Sẽ ra sao nếu Mỹ phê duyệt hoàn toàn vaccine Pfizer?
Quyết định phê duyệt hoàn toàn vaccine Covid-19 có thể khuyến khích thêm người chủng ngừa, ảnh hưởng đến quyết định tiêm liều tăng cường, giúp thay đổi cục diện chống dịch.
Các loại vaccine đang sử dụng tại Mỹ như Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson (J&J) chỉ được phê duyệt Ủy quyền Khẩn cấp (EUA). Đây là cơ chế tạo điều kiện thuận lợi để cung cấp các biện pháp y tế, bao gồm vaccine, trong các trường hợp cấp bách về sức khỏe cộng đồng, chẳng hạn Covid-19.
Theo EUA, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho phép sử dụng sản phẩm chưa được phê duyệt đầy đủ để chẩn đoán, điều trị hoặc ngăn ngừa ngừa bệnh tật khi chúng đã đáp ứng một số tiêu chí nhất định.
Cuối tháng 7, đại diện FDA cho biết có thể chấp thuận hoàn toàn vaccine Pfizer trong vài tuần tới. Động thái này dự kiến thay đổi cục diện của đại dịch, theo nhiều cách.
Khuyến khích thêm nhiều người tiêm chủng
Hiện hơn 30% dân số đủ điều kiện chủng ngừa ở Mỹ vẫn chưa tiêm vaccine. Khi xin phép khẩn cấp, các nhà sản xuất đã gửi dữ liệu thử nghiệm lâm sàng trong ba tháng. Trong đó có ít nhất hai tháng dữ liệu an toàn từ người tiêm chủng đầy đủ, vì hầu hết phản ứng phụ xảy ra trong khoảng thời gian này.
Song đối với một số người Mỹ, điều đó chưa đủ thuyết phục.
Quyết định phê duyệt hoàn toàn đòi hỏi nhiều hơn thế. Hãng phải báo cáo độ an toàn và hiệu quả của vaccine trong triển khai thực tế, bên ngoài thử nghiệm lâm sàng. CDC đã theo dõi dữ liệu trên hơn 165 triệu người Mỹ. Các thông số bổ sung củng cố thêm lập luận vaccine không nguy hiểm.
“Đối với một số người, quyết định chấp thuận hoàn toàn của FDA sẽ xoa dịu nỗi sợ hãi đó. Dù chỉ là thiểu số, nó vẫn góp phần chống lại đại dịch”, David Dowdy, phó giáo sư khoa dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, cho biết.
Video đang HOT
Theo khảo sát từ Kaiser Family Foundation, cứ 10 người trưởng thành chưa chủng ngừa thì ba người cho biết sẽ tin tưởng hơn nếu vaccine được chấp thuận hoàn toàn.
Tuy nhiên, tổ chức cũng thông báo nhiều người có sự nhầm lẫn khi đọc tin tức về vaccine Covid-19. Hai phần ba tham gia khảo sát lầm tưởng vaccine đã được phê duyệt hoàn toàn hoặc không có đủ thông tin về vấn đề này.
Tiến sĩ Michael Wolf, phó chủ tịch khoa Nghiên cứu Y khoa tại trường Y Northwestern Feinberg, hy vọng quyết định sắp tới của FDA giúp thay đổi suy nghĩ của khoảng 5-10% những người e ngại vaccine.
Nhân viên y tế chuẩn bị một liều vaccine Pfizer ở thành phố Miami, Mỹ, tháng 5/2021. Ảnh: NY Times
Theo Tiến sĩ Paul Offit, thành viên uỷ ban cố vấn vaccine của FDA, giám đốc Trung tâm Giáo dục Vaccine tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, FDA đang “nỗ lực hết sức” để chấp thuận vaccine Covid-19.
“Từ quan điểm của công chúng, điều này thực ra không quan trọng”, ông nói. “Một nửa dân số Mỹ đã tiêm vaccine. Chúng ta đã triển khai hơn 300 triệu liều, vượt xa khỏi thử nghiệm. Chúng tôi có cả danh sách dài về độ hiệu quả và an toàn của các loại vaccine, nhiều hơn bất cứ sản phẩm nào từng được phê duyệt cho đến nay”.
“Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng đây sẽ là vấn đề tâm lý khi nhìn nhận vaccine Covid-19, họ sẽ nghĩ liệu đây là sản phẩm được cấp phép hay chỉ phê duyệt khẩn cấp”, ông Offit nói thêm.
Mở đường tiêm liều tăng cường
Quyết định phê duyệt hoàn toàn cũng tạo điều kiện cho liều vaccine thứ ba.
Phó giáo sư David Dowdy giải thích: “Việc chấp thuận sẽ khiến bác sĩ dễ dàng kê đơn “off-label” (kê đơn không theo hướng dẫn trên nhãn) đối với vaccine”. Theo đó, người đã tiêm chủng đầy đủ có thể nhận được thêm một mũi tiêm tăng cường, nếu mọi người có thể thuyết phục bác sĩ của họ.
Ngày 13/8, FDA cho phép tiêm liều vaccine Covid-19 thứ ba của của Pfizer-BioNTech và Moderna cho những người bị suy giảm miễn dịch. Thử nghiệm lâm sàng trước đó cho thấy nhóm này không đáp ứng tốt với vaccine, có thể cần tiêm nhắc lại.
“Ngay lúc này, những gì chúng tôi thực sự muốn là kêu gọi người còn chờ đợi hãy tiêm ít nhất một liều vaccine và không đi trước dữ liệu. Hy vọng rằng quyết định phê duyệt hoàn toàn sẽ khuyến khích nhiều người tiêm liều đầu tiên”, Melissa Tice giám đốc chương trình pháp lý kiêm giáo sư trợ lý về nghiên cứu lâm sàng, lãnh đạo Trường Y khoa & Khoa học Sức khỏe Đại học George Washington, cho biết.
Đối với trẻ em
Hiện chưa rõ việc phê duyệt hoàn toàn vaccine Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến tiến độ cấp phép cho trẻ em dưới 12 tuổi, theo tiến sĩ Paul Offit. Tại Mỹ, vaccine Pfizer đang được sử dụng cho người từ 12 tuổi trở lên. Vaccine Moderna và J&J chỉ được dùng cho người trưởng thành, từ 18 tuổi trở lên.
“Liệu phê duyệt hoàn toàn vaccine cho người lớn có ảnh hưởng đến tiến độ chấp thuận trên trẻ nhỏ? Tôi nghĩ câu trả lời là không”, ông Offit nói hôm 6/7.
Nhìn chung, “đây hoàn toàn là lĩnh vực mới, khái niệm chấp thuận khẩn cấp cũng mới, nhất là đối với vaccine đã được dùng ở mức độ này. Chúng ta đã chấp thuận khẩn cấp cho vaccine bệnh than, nhưng đây là câu chuyện khác”, ông nói thêm.
Y tá Hong Kong bị đình chỉ công tác vì tiêm cùng lúc hai mũi vaccine
Một y tá ở Hong Kong bị đình chỉ công tác sau khi tiêm nhầm hai liều vaccine Covid-19 cùng lúc cho một người đàn ông.
Cơ quan y tế Hong Kong hôm 12/8 cho biết họ nhận được thông báo một ngày trước đó rằng người đàn ông 66 tuổi đã được tiêm một lúc hai liều vaccine Pfizer tại trung tâm tiêm chủng ở Tuen Mun. Người này sau đó nhập viện để theo dõi.
"Chúng tôi đang tìm hiểu thêm thông tin về sự cố và sẽ tiến hành điều tra. Tổ chức y tế điều hành trung tâm tiêm chủng đó cũng sẽ được yêu cầu nộp báo cáo", phát ngôn viên chính quyền Hong Kong cho hay.
Người dân được tiêm vaccine Covid-19 tại một trung tâm tiêm chủng ở Hong Kong hôm 23/2. Ảnh: Reuters .
Hiệp hội Sức khỏe Con người, tổ chức điều hành trung tâm xảy ra sự cố, cho biết điều tra ban đầu của họ xác nhận có sai sót trong quá trình tiêm chủng, dẫn đến quyết định đình chỉ công tác đối với y tá tiến hành tiêm. Nhà sản xuất Pfizer khuyến cáo khoảng cách tối thiểu giữa hai mũi tiêm là 21 ngày.
Hiệp hội cho biết thêm rằng một bác sĩ tại trung tâm tiêm chủng đã ngay lập tức báo cáo sự cố cho cơ quan y tế và kiểm tra sức khỏe người đàn ông được tiêm hai liều vaccine cùng lúc. Truyền thông Hong Kong cho biết tác dụng phụ rõ ràng duy nhất đối với người này là tăng huyết áp và sức khỏe của ông vẫn ổn định sau khi nhập viện kiểm tra.
Tiến sĩ Ho Pak-leung, nhà vi sinh vật học tại Đại học Hong Kong, cho biết cách bào chế các vaccine Covid-19 giúp đảm bảo việc tiêm hai liều cùng lúc không gây phản ứng bất lợi quá nghiêm trọng, nhưng lưu ý điều này sẽ không làm tăng đáng kể hiệu quả bảo vệ của vaccine.
"Nếu một người được tiêm hai liều vaccine Covid-19 cùng lúc, họ có thể gặp phải nhiều phản ứng phụ nghiêm trọng hơn trong thời gian ngắn ở gần vị trí tiêm, nhưng không bị đe dọa về sức khỏe", Ho cho hay.
Hong Kong hôm 12/8 ghi nhận thêm 5 ca nhiễm nCoV nhập cảnh, nâng tổng số ca nCoV tại thành phố lên 12.025, trong đó 212 trường hợp đã tử vong.
Vaccine hiệu quả với chủng Delta thế nào? Dù dữ liệu còn hạn chế, nhiều nghiên cứu chỉ ra một số loại vaccine mang lại lớp bảo vệ tốt trước biến chủng Delta dễ lây lan. Giống nhiều quốc gia khác, Mỹ đang đối phó với biến chủng Delta lây lan mạnh. Hơn 130 quốc gia đã ghi nhận ca nhiễm chủng nCoV mới này, theo Tổ chức Y tế Thế...