Sẽ thi theo hình thức nào sau khi “khai tử” chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C?
Sau khi Bộ GD&ĐT “khai tử” chứng chỉ ngoại ngữ hệ A-B-C, việc tổ chức thi, cấp chứng chỉ sẽ thực hiện theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGDĐT ngày 24-1-2014.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên.
Theo đó, từ ngày 15-1-2020, các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ A,B,C tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT sẽ bị bãi bỏ. Vấn đề được nhiều người quan tâm là việc thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ từ ngày 15-1-2010 sẽ được thực hiện theo hình thức nào?
Chứng chỉ ngoại ngữ A,B,C ra đời từ năm 1993 (Quyết định số 177/QĐ-TCBT ngày 30-1-1993 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình tiếng Anh thực hành A,B,C) dùng để đánh giá trình độ Anh ngữ của người học tiếng Anh tại Việt Nam.
Đối tượng sử dụng các loại chứng chỉ này đa phần giáo viên, viên chức, người chuẩn bị thi vào làm viên chức nhà nước, hoặc tiêu chuẩn để nâng ngạch công chức…
Sau 27 năm, chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C sẽ được “khai tử” từ ngày 15-1-2020.
Như vậy, sau 27 năm tồn tại, chứng chỉ A, B, C sẽ chính thức được “khai tử” từ ngày 15-1-2020.
Nhiều ý kiến cho rằng, quyết định bãi bỏ hình thức thi và cấp chứng chỉ này là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với điều kiện hiện nay. Lý do là trong suốt nhiều năm qua, việc thi và cấp chứng chỉ A, B, C chủ yếu mang tính hình thức, không đảm bảo chất lượng, không phản ánh được thực chất năng lực người học.
Video đang HOT
Nhiều người không có kiến thức về ngoại ngữ, không nghe hiểu và nói tiếng Anh được nhưng vẫn có trên tay những “chứng chỉ ngoại ngữ” trình độ A,B,C như một cách “ làm đẹp” hồ sơ.
Để đáp ứng nhu cầu này, nhiều trung tâm ngoại ngữ được mở ra chủ yếu để “bán” chứng chỉ mà buông lỏng, thả nổi về chất lượng, không ai kiểm soát.
Sau khi Bộ GD&ĐT “khai tử” chứng chỉ ngoại ngữ hệ A-B-C, việc tổ chức thi, cấp chứng chỉ sẽ thực hiện theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGDĐT ngày 24-1-2014.
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam áp dụng cho các chương trình đào tạo ngoại ngữ, các cơ sở đào tạo ngoại ngữ và người học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Khung năng lực ngoại ngữ được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng Khung tham chiếu Châu Âu (CEFR) và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam.
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR). Các kỹ năng cần đạt bao gồm nghe, nói, đọc, viết với từng yêu cầu cụ thể cho các bậc. Thời hạn sử dụng của chứng chỉ ngoại ngữ do đơn vị sử dụng nhân lực quy định tùy thuộc yêu cầu công việc.
Hiện nay có 9 đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam gồm: Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng; Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế; Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Trường Đại học Hà Nội; Đại học Thái Nguyên; Trường Đại học Cần Thơ; Trường Đại học Vinh.
Huyền Thanh
Theo cand
300 suất học bổng tiếng Anh cho giáo viên Việt Nam
Tổ chức giáo dục Australia hỗ trợ 60-75% học phí chương trình tiếng Anh 12 tháng cho giáo viên, tổng trị giá hơn 5 tỷ từ quỹ Các giáo sư Australia.
Tổ chức giáo dục Australia (Quality Training Solutions Australia - QTS) triển khai chương trình nhằm góp phần nâng cao trình độ Anh ngữ cho giáo viên Việt Nam và chất lượng giáo dục.
300 suất học bổng dành cho giáo viên, giảng viên và cán bộ thuộc các trường từ mầm non đến đại học. Giáo viên nhận được học bổng được hỗ trợ 60-75% học phí, tức chỉ đóng khoảng 6-10 triệu đồng cho khóa học tiếng Anh toàn cầu QTS English trong 12 tháng.
Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) học trực tuyến và được hỗ trợ trực tiếp bởi đội ngũ chuyên viên hỗ trợ học tập của QTS. Giáo viên được tự do chọn lịch học 24/7. Thời gian nộp hồ sơ và đơn đăng ký đến QTS Việt Nam hết ngày 31/12. Cách thức tham gia, xét duyệt hồ sơ học bổng, nội dung học tập xem thêm tại học bổng dành cho giáo viên.
Giáo viên được cấp bằng chứng nhận sau khóa học vào tháng 6/2019.
Chương trình đang triển khai trên toàn quốc và được hỗ trợ bởi Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, Ban học bổng chính phủ Australia, Đại sứ Quán Australia - Australian Awards và cơ quan Aus4skills, các trường đại học đối tác của QTS.
QTS là một trong những chương trình tiếng Anh quốc tế ứng dụng phương pháp Blended Learning uy tín hiện nay. Đại diện Tổ chức giáo dục Australia cho biết, phương pháp Blended Learning đang được áp dụng thành công tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới như Harvard, Oxford... Lợi thế của chương trình như sau:
- Giáo viên được học với giảng viên bản xứ từ các nước châu Âu, Australia, Mỹ và các nước để trao đổi kinh nghiệm, học tập phương pháp, nâng cao khả năng giao tiếp và kinh nghiệm giảng dạy.
- Hệ thống giáo trình học cung cấp đa dạng cho thầy cô kiến thức, bài học liên quan đến bộ môn và chuyên ngành như nghệ thuật, văn hóa, khoa học tự nhiên, tài chính, môi trường, công nghệ thông tin, tiếng Anh trong trường học.
Bà Trang Trần triển khai chương trình học bổng cho các thầy cô giáo tại Đà Lạt.
Theo bà Trang Trần, trưởng đại diện Tổ chức giáo dục Australia tại Việt Nam, thời đại 4.0 đang làm thay đổi nhanh cách tiếp cận tri thức thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Công cụ tìm kiếm, mạng xã hội trở thành nguồn cung cấp kiến thức vô tận. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho thầy cô giáo, không chỉ đơn thuần là người trao tri thức mà còn định hướng, giúp học trò trang bị kỹ năng cho tương lai.
Bà Trang Trần chia sẻ thêm, giáo viên trong thời đại 4.0 cần chủ động mở rộng tầm nhìn, tư duy và phát triển bản thân - điều kiện tiên quyết để đào tạo nên những công dân toàn cầu. Để làm được điều đó, thầy cô giáo bắt buộc phải nâng cao khả năng Anh ngữ để không bị giới hạn tiếp cận kiến thức, kỹ năng mới; phá bỏ rào cản ngôn ngữ giúp giáo viên giao tiếp, gặp gỡ với thầy cô giáo trên toàn cầu, mở rộng mối quan hệ quốc tế. QTS hy vọng góp phần giúp giáo viên giỏi tiếng Anh, am hiểu công nghệ bên cạnh vững chuyên môn để thành công trong công cuộc "trồng người".
Tổ chức giáo dục Australia hỗ trợ cho nhiều chương trình thiện nguyện.
Kim Uyên
Theo VNE
"Khai tử" chứng chỉ ngoại ngữ A-B-C sẽ còn loại chứng chỉ nào? Sau 26 năm tồn tại, chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A-B-C đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử và sẽ chính thức bị bãi bỏ bằng việc dừng kiểm tra và cấp từ 15/1/2020. Điều này được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành tại Thông tư bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại...