SGK Giáo dục Thể chất 1 giúp học sinh nâng cao sức khỏe và phát triển thể lực
Sách giáo khoa (SGK) Giáo dục thể chất 1 được biên soạn theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông của Quốc hội và Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục thể chất được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, với trọng tâm là chuyển từ giáo dục chú trọng truyền thụ kiến thức sang giúp HS hình thành và phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực.
SGK Giáo dục Thể chất 1 trong bộ sách “Chân trời sáng tạo” của NXB Giáo dục Việt Nam.
Những điểm mới trong SGK Giáo dục thể chất 1
Nội dung chủ yếu của sách nhằm trang bị cho học sinh (HS) kiến thức và kĩ năng chăm sóc sức khoẻ; kiến thức và kĩ năng vận động; hình thành thói quen tập luyện, khả năng lựa chọn môn thể thao phù hợp để nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực và tố chất vận động; trên cơ sở đó giúp HS có ý thức, trách nhiệm đối với sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng, sống vui vẻ, hoà đồng với mọi người.
SGK Giáo dục thể chất 1 được biên soạn trên cơ sở kế thừa và phát triển các quan điểm dạy học tích hợp, dạy học theo chủ đề, hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực của người học. Các bài học đều tích hợp cả tri thức văn hóa, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm…, trong đó môn học đề cao yêu cầu liên hệ và vận dụng vào thực tiễn đời sống hằng ngày.
Nội dung sách được viết theo hướng mở, thể hiện được điểm đổi mới thực sự trong việc xây dựng Chương trình môn Giáo dục thể chất: không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực thể chất, đáp ứng những kiến thức cơ bản và cốt lõi về giáo dục thể chất bắt buộc cho HS lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục thể chất.
HS sẽ được phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất thông qua những tiết HS động, thú vị nhờ đổi mới phương pháp định hướng tiếp cận năng lực, lấy người học làm trung tâm. Những kinh nghiệm sống của trẻ sẽ được tích luỹ thông qua những lời nói, cử chỉ, hành vi hay thái độ, cách thức, hình mẫu và phương pháp giảng dạy của người giáo viên (GV), bên cạnh sự tác động từ phía gia đình và bạn bè. Hình thức trình bày sách chủ yếu theo mô tả trực quan bằng hình ảnh. Trong mỗi bài tập đều có phân tích kĩ thuật động tác bằng hình ảnh và giới thiệu một số trò chơi vận động phù hợp với tính đặc thù của nội dung đó, ngoại trừ nội dung kiến thức chung.
Việc hình thành, rèn luyện kĩ năng vận động và phát triển các tố chất thể lực cho HS thông qua các bài tập phát triển thể chất đa dạng như: các bài tập đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục, các trò chơi vận động, các môn thể thao và kĩ năng phòng tránh chấn thương trong hoạt động thể dục thể thao… đã đạt được kết quả tốt qua giảng dạy thực nghiệm.
Ở từng nội dung trong sách đều có những câu hỏi gợi mở, vận dụng các nội dung đã học vào đời sống thực tế, hướng dẫn phương pháp tổ chức giảng dạy, một số sai lầm thường mắc và cách thức sửa chữa hoặc an toàn trong tập luyện. Ngoài ra, ở phần thể thao tự chọn, nhà trường và HS có thể chọn một môn thể thao phù hợp với sở thích, năng lực HS và điều kiện sân bãi, cơ sở vật chất của đơn vị.
Cấu trúc sách và cấu trúc bài học
Video đang HOT
Cấu trúc SGK Giáo dục thể chất 1 gồm ba phần chính, được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục thể chất. Cụ thể như sau:
Kiến thức chung: Giúp HS có những kiến thức cơ bản, biết cách thực hiện vệ sinh sân tập và chuẩn bị dụng cụ khi tập luyện.
Vận động cơ bản: Gồm 3 chủ đề: Đội hình đội ngũ; Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản; Bài tập thể dục. Ở mỗi chủ đề được phân nhỏ thành nhiều đơn vị bài học, mỗi bài học là sự cụ thể hoá những yêu cầu cần đạt, được quy định trong Chương trình môn học.
Thể thao tự chọn: Cung cấp nội dung về 2 môn thể thao hiện đang được nhiều HS yêu thích: Thể dục nhịp điệu và Bóng đá.
Cấu trúc mỗi bài học trong Giáo dục thể chất 1 được thiết kế gồm 4 phần: Mở đầu; Kiến thức mới; Luyện tập; Vận dụng. Cụ thể chức năng của mỗi phần như:
Mở đầu: Mục tiêu: Thể hiện những yêu cầu về phẩm chất, năng lực chung và năng lực chuyên môn (năng lực môn học) mà HS cần đạt được sau bài học; Khởi động và trò chơi hỗ trợ khởi động: Cung cấp những bài khởi động và những trò chơi vận động nhẹ nhàng nhằm tạo sự hứng thú, vui vẻ và chuẩn bị tâm lí cho các em trước khi vào nội dung học mới.
Kiến thức mới: Nội dung trong phần kiến thức mới là sự cụ thể hoá những yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình môn học. Đối với HS Tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng, việc sử dụng những hình ảnh trực quan kèm mô tả ngắn gọn sẽ tạo hứng thú và kích thích quá trình tiếp thu của HS.
Luyện tập: Gợi ý các hình thức luyện tập giúp HS ôn lại các kiến thức vừa học: luyện tập cá nhân, luyện tập đôi bạn, luyện tập theo nhóm. Cung cấp cho HS các trò chơi bổ trợ kiến thức mới để vừa củng cố, vừa giải trí sau bài học.
Vận dụng: Giúp HS phát triển năng lực thông qua những câu hỏi vận dụng đơn giản, phù hợp với lứa tuổi.
Với cấu trúc thống nhất, mỗi bài học trong SGK Giáo dục thể chất 1 còn phát huy tối đa vai trò của kênh hình và kênh chữ trong việc trình bày thông tin và gợi ý hướng dẫn tổ chức các hoạt động của HS:
Kênh hình: Giúp HS dễ dàng quan sát và nhận biết các nội dung trong bài học: các hoạt động khởi động, nội dung kiến thức mới, các hình thức tập luyện và
Minh hoạ để HS hiểu và thực hành các động tác một cách chính xác; Gợi ý, dẫn dắt HS để hình thành kĩ năng vận động và phát triển các tố chất thể lực.
Kênh chữ: Thể hiện dưới dạng các mô tả ngắn gọn, gợi ý cho HS và GV về cách thức tổ chức tập luyện động tác mới và các trò chơi vận động, đồng thời tạo điều kiện cho GV vận dụng kết hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm.
Theo (giaoducthoidai.vn)
'Cô cũng đang tự học, và cần thời gian để làm tốt hơn'
Với những giáo viên chưa thành công khi dạy online những ngày qua, học sinh và phụ huynh hãy cảm thông bởi chính các thầy cô cũng đang tự học. Họ đã nhận ra những gian nan và cần thời gian để làm tốt hơn.
Thực ra, dạy học online hay dạy học từ xa đã được triển khai từ lâu. Cá nhân tôi tham gia vào các hoạt động này từ khi là sinh viên năm thứ 3 (khoảng năm 2002), lúc bắt đầu tham gia soạn tài liệu cho một đơn vị nước ngoài.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, những năm gần đây các ứng dụng học online mọc ra như nấm, nhưng thú thực, rất nhiều trường học lại "vờ như không biết". Ngay cả khi đi chấm thi giáo viên dạy giỏi, tôi cũng ít khi thấy được những ứng dụng thiết thực khiến cho bài giảng có màu sắc "công nghệ thông tin".
Từ khi công văn 793 của Bộ GD-ĐT ban hành và tôi có viết một vài điều về đánh giá chất lượng dạy học online, thì tôi thấy anh chị em giáo viên, quản lí các trường có vẻ đã quan tâm nhiều hơn.
Có những người bày tỏ rằng họ rất bức xúc trước chất lượng dạy online, nhất là hành xử của học sinh (chưa tự học, có bình luận chưa tốt...), tốc độ đường truyền, chất lượng phần mềm, và nhất là phương pháp dạy học của giáo viên.
Phương pháp dạy online đòi hỏi kĩ năng sử dụng công nghệ của giáo viên phải tốt
Để dạy học online tốt, giáo viên cũng phải tự học, trang bị thêm cho mình kiến thức và kỹ năng.
Phương pháp dạy online đòi hỏi kĩ năng sử dụng công nghệ của giáo viên phải tốt. Quan sát các giáo viên được cho là dạy online tốt sẽ thấy, họ rất vất vả để thích ứng với phần mềm dạy học, và rất chăm chỉ rèn luyện, chuyển đổi các hành vi truyền thống sang làm việc với phần mềm như: Soạn bài phải phân nhánh/ phân hóa, phải chú ý những điểm nhấn công nghệ để thu hút, cần có những kĩ thuật hỗ trợ (ví dụ như môn Toán thì không thể thiếu phần mềm dạy học toán)...
Bên cạnh đó, phải học cách tương tác, quản lí học sinh tốt. Đây cũng là tiêu chí để phân loại kiểu học online. Có kiểu học mà nhiều người nói đùa khác gì xem phim, vì không có tương tác. Nhưng để thực sự là dạy online thì việc tương tác là quan trọng nhất. Tương tác để đánh giá mức độ tiếp nhận, sự tham gia của người học..., và đặc biệt là tự đánh giá và đánh giá phản hồi. Những điều này đa phần giáo viên chưa để ý đến, vì họ vẫn có thói quen "truyền thụ kiến thức". Trong khi dạy học online thì là một điển hình cho hoạt động hóa người học. Khi đó, người dạy sẽ làm vai trò: thiết kế tổ chức ủy thác đánh giá. Vì vậy giáo viên phải chọn được phần mềm hỗ trợ tương tác tốt.
Dạy trực tuyến phải sẵn sàng đối mặt với rủi ro
Dạy học online là không ít rủi ro, đòi hỏi "bình đẳng", nghĩa là khoảng cách thầy trò xa về địa lí nhưng cực gần vì có "cái máy". Cho nên mối quan hệ này dân chủ hơn bao giờ hết, chưa kể có những vấn đề thuộc về kĩ thuật (máy móc, đường truyền, phần mềm ...) khiến cho tương tác không hiệu quả. Do đó tính kiểm soát được của giáo viên không cao bằng dạy trực tiếp.
Vì thế, giáo viên hãy thả lỏng và thực sự cầu thị để cải tiến kỹ năng của mình. Một số đồng nghiệp của tôi đã không thành công khi dạy học online những ngày qua, họ đang rất buồn vì nghĩ rằng mình bị tổn thương về danh dự, năng lực dạy online không tương đồng với dạy trực tiếp.
Lời tâm sự của tôi dành cho các đồng nghiệp là: Hãy tích cực đón nhận điều đó, và hãy chia sẻ với phụ huynh, với người học rằng "Cô cũng đang tự học, cô nhận ra những gian nan, và cô cần thời gian để làm tốt hơn".
Hãy dũng cảm thử một cách làm mới. Sẽ giống như ngày trẻ, mắc sai lầm, thấy khó khăn... nhưng như thế là ta còn trẻ, còn được có cơ hội để làm. Đừng chống trả, nếu không chúng ta không xứng đáng để dẫn dắt những người trẻ bước vào một thế giới đầy biến động.
Không phải nội dung nào cũng dạy được online, và dạy online là không hoàn toàn không có hại
Tôi khuyến nghị rằng trẻ em (dưới 10 tuổi) không nên tiếp xúc với máy tính, màn hình tivi, điện thoại quá 2 tiếng / ngày. Ngay cả với con gái lớn của tôi, cháu đã 12 tuổi, nhưng những ngày qua cháu học liên tục (vì trường cháu áp dụng mô hình này) khiến cho sức khỏe của cháu cũng có dấu hiệu bị ảnh hưởng. Tôi sợ nhất là các cháu sẽ bị hại về mắt, chức năng vận động, bệnh cột sống...
Còn như một người làm nghiên cứu giáo dục lão thành mà tôi được làm việc cùng đã tỏ ra rất e ngại, khi không có một giải pháp đồng bộ cho trẻ em.
Phá vỡ một nhịp điệu sống là một điều gây ra tác hại không hề nhỏ đối với trẻ em, ông nói "Hãy chuẩn bị tinh thần đón nhận tác hại về sinh lý của những đứa trẻ chỉ ở trong nhà và xem màn hình, hãy đem những hiểu biết tâm lí để áp dụng ra hành động, và hãy đóng vai chúng, cô Thơ ạ".
Chu Cẩm Thơ (vietnamnet.vn)
Bình Phước: Chủ động hướng dẫn học sinh học qua mạng internet và truyền hình Tùy tình hình thực tế, Phòng GD-ĐT các địa phương trong tỉnh cần chủ động hướng dẫn học sinh học qua mạng internet hoặc truyền hình nhằm đảm bảo kiến thức cho các em trong thời gian tạm nghỉ phòng chống Covid-19. Ngành giáo dục các địa phương cần chủ động hướng dẫn học sinh học qua mạng và truyền hình tùy vào...