Seoul thử nghiệm tàu điện ngầm không chỗ ngồi để giảm quá tải giờ cao điểm
Hệ thống tàu điện ngầm của Seoul đang lên kế hoạch triển khai các toa tàu không có ghế ngồi nhằm giảm bớt tình trạng quá tải vào giờ cao điểm.
Hành khách trên tàu điện ngầm ở Seoul. Ảnh: Getty Images
Theo trang The Guardian (Anh), Seoul Metro cho biết theo chương trình thử nghiệm dự kiến bắt đầu vào tháng 1/2024, sẽ không có ghế ngồi trong 2 toa trên các chuyến tàu điện ngầm chạy trên hai trong số chín tuyến chính của thủ đô Hàn Quốc vào giờ cao điểm buổi sáng và buổi tối. Đây là một phần của dự án rộng lớn hơn nhằm giải quyết tình trạng quá tải trên một trong những hệ thống tàu điện ngầm đông đúc nhất thế giới.
Theo Seoul Metro, đến quý 3/2023, mức độ quá tải trong Tuyến 4 và 7 – nơi đang diễn ra thử nghiệm – đã đạt lần lượt 193,4% và 164,2% công suất trong giờ cao điểm. Với việc loại bỏ ghế ngồi trên các toa, dự đoán mức độ quá tải giờ cao điểm sẽ giảm xuống 153,4% trên Tuyến 4 và 130,1% trên Tuyến 7.
Seoul Metro điều hành một trong những mạng lưới đường sắt đô thị lớn nhất thế giới, bao gồm 9 tuyến và 275 ga, phục vụ khoảng 7 triệu hành khách đi lại hàng ngày.
Video đang HOT
Giám đốc điều hành Seoul Metro, ông Baek Ho cho biết: “Nếu dự án thí điểm chứng minh hiệu quả, chúng tôi sẽ mở rộng sáng kiến này trong tương lai để đảm bảo người dân có thể sử dụng tàu điện ngầm thoải mái và an toàn hơn”.
Ngoài thông báo này, Seoul Metro cũng tăng số lượng tàu điện ngầm trên hai tuyến thường ghi nhận tình trạng quá tải trong giờ cao điểm kể từ ngày 30/10.
Một số phương tiện truyền thông Hàn Quốc đã đặt câu hỏi liệu sáng kiến này có thể chấm dứt tình trạng “jiokcheol” đáng sợ hay không. Jiokcheol là từ kết hợp giữa từ “địa ngục” và “tàu điện ngầm” để diễn tả nỗi thất vọng hàng ngày của những người dân thường xuyên đi lại trên các chuyến tàu điện ngầm quá đông đúc.
Mối nguy hiểm tiềm tàng trên các tuyến tàu điện ngầm chật cứng người đã được chú ý tới sau vụ tai nạn đám đông chết chóc nhất lịch sử Hàn Quốc hồi tháng 10/2022, khiến 156 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Nhiều người dân vô cùng lo lắng khi hàng ngày phải đi trên những chuyến tàu điện ngầm chật chội vào các giờ cao điểm, nơi mọi người thường chèn ép nhau đến mức không thể di chuyển. Một phân tích của SK Telecom cho biết mật độ trung bình trên tuyến tàu điện ngầm giữa các ga Guro và Guil vào khoảng 6 giờ 40 phút chiều là 252%. Điều này có nghĩa là có khoảng 403 hành khách trên chuyến tàu, cao hơn 2,5 lần so với sức chứa 160 người của con tàu.
Hành khách đi làm bằng tàu điện ngầm đã so sánh cảnh tượng chen chúc này giống như địa ngục, khi họ thường xuyên bị dồn ép sát nhau. Thậm chí, nhiều vụ xô xát hoặc tranh cãi thường xảy ra khi mọi người cố chen lấn để vào trong hoặc ra khỏi đoàn tàu, một số người bị nhỡ điểm xuống tàu vì quá đông.
Ông Park Cheong-woong, Giáo sư quản lý an toàn tại Đại học Sejong Cyber, bình luận: “Tàu điện ngầm ở Seoul chật cứng đến mức có thể dẫn đến khó thở hoặc hoảng loạn cho một số hành khách. Nhưng chúng ta đã quen với cảnh tượng đông đúc này trong cuộc sống hàng ngày”.
Thành phố miền Đông Ukraine quyết xây trường học dưới lòng đất
Thành phố Kharkov hiện duy trì nhiều lớp học trong hệ thống tàu điện ngầm để bảo vệ học sinh trước rủi ro chiến sự.
Chính quyền thành phố miền Đông Ukraine này còn đang ấp ủ kế hoạch xây dựng trường học dưới lòng đất.
Một lớp học trong hệ thống tàu điện ngầm của Kharkov, Ukraine. Ảnh: Guardian
Đây là thông tin được thị trưởng thành phố Kharkov Ihor Terekhov xác nhận trên ứng dụng Telegram. Ông Ihor Terekhov nói: "Chúng tôi có kế hoạch xây dựng trường học dưới lòng đất đầu tiên của Ukraine để giải quyết yêu cầu điều chỉnh mới các công trình xây dựng mang tính bảo vệ. Nơi này sẽ tạo điều kiện cho hàng nghìn trẻ em Kharkov duy trì học tập trực tiếp trong bối cảnh có nhiều rủi ro từ tên lửa".
Tuy nhiên, vị thị trưởng không cung cấp chi tiết thời điểm trường học dưới lòng đất này đi vào hoạt động. Ông nhấn mạnh giới chức Kharkov sẽ không giảm ngân sách dành cho giáo dục trong giai đoạn 2023-2024.
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết nhiều trường học tại Kharkov, chỉ cách biên giới Nga-Ukraine 35 km, buộc phải chuyển sang dạy và học trực tuyến do xung đột. Tuy nhiên, thành phố này đã tổ chức được 60 lớp học dành cho hơn 1.000 học sinh tại hệ thống tàu điện ngầm, trước khi năm học mới bắt đầu vào ngày 1/9.
Trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022, thành phố lớn thứ hai của Ukraine Kharkov có dân số hơn 1,4 triệu người. Trong giai đoạn cao điểm xung đột năm 2022, đã có 160.000 người xuống hệ thống tàu điện ngầm của Kharkov để tạm lánh nạn, trong đó có 7.000 trẻ em.
Từ khi bùng phát đến nay, xung đột Nga-Ukraine đã khiến hàng triệu người phải di dời. Bộ Giáo dục Ukraine cho biết trên khắp cả nước đã có 363 cơ sở giáo dục bị phá hủy và gần 3.800 cơ sở hư hại.
Trong một diễn biến khác, Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) cho biết các quốc gia thành viên đã nhất trí gia hạn quy chế bảo vệ tạm thời đối với hơn 4 triệu người tị nạn Ukraine đang sinh sống ở EU. Quy chế bảo vệ tạm thời đối với người tị nạn Ukraine được kích hoạt vào ngày 4/3/2022. Quy chế này sau đó được tự động gia hạn thêm một năm. Đầu năm nay, các quốc gia EU nhất trí tiếp tục gia hạn thêm một năm đến ngày 4/3/2024.
Quy chế bảo vệ tạm thời cho phép tất cả những người tị nạn Ukraine cư trú tại EU, tiếp cận thị trường lao động, nhà ở và giáo dục cho trẻ em. Người tị nạn được bảo vệ tạm thời cũng đủ điều kiện nhận hỗ trợ y tế và phúc lợi xã hội.
Đông bắc Mỹ mưa như trút, New York ban bố tình trạng khẩn cấp vì lũ lụt Mưa lớn, đột ngột ở đông bắc Mỹ đã gây ra lũ quét trên diện rộng ở New York, buộc Thống đốc bang và Thị trưởng thành phố phải ban bố tình trạng khẩn cấp. Truyền thông Mỹ đưa tin, mưa như trút, với lượng mưa lên tới 13cm càn quét khu vực phía nam New York sáng 29/9 đã khiến nhiều đường...