SGK có sạn nhưng cho rằng cần “nhặt sạn” chứ không nên hủy bỏ.
GS.TS Mai Ngọc Chừ, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 cho biết, những vấn đề dư luận nêu về những bất cập trong SGK mới, Hội đồng thẩm định đều đã nắm được.
GS Mai Ngọc Chừ khẳng định , tất cả những vấn đề này đều đã được Hội đồng phát hiện và có khuyến nghị khi thẩm định nhưng nhóm tác giả bảo vệ quan điểm của mình.
“Hội đồng đều đã khuyến cáo với các câu chuyện Lừa, thỏ và cọp , Hai con ngựa … nhóm tác giả nên thay ngữ liệu này bằng ngữ liệu khác. Tuy nhiên, quan niệm mỗi người khác nhau trong đó quan điểm của nhóm tác giả cho rằng đây là những người lừa lọc sẽ bị trả giá, giáo viên khi giảng trên lớp sẽ giúp học sinh rút ra bài học. Ở đây cách nhận thức khác nhau và nhóm tác giả giữ quan điểm của họ” – GS Mai Ngọc Chừ khẳng định.
Nhiều người phản ứng trước lối phỏng theo chuyện gốc gây sai lệch ý nghĩa tác phẩm trong SGK Tiếng Việt 1 Cánh Diều
Khi trả lời về trách nhiệm thuộc về ai khi những hạt sạn này bị phản ứng dữ dội, GS Mai Ngọc Chừ đã chia sẻ trên đài VOV1 rằng, khi dư luận phản ứng thì chủ biên và nhóm tác giả chịu trách nhiệm hoàn toàn, vì Hội đồng thẩm định đã khuyến cáo nhưng nhóm tác giả giữ quan điểm của mình.
Tuy nhiên, không đồng ý với quan điểm này, TS Lê Thống Nhất dẫn chứng, điều 32 Luật Giáo dục mới quy định toàn bộ nội dung và chất lượng SGK sẽ do Hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm chứ không phải tác giả.
Theo TS Lê Thống Nhất, đây không phải là vấn đề phù hợp thấp hay cao mà đã là “sạn” rồi. Những thứ không phù hợp lứa tuổi điều kiện ngôn ngữ học sinh lớp 1 thì phải khẳng định là chưa đảm bảo chất lượng của SGK.
Nhà văn Nguyễn Quang Vinh cho rằng những phản ánh về những “hạt sạn” trong SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều là hoàn đúng là không có gì bàn cãi. Nhà văn cho rằng không thể biện minh với 3 lý do.
Thứ nhất là SGK này đưa quá nhiều phỏng theo ngụ ngôn của nhà văn nước ngoài, chỉnh sửa đọc lên vừa vô cảm, không thể chuyển tải cảm xúc cho học sinh.
Thứ hai, kho tàng văn học, văn hóa trong nước nhiều lời hay, ý đẹp, sao không đưa vào?
Đọc cả bộ SGK thì những vấn đề quan trọng với tuổi thơ như sai phải xin lỗi, cách bày tỏ về mặt đạo đức thì rất ít.
Do vậy nhà văn Nguyễn Quang Vinh nhấn mạnh, SGK Cánh Diều chắc chắn phải hủy chứ không thể sửa được.
Về quan điểm của Hội đồng thẩm định, GS Mai Ngọc Chừ cho rằng khi Bộ GD-ĐT yêu cầu, Hội đồng sẽ họp nghiêm túc rà soát các vấn đề dư luận xã hội đặt ra. Lần trước là khuyến cáo thì lần này thì nhóm tác giả và NXB sẽ phải có trách nhiệm. Cùng sự điều phối của Bộ GD-ĐT, chỉnh sửa không khó.
Video đang HOT
“Chúng ta đã xác định ở đây là những “hạt sạn” thì không thể hủy bỏ mà cần chỉnh sửa. Cần nghe thêm ý kiến của các giáo viên cũng như phụ huynh học sinh lớp 1. Hội đồng sẽ báo cáo chi tiết cho Bộ GD-ĐT” – vị GS khẳng định.
Ngoài vấn đề về trách nhiệm khi để lọt những “hạt sạn” như vậy trong SGK, TS Lê Thống Nhất bày tỏ lo ngại những rủi ro trong việc xã hội hóa SGK.
“SGK năm 2000 được Bộ GD-ĐT chỉ đạo thực nghiệm trên quy mô rộng sau 2 năm mới thực hiện đại trà. Khi xã hội hóa SGK thì việc thực nghiệm được giao cho nhóm tác giả và các công ty cổ phần.
Họ không có điều kiện thực nghiệm theo đúng yêu cầu khoa học giáo dục chỉ dạy thử vài bài, đối tượng quy mô nhỏ chứ không được như chương trình SGK 2000. Giá như có sự thực nghiệm SGK với sự chỉ đạo của Bộ thì sẽ yên tâm hơn” – TS Lê Thống Nhất chia sẻ.
Theo TS Lê Thống Nhất, với các phản ứng của xã hội thì nhóm tác giả phải lắng nghe, cần loại trừ ý kiến cho rằng đánh hội đồng mà cần bình tĩnh lắng nghe, ngay trong năm học này cần có những tài liệu chỉnh sửa gấp để có thể thay đổi những điều mà xã hội đang phản ứng.
SGK Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều có khoảng 150 bài tập đọc và tập viết có các trích đoạn hoặc “phỏng theo” truyện trong nước, ngụ ngôn nước ngoài… Trong đó, có trên chục bài bị cộng đồng lên án gay gắt vì “phỏng theo” và “thêm thắt” làm mất giá trị, tính thực tế và logic của chuyện gốc; dùng từ “thông tục” (mang nghĩa tục, không hay) như các từ: “chả”, “chén”…(từ “chả” có trong rất nhiều bài).
Trước tính nhạy cảm của bộ SGK dạy cho trẻ em, việc dư luận bức xúc với những SGK Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều vẫn chưa giảm và đang chờ đợi vào quyết định sớm nhất của Bộ GD-ĐT.
'Hội đồng thẩm định từng khuyến cáo về sách Tiếng Việt 1'
GS Mai Ngọc Chừ khẳng định sách Tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh diều, có những "hạt sạn". Hội đồng thẩm định từng đưa ra khuyến cáo nhưng nhóm tác giả quyết không sửa.
Trao đổi với Zing tối 12/10, GS Mai Ngọc Chừ, Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, nói ông hiểu sự lo lắng, nóng ruột của người dân, nhất là những phụ huynh có con học lớp 1, khi phát hiện những vấn đề bất cập trong sách giáo khoa mới.
Ông mong người dân phản biện, góp ý có trách nhiệm, không a dua theo đám đông vì chưa chắc đám đông đã đúng. Những "hạt sạn" trong sách giáo khoa chắc chắn sẽ được chỉnh sửa nhưng phải dựa trên cơ sở khoa học.
Sách Tiếng Việt 1, bộ Cánh diều bị cho là có nhiều vấn đề bất cập trong quá trình giảng dạy thực tiễn. Ảnh: NXB ĐH Sư phạm TP.HCM.
Hội đồng thẩm định từng góp ý với tác giả
GS Mai Ngọc Chừ khẳng định Hội đồng thẩm định sách giáo khoa đã làm việc nghiêm túc, cẩn trọng. Những "hạt sạn" mà phụ huynh, dư luận phản ánh những ngày qua, hội đồng đều đã đề cập với nhóm tác giả.
"Một số người nói Hội đồng thẩm định sách không biết gì, không phát hiện những 'hạt sạn' này. Tôi xin khẳng định, hội đồng đã phát hiện và có đề cập với các tác giả. Tất cả 5 bộ sách mà chúng tôi thẩm định không có gì sai. Những gì sai đã được các tác giả chỉnh sửa", GS Chừ nói.
Theo ông, đánh giá một quyển sách giáo khoa có nhiều mức độ: Phù hợp cao, phù hợp trung bình, không phù hợp (phải thay).
Những vấn đề mà gần đây phụ huynh bức xúc như truyện H ai con ngựa; Cua, cò và đàn cá; Lừa, thỏ và cọp, dùng từ "nhá" thay "nhai", hội đồng đã có khuyến cáo. Biên bản thẩm định sách cũng có ghi rõ rằng hội đồng khuyên nhóm tác giả nên thay những ngữ liệu này bằng các ngữ liệu phù hợp hơn.
Hội đồng thẩm định đã phát hiện những 'hạt sạn' trong sách và có đề cập với các tác giả. Tất cả 5 bộ sách mà chúng tôi thẩm định không có gì sai. Những gì sai đã được các tác giả chỉnh sửa.
GS Mai Ngọc Chừ
Nhưng quan điểm của mỗi người khác nhau. Có người cho rằng những câu chuyện đó dạy trẻ khôn lỏi, lừa lọc. Nhưng các tác giả quan niệm khi đứng lớp, giáo viên sẽ dạy trẻ những người lười biếng sẽ bị trả giá, giúp các em rút ra bài học phải sống chân thật, chăm chỉ.
"Hội đồng có thể chỉ ra những cái sai, chưa phù hợp để yêu cầu sửa. Những điểm không sai nhưng độ phù hợp chưa cao, hội đồng chỉ có thể khuyến cáo, sửa hay không là quyền của các tác giả. Khi nhóm tác giả không muốn sửa, Hội đồng thẩm định không có quyền ép hay sửa thay họ", Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định thông tin.
Ông lấy ví dụ về từ "nhai" và "nhá". Nhóm tác giả dùng từ "nhá" và giải thích rằng trẻ chưa học tới vần "ai" nên không thể dùng từ "nhai", phải thay bằng từ "nhá", dù hội đồng đã khuyến cáo.
Nhưng chương trình Tiếng Việt lớp 1 lại ưu tiên cho việc dạy âm, vần. Do đó, khi nhóm tác giả bảo lưu quan điểm, ưu tiên dạy âm, vần thay vì chọn từ ngữ phổ biến, Hội đồng thẩm định phải tôn trọng, vì điều đó không sai.
Một mẩu truyện trong sách Tiếng Việt 1, bộ Cánh diều, được cho là không phù hợp thực tế, thay đổi nhân vật so với nguyên tác.
Quá trình thực nghiệm sách có khách quan?
Chia sẻ với Zing, TS Lê Thống Nhất, chuyên gia giáo dục phổ thông, cho rằng một trong những nguyên nhân khiến những "hạt sạn" của sách giáo khoa đến nay mới được phát hiện là quá trình thực nghiệm sách không đầy đủ, khoa học. Tính khách quan của quá trình thực nghiệm sách vẫn là dấu hỏi rất lớn.
Ông cho biết năm 2000, cả nước thay đổi chương trình, sách giáo khoa. Sách này phải thực nghiệm trong 2 năm. Lúc đó, Bộ GD&ĐT là đơn vị đứng ra tổ chức thực nghiệm, có quy mô khá rộng, bài bản. Sách giáo khoa năm 2000 được thực nghiệm trong 2 năm, tiếp thu ý kiến, góp ý, chỉnh sửa rồi mới đưa vào sử dụng đại trà.
"Trong khi đó, 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 năm nay chỉ được thực nghiệm trong vòng vài tháng, do chính nhóm tác giả tổ chức thực nghiệm. Như vậy, thực nghiệm sách giáo khoa lần này chỉ diễn ra quy mô hẹp, thời gian ngắn. Đứng sau các tác giả sách là các công ty cổ phần. Họ không có điều kiện tổ chức thực nghiệm theo đúng khoa học giáo dục. Vậy quá trình thực nghiệm có khách quan, kết quả có chính xác không?", TS Lê Thống Nhất đặt câu hỏi.
Đồng quan điểm, GS Mai Ngọc Chừ cũng cho rằng quá trình thực nghiệm sách giáo khoa lớp 1 quá vội vàng. Quá trình này, nếu được Bộ GD&ĐT tổ chức, sẽ khách quan và tốt hơn.
"Khi thẩm định sách, một trong những tiêu chuẩn cứng là vấn đề thực nghiệm. Năm bộ sách đều được tổ chức thực nghiệm, nhưng thời gian chỉ có vài tháng. Khi thẩm định, chúng tôi hỏi rất cặn kẽ thực nghiệm ở đâu, thế nào, nhóm tác giả đều trình bày đầy đủ. Nhưng chúng tôi cũng không thể kiểm tra từng lớp, từng giáo viên, học sinh để xem mức độ đến đâu", GS Chừ nói.
GS Mai Ngọc Chừ, Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1. Ảnh: USSH.
Ai chịu trách nhiệm?
GS Mai Ngọc Chừ cho hay công việc của Hội đồng thẩm định sách giáo khoa là chỉ ra những điểm sai, yêu cầu bắt buộc nhóm tác giả phải sửa. Đồng thời, hội đồng cũng đưa ra những khuyến cáo về những điểm không sai nhưng mức độ phù hợp không cao.
"Hội đồng đã khuyến cáo nhưng nhóm tác giả không chỉnh sửa. Bây giờ dư luận phản ứng thì nhóm tác giả chịu hoàn toàn trách nhiệm", GS Mai Ngọc Chừ nhấn mạnh.
Tuy nhiên, TS Lê Thống Nhất dẫn điều 32, Luật Giáo dục năm 2019 nói rằng toàn bộ nội dung, chất lượng sách giáo khoa do hội đồng thẩm định sách ở từng bộ môn chịu trách nhiệm.
"Luật đã đề cập rất rõ, không có dòng nào nói nhóm tác giả phải chịu trách nhiệm cả. Nếu đã có một hội đồng thẩm định cấp quốc gia mà khi có vấn đề lại yêu cầu tác giả sách chịu trách nhiệm là hoàn toàn sai", TS Lê Thống Nhất nêu quan điểm.
GS Mai Ngọc Chừ cho rằng Hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm về vấn đề đúng, sai của sách giáo khoa. Có những điểm đúng nhưng mức độ phù hợp chưa cao, hội đồng đã khuyến cáo nhưng nhóm tác giả vẫn giữ thì không thuộc trách nhiệm của Hội đồng thẩm định.
Ông cho biết khi dư luận và Bộ GD&ĐT đặt câu hỏi, yêu cầu rà soát, hội đồng sẽ làm việc với nhóm tác giả và cả nhà xuất bản.
"Việc chỉnh sửa không có gì quá khó, đó chỉ là những 'hạt sạn'. Không thể vì một vài 'hạt sạn' mà bỏ cả nồi cơm, phủ nhận tất cả công sức của nhóm tác giả. Chương trình và sách giáo khoa chỉ mới đi được hơn một tháng. Thời gian như vậy chưa thể nói lên vấn đề gì, ít nhất phải xong một năm học, đánh giá học sinh, lắng nghe ý kiến thầy cô và phụ huynh. Quan trọng nhất là ý kiến của giáo viên - những người trực tiếp thực thi chương trình", GS Mai Ngọc Chừ nêu quan điểm.
Theo Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, việc chỉnh sửa một sản phẩm trong quá trình sử dụng là hết sức bình thường. Nhưng giáo dục là khoa học. Việc chỉnh sửa phải có cơ sở, xác đáng, không thể ai nói gì thì sửa nấy như "đẽo cày giữa đường".
Điểm 2, điều 32, Luật Giáo dục năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2020) quy định về trách nhiệm của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa như sau:
Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do Bộ trưởng GD&ĐT thành lập theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở từng cấp học để thẩm định sách giáo khoa.
Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan.
Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng và thành viên hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
Cần lấy học sinh làm trung tâm Cuộc tranh luận về SGK tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh Diều đã và đang làm rõ rất nhiều điều. Có một yếu tố tôi rất chú ý, đó là lập trường, cái nhìn của các tác giả SGK và hội đồng thẩm định đối với trẻ em khi biên soạn và thẩm định sách. Học sinh lớp 1 ở TP.HCM học đánh...