Sẽ thành lập Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Ban Vận động thành lập Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT và các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ Đề án thành lập Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam.
Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định vừa ký Công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc đồng ý chủ trương thành lập Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.
Theo đó, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam sẽ ra đời dựa trên cơ sở tổ chức lại Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam.
Ban Vận động thành lập Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT và các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ Đề án thành lập Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam và gửi Bộ Nội vụ thẩm định, quyết định thành lập theo thẩm quyền.
Trước đó, tại Hội nghị tổng kết 20 năm phát triển mô hình các trường ĐH, CĐ ngoài công lập,Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã dành lời khen tặng cho những đóng góp của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập với nhiều thành tích nổi bật trong thời gian qua.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng các chủ trương, chính sách phát triển giáo dục đại học phải bảo đảm công bằng, bình đẳng, không phân biệt giữa các trường công và ngoài công lập.
Theo VNE
Tiếng kẻng người thầy
Mô hình "Tiếng kẻng người thầy" đã hạn chế được tình trạng trẻ em bỏ học, vực dậy tinh thần học tập của học sinh trên xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ (TP.HCM).
Tại Trường THCS Thạnh An, nhiều năm trước đã xảy ra tình trạng học sinh bỏ học để theo bố mẹ kiếm sống, không ít em lại nghiện game dẫn đến kết quả học tập sa sút, tỉ lệ học sinh ở lại lớp cao. Các thầy cô trong trường rất trăn trở trước vấn nạn trên, tìm mọi giải pháp để giúp các em học sinh trở lại trường, tập trung học tập tốt... Năm 2007, các thầy cô trong Đoàn trường đã có ý tưởng dùng tiếng kẻng báo hiệu cho học trò đến giờ học bài vào mỗi buổi tối.
Ảnh minh họa
Từ chiếc kẻng vành bánh xe ôtô
Anh Bùi Công Lý - bí thư Đoàn xã Thạnh An - cho biết: "Khi mô hình "Tiếng kẻng người thầy" mới đi vào hoạt động, cứ đến giờ quy định cán bộ trong xã sẽ đánh một hồi kẻng để báo cho các em học sinh nhớ giờ học bài. Kẻng hồi đó chúng tôi sử dụng lấy từ vành bánh xe ôtô. Còn bây giờ, chúng tôi thay thế chiếc kẻng bằng việc phối hợp với đài truyền thanh xã truyền thông nội dung đến phụ huynh, các em học sinh mỗi buổi tối".
Mỗi ngày, cứ đúng 19g là trên hệ thống truyền thanh xã lại phát lên ba tiếng kẻng kèm theo thông điệp: "Đã đến giờ học bài và làm bài, đề nghị các em học sinh tự giác học tập". Song song đó, thầy cô giáo được phân công sẽ đến những tụ điểm trò chơi điện tử để kiểm tra, đưa các em còn ham chơi về nhà. Thầy cô còn đến từng nhà học sinh đôn đốc và động viên các em học tập.
Thầy Nguyễn Thanh Quốc chia sẻ: "Do địa hình xã đảo các hộ dân sống tập trung, nên việc kiểm tra cũng đạt hiệu quả cao. Có nhiều em thấy thầy cô đi kiểm tra là trốn ngay, nhưng chúng tôi đều nắm được hầu hết thông tin học sinh, ghi vào sổ theo dõi và thế là hôm sau lên lớp sẽ có "xử phạt nguội"! Chúng tôi coi học sinh như con em trong nhà nên việc giáo dục chủ yếu đánh vào tâm lý và ý thức để các em hiểu ra vấn đề".
Em Bạch Thị Hòa (học sinh lớp 11 Trường THPT Cần Thạnh) tâm sự: "Hồi năm lớp 6 học ở Trường THCS Thạnh An em mê game lắm, cứ bỏ học đi chơi suốt. Cô chủ nhiệm biết được chuyện này đã tới nhà vận động em bỏ game. Ban đầu thầy cô phân tích cho em hiểu mặt lợi và mặt hại của việc chơi game, rồi còn thiết kế cho em góc học tập tại nhà, các hoạt động tập thể nào thầy cô cũng đều "bắt" em tham gia, tới lớp học buổi tối em được thầy cô giảng lại tận tình những phần bài học mà trước đó em đã bỏ bê. Thế là từ năm lớp 7 đến lớp 9 năm nào em đạt học sinh khá. Bây giờ em học được tới lớp 11 và có cơ hội học lên cao hơn cũng là nhờ ơn thầy cô".
Đến ngăn dòng học sinh bỏ học
Thời gian đầu, để vận động học trò bám trường bám lớp gần như là "nhiệm vụ bất khả thi" của các giáo viên trẻ Trường THCS Thạnh An. Đời sống người dân trên xã đảo Thạnh An còn khó khăn, mưu sinh chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên do nghề này hoàn toàn phụ thuộc thời tiết nên thu nhập rất bấp bênh. Nhiều học sinh vì hoàn cảnh gia đình khó khăn có ý định bỏ học theo cha mẹ bám biển mưu sinh.
Thế nhưng nhờ tác động từ "Tiếng kẻng người thầy" nhiều gia đình đã dần hiểu ra ý nghĩa của việc cho con đến trường, ý thức học sinh cũng được thay đổi. Số học sinh được lên lớp năm học 2012-2013 tăng lên 98%, nhiều em tốt nghiệp THCS và theo học lên bậc học cao hơn, tình trạng học sinh tụ tập ở các quán game đã giảm rõ rệt.
Để tạo thêm điều kiện học tập cho các em, thầy cô giáo trong trường còn nghĩ ra sáng kiến xây dựng mô hình "Góc học tập" tại nhà cho học sinh. Thầy cô và thanh niên trong xã tự góp tiền mua bàn ghế, bóng đèn..., thiết kế góc học tập tại nhà cho một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra nhà trường còn tổ chức các lớp ôn bài ngay tại trường, thầy cô sẽ phân loại học sinh theo học lực để có biện pháp kèm cặp riêng, tổ chức ôn bài các môn tự nhiên và dò bài các môn xã hội.
Chị Nguyễn Thị Hai, một người dân địa phương, bộc bạch: "Từ khi có tiếng kẻng báo giờ học tập, bọn trẻ không còn ham chơi nữa, không chờ cha, mẹ nhắc nhở mà rất tự giác học tập. Nhiều cháu bỏ học cũng được thầy cô giáo và các bạn động viên trở lại lớp. Các học sinh nghèo được hỗ trợ thêm nhiều thứ để yên tâm đến trường. Con em chúng tôi ngày càng tiến bộ hơn. Tôi và nhiều người dân trong xã rất phấn khởi vì sự thay đổi này, nhờ thầy cô mà con em chúng tôi mới có tương lai hơn...".
Theo Tuoitre
Mở chuỗi bàn tròn giáo dục Việt Nam tại Paris Vào ngày 10/5 tới, bàn tròn với chủ đề "Những nguyên lý căn bản của giáo dục Việt Nam" sẽ được tổ chức tại Trường ĐH Sorbonne (Paris, Pháp). Một buổi thảo luận của Hội các nhà khoa học và chuyên gia Việt Nam Đây là sự kiện đầu tiên trong chuỗi bàn tròn bàn về giáo dục - đào tạo do Hội...