SGK lớp 1 nhiều lỗi: Vì sao NXB Giáo dục Việt Nam chưa công bố sửa, hiệu đính?
Năm học 2020-2021 sắp kết thúc nhưng cả bốn bộ SGK lớp 1 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn vẫn chưa công khai chỉnh sửa và hiệu đính các lỗi.
Vào thời điểm đầu học kỳ I, năm học 2020-2021, dư luận và giáo viên xôn xao khi cả năm bộ sách giáo khoa lớp 1 mới được phê duyệt đưa vào dạy học phát hiện nhiều “sạn”. Sau đó, thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, các nhà xuất bản, tác giả biên soạn đã rà soát và trình Bộ xin ý kiến chỉnh sửa dữ liệu bị lỗi trong sách.
Đến nay, duy nhất bộ sách Cánh Diều của Nhà xuất bản ại học Sư phạm và Nhà xuất bản ại học Sư phạm TP.HCM thực hiện công khai chỉnh sửa và gửi bản hiệu đính để các trường kịp thời sử dụng. Còn lại, bốn bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn vẫn chưa có động thái về các nội dung điều chỉnh, hiệu đính dữ liệu sách.
Cô Đặng Thị Thanh Thuỷ, Hiệu trưởng trường Tiểu học Chợ Mới (Chợ Mới, Bắc Kạn) cho biết, năm học 2020- 2021, trường chọn 3 bộ sách Kết nối tri thức; Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục đưa vào giảng dạy.
Gần một năm triển khai dạy học lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới bước đầu đánh giá học sinh tự tin hơn, kỹ năng đọc và viết chữ vững hơn.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì giáo viên cũng phát hiện ra nhiều lỗi trong sách giáo khoa, đặc biệt là môn Tiếng Việt. Giáo viên từng tổng hợp và gửi nhà xuất bản đề xuất sửa. Tuy nhiên, nhà trường, giáo viên vẫn chưa nhận được bản hiệu đính hay bổ sung chỉnh sửa. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam mới chỉ đưa ra thông báo, giáo viên tự thay thế, điều chỉnh một số lỗi cho phù hợp với tình hình dạy học.
Học sinh lớp 1. (Ảnh minh hoạ: N.Đ.T)
Video đang HOT
Cô Đào Thị Tiên, Hiệu trưởng trường Tiểu học Sông Cầu (Bắc Kạn) cũng cho biết, do chưa có bản hiệu đính, điều chỉnh chính thức, nên giáo viên khá lúng túng trong việc triển khai dạy. Với những nội dung lỗi giáo viên trực tiếp đứng lớp và tổ bộ môn thường xuyên bàn bạc lên phương án thay thế bằng dữ liệu khác.
Tuy nhiên, cô Tiên cho rằng, đây chỉ là giải pháp tình thế, hy vọng, nhà xuất bản sớm bổ sung các nội dung hiệu đính, chỉnh sửa sách giáo khoa thống nhất trên cả nước để thuận lợi cho giáo viên trong dạy học và triển khai đến phụ huynh hỗ trợ học sinh tự học ở nhà.
Giáo sư Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch thường trực hội Khuyến học Việt Nam thẳng thắn: “Nếu sách giáo khoa sai sót mà không sửa ngay thì học sinh sẽ là người chịu thiệt thòi và như vậy là không ổn”.
Tương tự, Phó giáo sư Nguyễn Hữu ạt – người từng chỉ ra “sạn” trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 cho rằng, không nên để đến khi tái bản sách giáo khoa cho năm học tới mới chỉnh sửa. Có lỗi hì phải bỏ ngay. Ông băn khoăn, tại sao lại để học sinh phải học những thứ không hoàn chỉnh. Khi kiến thức dạy không đảm bảo chất lượng sẽ để lại hệ luỵ rất nguy hiểm về sau, đặc biệt là với những học sinh lớp 1.
Trong báo cáo gửi Bộ GD&ĐT hồi tháng 12/2020, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thừa nhận có 37 trang sách giáo khoa lớp 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống cần phải chỉnh sửa; bộ Chân trời sáng tạo có bảy trang; bộ Cùng học để phát triển năng lực 24 trang và bộ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục một trang.
Bộ GD&T cho biết sẽ rà soát các lỗi và gửi sang Hội đồng thẩm định sách quốc gia để xem xét trên nhiều yếu tố; thậm chí có cả những đối thoại với tác giả về các nội dung liên quan để thống nhất công bố những vấn đề cần điều chỉnh.
Từ đó đến nay, Bộ GD&ĐT cũng như hội đồng thẩm định sách đều vẫn chưa công bố lỗi trong bốn bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Mặt khác, trong khi bốn bộ sách giáo khoa lớp 1 chưa có nội dung chỉnh sửa chính thức thì ngày 8/3/2021, Vụ Giáo dục Tiểu học đưa ra công văn yêu cầu địa phương, các trường, khảo sát, đánh giá chương trình, sách giáo khoa lớp 1 sau một học kỳ triển khai. Nhiều ý kiến cho rằng, các lỗi trong bốn bộ sách giáo khoa lớp 1 chưa được công khai chỉnh sửa thì việc tiếp tục khảo sát, đánh giá sách giáo khoa lớp 1 là thiếu hợp lý.
'Nhập nhằng' sách giáo khoa
Hụt hẫng, băn khoăn và lo lắng, đó là tâm trạng của không ít giáo viên, phụ huynh và cả những người biên soạn sách trước sự "khai tử" đột ngột của hai bộ sách giáo khoa trong quá trình chuẩn bị cho năm học 2021-2022.
Ảnh minh họa
Một người bạn có con đang học lớp 1 không khỏi hoang mang khi biết thông tin hai bộ sách giáo khoa sẽ không cùng bé lên lớp 2. Theo đó, bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" và bộ "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" chỉ tồn tại ở lớp 1, rồi "biến mất". Ở lớp 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã hợp nhất bốn bộ sách của họ thành hai bộ, bây giờ chỉ còn: "Kết nối tri thức với cuộc sống" và "Chân trời sáng tạo".
Như vậy, sách giáo khoa lớp 2 cho năm học sắp tới được rút xuống còn ba bộ so với năm bộ sách lớp 1, trong đó vẫn có bộ sách "Cánh diều" đã làm chao đảo gần như cả học kỳ đầu của năm học này với nhiều "hạt sạn" ngô nghê. Tương tự như vậy, sách lớp 6 cũng chỉ có ba bộ như trên.
Dễ hiểu được sự lo lắng của phụ huynh học sinh, bởi trong năm học sắp kết thúc, nhiều trường đã lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 từ các bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" và "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" để đưa vào chương trình giảng dạy. Ở vào tình thế của họ, bất cứ ai cũng sẽ đặt ra những câu hỏi như: Có phải hai bộ sách này có vấn đề gì chăng? Hay, liệu con em mình có bị hẫng khi lớp 1 học một bộ sách, đến lớp 2 lại theo một bộ khác?
Với nhà trường và giáo viên, rất nhiều ý kiến trên các diễn đàn những ngày gần đây cũng thể hiện sự bất ngờ. Nhiều trường biết thông tin trên báo chí trước khi được thông báo về sự hợp nhất các bộ sách trong năm học sắp tới. Đặc biệt, những trường sử dụng sách lớp 1 của bộ "Cùng học để phát triển năng lực" hay "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" cảm thấy bị động và băn khoăn: Phương pháp dạy học liệu sẽ bị ảnh hưởng bởi sự trộn lẫn sách như vậy?
Liệu có đủ thời gian để tập huấn cho giáo viên một cách hiệu quả? Ngoài ra, việc tiếp tục cho học sinh lớp 1 học hai bộ sách nói trên trong các năm tiếp theo cũng được cân nhắc khi tất cả đều đã sớm biết "tuổi thọ" ngắn ngủi của chúng. Khả năng chúng bị "lãng quên" trên giá sách là không loại trừ, và nếu thế thì đây sẽ là sự lãng phí vô cùng lớn.
Ngay cả các tác giả biên soạn sách cũng cảm thấy khó hiểu về sự "biến mất" khá đường đột của hai bộ sách dù chúng đã được thẩm định, đáng tiếc nhất là bao trí tuệ và tâm sức của họ gần như trở về con số 0. Càng tréo ngoe hơn khi trong danh mục sách giáo khoa được phê duyệt, "đứa con đẻ" của họ chỉ được trích dùng một phần trong cuốn sách gộp.
Theo một số ý kiến, sách giáo khoa không thể là phép cộng cơ học, mà mỗi bộ sách tuy nằm cùng chương trình giáo dục phổ thông mới nhưng lại sử dụng ngữ liệu khác nhau và có phương pháp tiếp cận riêng, nếu nhập vào làm một thì chỉ có cách "đập đi xây lại từ đầu". Cũng vì lẽ đó, một nhóm tác giả biên soạn đã xin rút phần nội dung của họ bị "ép gả" cho bộ sách khác. Thà chẳng có thì thôi.
Quả thật, nhìn nhận một cách khách quan thì việc thay đổi tương đối đột ngột trong năm thứ hai thực hiện chuyển đổi sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã ít nhiều gây ra những xáo trộn, bất tiện.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã nêu ra nhiều lý do, như việc hợp nhất nhằm tập trung tối đa nguồn lực trí tuệ của đội ngũ tác giả; tập trung nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác biên soạn sách giáo khoa...; tiết giảm tối đa chi phí nhằm có được các bộ sách giáo khoa có chất lượng cao hơn nữa về nội dung, hình thức, hợp lý về giá thành; hay việc hợp nhất này cũng hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến việc dạy và học của giáo viên, học sinh cũng như việc lựa chọn sách giáo khoa...
Tuy nhiên, ở đây cũng cần đặt lại vấn đề: Sự "biến mất" của hai bộ sách gây lãng phí như thế nào về tiền của, bao nhiêu công sức đầu tư nghiên cứu, biên soạn có tính được không?
Chúng ta đều biết, mỗi lần thay đổi sách giáo khoa đều kéo theo nhiều dự án giáo dục, làm khó thầy cô và học sinh, nhất là gây tốn kém hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách nhà nước cũng như mỗi gia đình, mà chưa chắc nội dung mới ưu việt hơn bộ sách cũ. Phải chăng vẫn có sự lúng túng trong hoạch định chương trình sách giáo khoa hay vì một lợi ích nhóm nào đó đã thúc đẩy việc thay sách như "thay áo"? Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và đào tạo trong vấn đề này như thế nào?
Tất nhiên, trong trường hợp rà soát thấy sự bất hợp lý từ năm bộ sách lớp 1 thì việc điều chỉnh, hợp nhất để tạo nên bộ sách tốt hơn cũng là điều nên làm và nên được ủng hộ. Thấy bất hợp lý mà vẫn "nhắm mắt đưa chân" mới thật sự nguy hiểm hơn.
Ở đây, thậm chí như không ít ý kiến của dư luận, nên chăng các nhà quản lý giáo dục cũng cần đánh giá một cách nghiêm túc về việc trở lại với mô hình một bộ sách giáo khoa duy nhất cho cả nước vốn đã có nhiều hiệu quả? "Quý hồ tinh, bất quý hồ đa", khi đó mọi nguồn lực đều hội tụ và sẽ tạo nên sự đồng bộ, thống nhất của bộ sách, vừa tránh được sự lãng phí công sức và tiền bạc.
Đừng nghĩ đó là sự giật lùi, mà nên hiểu theo hướng kế thừa, phát huy những giá trị đã được khẳng định để áp dụng vào đổi mới giáo dục cho phù hợp với xu thế của sự phát triển. Sự kế thừa và phát huy đó không phải là sự ngẫu hứng tùy tiện, mà cần phải được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng và có lộ trình thực hiện bài bản.
Bởi suy cho cùng, giáo dục là cả một quá trình bền bỉ, không có chỗ cho sự vội vã theo kiểu "ăn xổi". Tư duy làm sách giáo khoa cho trẻ cũng vậy, đừng để "nước đến chân mới nhảy" hoặc vướng víu vào những lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm, mà ở đó cần lắm cái tâm "trăm năm trồng người".
Bỏ hai bộ SGK không thông báo: Giáo viên bị động, lo lắng cho năm học tới Các giáo viên, cán bộ quản lý cho rằng, việc bỏ 2 bộ sách giáo khoa ở lớp 2, lớp 6 vừa gây lãng phí, vừa khiến việc học bị xáo trộn, bị động trong năm học tới. Trong quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 sử dụng trong năm học 2021-2022 có ba bộ sách Cánh...