SGK ‘biến mất’: Nhà xuất bản nói hợp nhất, chủ biên khẳng định sách bị loại bỏ
Tổng chủ biên sách Lịch sử và Địa lý lớp 6, bộ Cùng học để phát triển năng lực cho rằng, thực chất là sách bị loại bỏ chứ không phải hợp nhất.
Trong danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 sử dụng năm học 2021-2022 có ba bộ sách Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo. Còn hai bộ Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam không có sách lớp 2 và lớp 6.
Theo thong bao cua Nha xuat ban Giao duc Viet Nam, hai bộ sách Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục được hợp nhất với hai bo sach Ket noi tri thuc voi cuoc song va Chan troi sang tao. Việc này nham tap trung toi đa nguon luc tri tue cua đoi ngu tac gia, tap trung nguon luc tai chinh đau tu cho cong tac bien soan sach.
Giáo sư Đỗ Thanh Bình, Tổng chủ biên sách Lịch sử và Địa lý lớp 6, bộ Cùng học để phát triển năng lực thẳng thắn khẳng định: “Hoàn toàn không có chuyện hợp nhất như Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trả lời với báo chí, đây là loại bỏ”.
Sách giáo khoa lớp 6. (Ảnh minh hoạ: H.C)
Tại cuộc họp giữa Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam với tổng chủ biên, chủ biên bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” và “Cùng học để phát triển năng lực” ngày 15/6/2020, ông Bình cùng nhóm tác giả không đồng ý việc hợp nhất, đặc biệt là sách Lịch sử và Địa lý lớp 6.
Ông cho rằng, hai cuốn sách giáo khoa có cách tiếp cận và mô hình triển khai khác nhau. Ngoài vấn đề không đủ thời gian để biên soạn lại khi hợp nhất hai bộ, thì việc ghép kiến thức sao cho đồng nhất cũng là điều không thể thực hiện.
Video đang HOT
Sau đó 3 tuần, ngày 7/7/2020, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thông báo quyết định loại bỏ bộ sách Cùng học để phát triển năng lực do không đạt yêu cầu. Hai bộ sách được chọn để gửi thẩm định cấp cao hơn là Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo.
Giáo sư Bình bức xúc: “Nếu là hợp nhất thì phải là 50 – 50 kiến thức hai bộ hoặc hai nhóm tác giả cùng ngồi lại để có phương án giải quyết thoả đáng hơn thay vì loại bỏ thẳng thừng mà không có hội đồng đánh giá, thẩm định nào được tổ chức. Đây là sự coi thường, sáp nhập không bình đẳng”.
Trong khi đó, ngày 19/6/2020, tại hội đồng đánh giá, thẩm định sách nội bộ, các chuyên gia đều thống nhất đánh giá sách Lịch sử và Địa lý lớp 6 của hai bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” và “Cùng học để phát triển năng lực” đều đạt yêu cầu, chất lượng ngang bằng nhau; còn sách giáo khoa trong bộ “Chân trời sáng tạo” không đạt yêu cầu.
Giáo sư Bình cho biết thêm, sau khi loại bỏ, đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã “điều động” nhóm tác giả sách Lịch sử và Địa lý lớp 6- bộ Cùng học để phát triển năng lực tăng cường cho việc biên soạn sách giáo khoa khu vực phía Nam.
Phản đối sự “điều động” này, ông cho rằng: “Chúng tôi không phải người của nhà xuất bản. Chúng tôi làm việc theo hợp đồng biên soạn bộ sách Cùng học để phát triển năng lực giữa nhà xuất bản với các chuyên gia. Nhà xuất bản không có lý do gì điều động, tăng cường cho nơi này, nơi kia. Như vậy là chưa thoả đáng và chưa tôn trọng chuyên gia”.
Hai bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Không riêng môn Lịch sử và Địa lý lớp 6, phó giáo sư Phan Doãn Thoại, Chủ biên môn Toán bộ sách Cùng học để phát triển năng lực tiếc nuối khi bộ sách giáo khoa không được biên soạn tiếp ở lớp 2 và lớp 6.
Vị chủ biên cho rằng, việc “hợp nhất” bộ sách Cùng học để phát triển năng lực với bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống chỉ là cách nói, còn về bản chất thì khác. Bởi khi có chủ trương hợp nhất này, hai nhóm tác giả của hai bộ sách cùng ngồi lại với nhau nhưng không có tiếng nói chung. Quan điểm biên soạn của hai bộ sách là quá khác biệt, hơn nữa thời gian lại quá gấp gáp để có được sự “hợp nhất” đúng nghĩa.
Các môn học chính như Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên – Xã hội là của bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”. Chỉ có môn hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo dục thể chất là lấy một phần của bộ sách Cùng học để phát triển năng lực.
Phó giáo sư Thoại cho biết thêm, trước đó, sau khi hoàn thành xong bộ sách giáo khoa Cùng học để phát triển năng lực lớp 1, Công ty đầu tư bộ sách và nhóm tác giả đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng để viết, biên tập, chế bản các bộ sách lớp 2 và lớp 6.
Nhóm tác giả viết sách cũng được chọn cẩn thận, kỹ lưỡng và được tập huấn, bồi dưỡng rất chỉn chu để họ có thể viết sách theo đúng tinh thần mới. Thậm chí bản thảo sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 đã hoàn thành và được thẩm định nội bộ, đánh giá chung rất tốt.
Trước đó, giải thích lý do hai bộ sách giáo khoa “bốc hơi”, đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được hợp nhất từ bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và bộ Cùng học để phát triển năng lực; bộ sách Chân trời sáng tạo được hợp nhất từ bộ Chân trời sáng tạo và bộ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục.
Việc hợp nhất nhằm tập trung tối đa nguồn lực trí tuệ của đội ngũ tác giả; tập trung nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác biên soạn sách, phát triển sách giáo khoa giấy đồng bộ với sách và học liệu điện tử cũng như nâng cao chất lượng công tác tập huấn sử dụng sách giáo khoa mới.
Đồng thời, việc hợp nhất này nhằm tiết giảm tối đa chi phí nhằm có được các bộ sách giáo khoa có chất lượng cao hơn nữa về nội dung, hình thức, hợp lý về giá thành.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho rằng, 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 sử dụng cho năm học 2020-2021 tuy có sự khác biệt nhưng vẫn thể hiện quan điểm xuyên suốt trong việc biên soạn sách giáo khoa. Cho dù ở lớp 1, giáo viên, học sinh sử dụng hai bộ sách Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục thế nào thì đến lớp 2, giáo viên, học sinh vẫn có thể lựa chọn sách Kết nối tri thức với cuộc sống hoặc Chân trời sáng tạo để tiếp nối mạch kiến thức mà không bị gián đoạn.
Sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 sẽ được góp ý 3 đợt trước khi phát hành
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi các Sở GD&ĐT về việc tổ chức cử giáo viên tham gia góp ý SGK lớp 2, lớp 6.
Để tránh những sai sót không đáng có như SGK Tiếng Việt 1 Cánh Diều, Bộ GD&ĐT yêu cầu giáo viên góp ý cho bản mẫu SGK lớp 2, lớp 6 kỹ càng hơn.
Trong đó, đợt một, mỗi sở GD&ĐT chọn cử 10 giáo viên/môn học để nghiên cứu, góp ý các bản mẫu SGK qua trang thông tin điện tử của các nhà xuất bản. Sau đó, các địa phương tổng hợp góp ý, báo cáo về Bộ GD&ĐT trước ngày 10/12.
Đợt hai, tất cả giáo viên được cử dạy lớp 2, lớp 6 sẽ tham gia góp ý cho bản mẫu SGK. Bộ yêu cầu các sở GD&ĐT chỉ đạocác trường học hướng dẫn cho toàn bộ giáo viên được phân công dạy lớp 2 và lớp 6 năm học 2021 - 2022 vào trang thông tin điện tử của các nhà xuất bản để nghiên cứu, góp ý các bản mẫu SGK đã được các nhà xuất bản hoàn thiện sau góp ý đợt một.
Các cơ sở giáo dục đưa việc tìm hiểu nội dung các bản mẫu SGK vào sinh hoạt tổ chuyên môn để nghiên cứu, góp ý.
Đợt ba, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tìm hiểu, góp ý một lần nữa các bản mẫu SGK đã được các nhà xuất bản hoàn thiện, đưa lên trang thông tin điện tử trước khi in và phát hành.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Phải rút kinh nghiệm "sạn" trong sách giáo khoa lớp 1 Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng không chỉ Cánh Diều mà các bộ sách khác cũng có "sạn"; cần phải rút kinh nghiệm từ sách giáo khoa lớp 1 để sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 phải chuẩn bị tốt. Ngày 28-11, tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra hội thảo khoa học "Phát...