Sẽ xử lý đại học xét tuyển đến 80% chỉ tiêu bằng học bạ, khai man giảng viên
Bộ đưa ra quy định là tuyển sinh 50% bằng học bạ, 50% là điểm thi THPT quốc gia nhưng đến khi không đủ chỉ tiêu, có trường đã xét đến 80% học bạ. Bộ GD&ĐT đang rà soát và sẽ xử lý theo đúng quy định.
Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Huy Bằng đã cho biết như vậy tại Hội nghị trực tuyến về công tác tuyển sinh năm 2019 và thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH tại 3 đầu cầ u Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh sáng ngày 17/7.
Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Huy Bằng.
Chánh Thanh tra Nguyễn Huy Bằng cho biết, qua theo dõi công tác tuyển sinh của các trường đại học, chúng tôi thấy rằng bên cạnh một số trường còn gặp khó khăn (chẳng hạn khối trường kỹ thuật), thì công tác tuyển sinh ĐH ngày càng lành mạnh hơn, tốt hơn, đáp ứng yêu cầu của xã hội, của từng trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều ĐH vẫn để xảy ra thiếu sót, sai phạm.
Đề án tuyển sinh riêng của nhiều trường không rõ ràng, nhiều thông tin chưa chính xác, một số trường xét tuyển không đúng đề án. Bộ đưa ra quy định là tuyển sinh 50% bằng học bạ, 50% là điểm thi THPT quốc gia nhưng đến khi không đủ điều kiện thì có trường lại xét đến 80% học bạ.
Nhiều trường xác định chỉ tiêu vượt quá năng lực đào tạo. Thậm chí, có đại học do lo ngại tuyển nhiều giảng viên vào mà không có sinh viên thì không có nguồn kinh phí để duy trì bộ máy nên tăng chỉ tiêu đào tạo rất cao mà không đúng năng lực thực tế.
Cụ thể, có trường khai 1.000 giáo viên cơ hữu trong đề án tuyển sinh, nhưng thực tế chưa có từng ấy. Tới lúc tuyển được nhiều sinh viên, trường mới đi ký hợp đồng giảng viên đủ số lượng. Những việc đó là sai quy định.
Video đang HOT
Chính vì những vấn đề trên, Bộ GD&ĐT đã đề nghị các trường ĐH tập trung rà soát hệ thống các văn bản, củng cố hệ thống quy định của mình theo đúng thông tư 51 của Bộ để thực hiện nghiêm túc quy định Luật Giáo dục và Quy chế tuyển sinh.
“Trong quá trình thực hiện, chúng ta có thể sáng tạo nhưng không được tùy ý du di theo ý hiểu cá nhân. Quy định thế nào thì làm như thế, việc nào không rõ phải hỏi. Tất cả phải theo khung chung là quy chế, thông tư, nghị định” – ông Bằng nhấn mạnh.
Nhằm chấn chỉnh tình trạng trên, Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường quán triệt công văn 2969 ngày 15/7/2019 hướng dẫn thanh tra kiểm tra tuyển sinh để xây dựng kế hoạch, quyết định thanh tra. Bộ phận thanh tra này độc lập với bộ phận thanh tra chung của trường.
“Bộ GD&ĐT cũng sẽ thành lập các đoàn thanh tra để thanh tra sát sao, kịp thời, trong quá trình làm sai đến đâu sẽ xử lý nghiêm túc tới đó nhằm xiết chặt quản lý kiểm soát nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo ĐH trong bối cảnh tự chủ hiện nay” – ông Bằng nhấn mạnh.
Sai phạm trong tuyển sinh sẽ cấm đào tạo trong 5 năm
Chánh Thanh tra Nguyễn Hữu Bằng cho biết, về quản trị đại học, thực tế thời gian qua, bên cạnh các trường nghiêm túc thực hiện đúng quy định của ngành thì vẫn có không ít trường thiếu sót, sai phạm nhiều.
Ví dụ, nhiều trường xây dựng đội ngũ chưa bảo đảm về số lượng, cơ cấu, đặc biệt cơ cấu theo ngành. Có những ngành mở ra nhưng không duy trì được chất lượng đội ngũ. Trong quá trình hoạt động, một số trường do có thay đổi về nhân sự do luân chuyển công tác hoặc thay đổi nhiệm vụ, khiến không đủ số lượng tiến sĩ, thạc sĩ của ngành.
Với những ngành đặc thù, do không có tiến sĩ trong nước, các trường có thể lấy giảng viên từ ngành gần, ngành tương đối để đủ tiêu chuẩn, điều kiện mở – duy trì ngành, nhưng quy định bắt buộc các trường phải đảm bảo đủ có đội ngũ giảng viên cơ hữu nhưng ở một số trường khi mở ngành ra không có sinh viên để đào tạo.
Ông Bằng cho hay, việc sai phạm trong liên kết đào tạo như đào tạo không phép, sai đối tượng, sai địa chỉ… số lượng nhiều trường vi phạm rất nhiều.
Thực hiện Nghị quyết 63 của Quốc hội, vừa qua Bộ đã rà soát, xử lý bước đầu và sẽ tiếp tục xem xét xử lý các trường hợp cụ thể đang vi phạm các quy định về đào tạo chính quy, đào tạo thạc sĩ ngoài trụ sở chính, không ban hành quy chế văn bằng chứng chỉ, cấp chứng chỉ ngoại ngữ tràn lan…
Gần đây, Bộ đang tập trung thanh tra một số trường như trường Đại học Điện lực, trường Đại học Trưng vương… Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục xem xét thật khách quan, đơn vị nào sai sẽ xử lý nghiêm túc.
Ông Bằng cho rằng, những vi phạm trên đang tác động tiêu cực đến chất lượng đào tạo ĐH, gây bức xúc cho xã hội và ảnh hưởng tới quyền lợi của người học. Quan điểm của Bộ GD&ĐT là trường nào sai phạm, vi phạm quy chế, quy định thì các trường phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Theo ông Bằng, ngoài biện pháp phạt hành chính bằng tiền và giải pháp khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, việc khắc phục này không dễ dàng. Ví dụ nếu trường đào tạo sai địa điểm thì buộc phải đưa học sinh về đúng địa điểm đào tạo, nếu tuyển sinh sai đối tượng thì phải hủy quyết định cho phép tuyển sinh đó. Nhưng những hệ lụy để lại cũng hết sức nặng nề. Đặc biệt là với những học sinh, sinh viên đã và đang theo học dở dang.
“Trước kia, những trường vi phạm thì bị chế tài phạt 3 năm không được mở ngành, không được liên kết đào tạo. Luật GD Đại học (2019) đã nâng lên thành 5 năm, tức là tính nghiêm túc cao hơn nhiều” – ông Bằng cảnh báo.
Theo Dantri.com.vn
ĐH Vinh khen thưởng 6 cán bộ giảng viên trẻ
Sáng 18/1, Trường Đại học Vinh vừa tổ chức Hội nghị khoa học cán bộ, giảng viên trẻ năm học 2018 - 2019 và khen thưởng cho 6 cán bộ giảng viên trẻ có thành tích trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
Đại học Vinh hiện có gần 60% cán bộ, giảng viên trẻ. Ảnh: Chu Thanh
Hội nghị khoa học cán bộ, giảng viên trẻ năm học 2018 - 2019 được tổ chức nhằm công bố, trao đổi những kết quả nghiên cứu khoa học mới của cán bộ trẻ trường Đại học Vinh.
Các đại biểu tham dự hội nghị đã nghe 25 tham luận, nghiên cứu liên quan đến ngành Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội nhân văn.
Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS. Nguyễn Huy Bằng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh ghi nhận những thành quả mà các cán bộ, giảng viên trẻ của trường đã đạt được.
Khen thưởng 6 cán bộ, giảng viên có thành tích trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, PGS.TS. Nguyễn Huy Bằng cho rằng với số lượng cán bộ, giảng viên trẻ chiếm gần 60% như hiện nay thì cần tăng thêm các nghiên cứu khoa học, tham luận đăng trên các tạp chí, báo trong ngoài nước cũng như mở rộng hơn các lĩnh vực nghiên cứu. Đồng thời, các cán bộ, giảng viên trẻ cần nâng cao khả năng ngoại ngữ, tin học của bản thân.
Dịp này, lãnh đạo nhà trường đã tặng giấy khen cho 6 cán bộ, giảng viên có thành tích trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
Theo nghệ an
Nhìn lại dữ liệu điểm 3 năm thi THPT quốc gia: Nhiều vấn đề phải bàn Từ nguồn số liệu điểm thi của Bộ GD&ĐT, qua tổng kết 3 năm điểm thi THPT quốc gia cho thấy rất nhiều biến động, nhiều con số trái ngược nhau, nhiều vấn đề phải bàn. Phổ điểm thi THPT quốc gia 3 năm trở lại đây Theo phân tích của một số chuyên gia tuyển sinh, năm 2017 là năm có sự...