Seoul sát ngưỡng phong thành, giới trẻ Hàn hứng chỉ trích
Giới trẻ Hàn Quốc bị chỉ trích có tâm lý lơ là chống dịch dù phần đông chưa được tiêm chủng, kéo theo bùng phát ca nhiễm mới ở Seoul.
“Chúng ta đang đối diện cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong trận chiến với Covid-19. Tôi xin lỗi vì nhân dân ở vùng Seoul phải chịu khổ khi yêu cầu mọi người hy sinh cuộc sống thường nhật”, Thủ tướng Kim Boo-kyum thông báo gói biện pháp hạn chế hoạt động xã hội để chống dịch tại cuộc họp chính phủ ngày 9/7.
Kể từ đầu tuần sau, thủ đô Hàn Quốc và những vùng lân cận phải áp dụng tình trạng báo động cấp độ 4. Đây là mức giãn cách xã hội cao nhất trong chiến thuật kiểm soát dịch Covid-19 tại Hàn Quốc gần hai năm qua. Báo chí trong nước nhận định Seoul đang sát viễn cảnh phong tỏa hơn bao giờ hết.
Hoạt động hội họp trước 18h hàng ngày không được quá 4 người và sau 18h không được tụ tập quá hai người. Toàn bộ quán bar và địa điểm kinh doanh về đêm phải đóng cửa. Trường học trở lại hình thức giảng dạy trực tuyến toàn diện. Công sở được đề nghị chuyển đổi làm việc từ xa cho ít nhất 30% nhân viên.
Người dân xếp hàng xét nghiệm nCoV tại Seoul, Hàn Quốc vào ngày 8/7. Ảnh: Reuters.
Lệnh cấm hoạt động sau 22h mỗi đêm được áp dụng cho mọi địa điểm kinh doanh ẩm thực và thể thao trong nhà. Hoạt động công cộng dưới mọi hình thức và quy mô đều không được tổ chức. Chính quyền thành phố tạm hoãn đặc cách không đeo khẩu tranh và hội họp đối với người đã tiêm vaccine.
Các biện pháp chống dịch cấp độ 4 được ban bố ở Seoul, Incheon và Gyeonggi chỉ một ngày sau khi Hàn Quốc ghi nhận số ca nhiễm cao nhất trong gần hai năm qua. Trong vòng 24 tiếng ngày 8/7, cả nước có thêm 1.316 ca, vượt kỷ lục cũ được thiết lập chỉ một ngày trước là 1.275 ca, theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC).
Video đang HOT
Biến chủng Delta chiếm 10% số ca nhiễm mới ở Seoul và các vùng lân cận. Với tốc độ lây lan hiện nay, đến tháng 8, biến chủng từ Ấn Độ có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh Covid-19 chủ yếu ở Hàn Quốc.
Giám đốc KCDC Jeong Eun-kyeong cảnh báo, trong kịch bản xấu nhất, số người nhiễm mỗi ngày đến cuối tháng 7 có thể tăng gấp đôi.
Phần lớn ca nhiễm mới nằm ở những khu đông dân tại Seoul, đặc biệt phổ biến trong nhóm 20 và 30 tuổi chưa được tiêm vaccine. Người nhiễm trong nhóm tuổi này thường không xuất hiện triệu chứng nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm.
Người tham dự lễ hội âm nhạc tại thủ đô Seoul vào tháng 6 đều được yêu cầu đeo khẩu trang và duy trì khoảng cách khi ngồi. Ảnh: Yonhap .
“Giữa thời điểm tỷ lệ tiêm chủng cả nước chưa đủ cao, chính phủ đã hấp tấp phát tín hiệu nới lỏng quy định chống dịch, dẫn đến tâm lý lơ là. Những phát biểu nhằm khuyến khích người dân đi tiêm vaccine đã bị người trẻ hiểu sai. Họ xem đây là tín hiệu thả cửa”, Kim Dong-hyun, giáo sư dịch tễ học tại Đại học Hallym thuộc tỉnh Gangwon, nhận định.
Trong tuần qua, bất chấp nguy cơ lây nhiễm nCoV tăng cao, thanh niên ở thủ đô Hàn Quốc vẫn tụ tập ở địa điểm công cộng sau thời điểm quán bar, cà phê, hộp đêm và nhà hàng đóng cửa. Từ ngày 7/7, chính quyền thành phố Seoul buộc phải bổ sung lệnh cấm uống rượu bia trong công viên dọc sông Hàn.
“Thật không công bằng nếu đổ hết trách nhiệm lên giới trẻ, nhưng thật sự nhiều thanh niên đang bỏ ngoài tai quy định chống dịch”, Ahn Jae-Uk, sinh viên báo chí ở Bucheon, phía tây Seoul, cho biết. Anh cũng thường thấy người trẻ tập trung bên ngoài những cửa hàng tiện lợi vào ban đểm để uống rượu bia và tán gẫu.
Trong khi đó, một số người cho rằng chỉ trích nhắm vào giới trẻ mang nặng định kiến và chỉ tạo ra tâm lý hằn học trong xã hội. Truyền nhiễm diễn ra vô hình và một người “chỉ cần chạm sai, thở sai một chút” là đã có thể lây bệnh cho người khác, theo chia sẻ của một giáo viên người Mỹ đang sống và làm việc tại Hàn Quốc.
“Người trẻ cũng lo sợ virus lây lan. Chúng tôi đang đánh mất tuổi trẻ. Tuy nhiên, nếu chính phủ không hỗ trợ bộ phận này trong xã hội, chúng ta còn trông chờ gì khác về tình hình hiện nay”, cô bức xúc.
Khu phố “sống về đêm” Hongdae, tại trung tâm Seoul, vắng người vào đêm 8/7 sau thông tin chuẩn bị giãn cách xã hội. Ảnh: Yonhap.
Choi Jea-wook, giáo sư ngành y tại Đại học Hàn Quốc ở Seoul, cũng đánh giá chính phủ đã chủ quan trước virus dù tốc độ tiêm chủng Covid-19 không nhanh như kỳ vọng. “Trong lúc biến chủng Delta tràn lan khắp thế giới, cơ quan y tế đáng lẽ phải siết chặt các biện pháp ứng phó virus thay vì nới lỏng quy định”, Choi nhận định.
Chương trình tiêm chủng toàn dân tại Hàn Quốc đang tập trung chủ yếu cho nhóm có rủi ro cao. Khoảng 11% trong tổng dân số 52 triệu người đã hoàn thành liệu trình vaccine Covid-19 và 30% được tiêm ít nhất một mũi, trong đó chủ yếu là người trên 60 tuổi.
Chính phủ Tổng thống Moon Jae-in đặt mục tiêu cả nước đạt miễn dịch cộng đồng trước tháng 11. Để hiện thực hóa kỳ vọng này, Hàn Quốc đến tháng 9 cần đảm bảo 70% dân số được tiêm ít nhất một mũi vaccine Covid-19.
Theo ông Kim Dong-hyun, giới lãnh đạo Hàn Quốc muốn tránh biện pháp phong tỏa càng lâu càng tốt, không muốn nền kinh tế chịu tác động tiêu cực. Báo động cấp độ 4 tại thủ đô và khu vực lân cận có thể là mức chống dịch nghiêm ngặt tối đa trong ngưỡng chấp nhận của chính phủ. Lệnh dự kiến kéo dài đến ngày 25/7.
“Chúng ta cần nhấn mạnh rằng tiêm chủng phải được kết hợp với những cách thức can thiệp khác, gồm khẩu trang và giãn cách, trong một thời gian nhất định cho đến khi xã hội có nhiều người đã tiêm vaccine. Cần duy trì nghiêm thông điệp tuân thủ khẩu trang và giãn cách”, Jerrome Kim, Tổng giám đốc Viện Vaccine Quốc tế ở Seoul, cảnh báo.
Bỉ triệu gấp đại sứ tại Hàn Quốc vì vợ tiếp tục đánh người
Bỉ yêu cầu đại sứ tại Hàn Quốc Lescouhier "không trì hoãn thêm" thời gian về nước sau khi vợ ông vướng bê bối đánh người lần hai.
"Sau khi xảy ra sự việc với hai nhân viên trong cửa hàng quần áo, đại sứ Lescouhier được lệnh về nước cùng vợ vào tháng 7. Trước tình hình hiện nay, xét tới trách nhiệm của một đại sứ với nước sở tại cùng mong muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với Hàn Quốc, Ngoại trưởng Sophie Wilmes đã đề nghị ông Lescouhier lập tức về nước, không trì hoãn thêm nữa", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Bỉ cho biết hôm 8/7.
Phát ngôn viên này cũng xác nhận bà Xiang Xueqiu, vợ đại sứ Bỉ Peter Lescouhier, đã xô xát với nhân viên quét dọn trong một công viên ở trung tâm thủ đô Seoul hôm 5/7. "Hoàn cảnh dẫn tới cuộc ẩu đả vẫn chưa rõ", phát ngôn viên nói thêm.
Vợ chồng đại sứ Peter Lescouhier trong một cuộc phỏng vấn năm 2019. Ảnh: Arirang .
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết họ sẽ "xác minh các tình tiết của sự việc và hợp tác với các cơ quan điều tra nếu cần". Cơ quan này khẳng định sẽ có hành động nghiêm khắc nếu phát hiện hành động bất hợp pháp liên quan tới đoàn ngoại giao ở Hàn Quốc.
Bà Xiang hồi tháng 4 từng bị phát hiện đánh vào đầu nhân viên trong cửa hàng bán quần áo tại Seoul, sau khi bị hiểu nhầm là lấy trộm đồ, vì áo khoác của bà Xiang giống một chiếc bày bán trong cửa hàng. Khi chủ cửa hàng bước tới can thiệp ngỏ ý muốn kiểm tra, Xiang đã tát vào mặt cô này.
Đại sứ Lescouhier đã thay mặt vợ xin lỗi, cho rằng hành động của bà "dù trong hoàn cảnh nào cũng không thể chấp nhận". Bộ Ngoại giao Bỉ sau đó thông báo đại sứ Lescouhier sẽ mãn nhiệm và về nước vào mùa hè.
Triều Tiên thiếu 860.000 tấn lương thực, nguy cơ nạn đói cận kề Một cơ quan của Liên Hợp Quốc ước tính Triều Tiên thiếu khoảng 860.000 tấn lương thực trong năm nay giữa lúc dịch Covid-19 bùng phát. Thuyền của người Triều Tiên ở gần biên giới Trung Quốc (Ảnh: Getty). Theo báo cáo do Tổ chức Nông Lương (FAO) đăng trên trang web của Hệ thống Cảnh báo Sớm và Thông tin Toàn cầu,...