Sẽ hình sự hóa hành vi uống rượu bia gây tai nạn giao thông?
Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có xu hướng gia tăng về mức độ tiêu thụ rượu bia, tỷ lệ người dân uống rượu bia ngày càng tăng, nhưng việc phát hiện và xử lý còn thiếu, yếu cả về số lượng người thực hiện chức năng lẫn chế tài, dẫn tới hiện tượng “nhờn” luật ngày càng phổ biến hơn.
Nhiều chuyên gia bày tỏ quan điểm cần phải xử lý nghiêm về mặt hình sự hóa đối với hành vi lái xe vi phạm nồng độ cồn gây tai nạn bởi tình trạng “nhờn” luật trong giao thông vận tải hiện nay rất lớn.
Uống nhiều, xử lý quá yếu
Từ năm 2012 đến nay, tai nạn giao thông giảm giảm cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương, tuy nhiên, tai nạn giao thông còn cao, mỗi ngày có khoảng 26 người chết, chủ yếu là ở đường bộ. Đây là con số được ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra tại Hội thảo chuyên đề “Hành vi người điều khiển phương tiện khi sử dụng rượu bia” do Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức vào sáng nay, 8/7.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2014, tai nạn giao thông có liên quan đến rượu, bia chiếm 36,5% trong đó riêng nam giới là 35,7%.
Một con số thống kê của Hiệp hội rượu bia, sản xuất rượu bia ngày càng tăng, ước tính 15%/năm, sản lượng bia dự kiến đạt 3 tỷ lít năm 2015 và 350 triệu lít rượu. Việt Nam được xếp là một trong số 25 quốc gia đứng đầu trong danh sách có mức tiêu thụ bia gia tăng nhiều nhất.
Ông Hoàng Đình Ban, Trưởng khoa Cảnh sát giao thông, Học viện Cảnh sát Nhân dân cho rằng, việc phát hiện các hành vi vi phạm và xử lý nồng độ cồn rất hạn chế.
Cụ thể, qua quá trình điều tra của cơ quan chức năng, năm 2014, lực lượng chức năng phát hiện sử dụng rượu bia gây tai nạn giao thông chiếm 1,62% trong tổng số các vụ tai nạn giao thông; vi phạm nồng độ cồn chiếm 0,25% trong tổng số xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ.
“Tỷ lệ gây tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia gây ra không dưới 40% nhưng xử lý thấp dẫn đến tình trạng &’nhờn’ luật trong lĩnh vực vận tải rất lớn. Vì thế , cần xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn, xử lý hình sự các hành vi sử dụng rượu bia tham gia giao thông gây tai nạn đồng thời phải sửa đổi Bộ luật hình sự, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm nồng độ cồn, tạo tiếng răn đe lớn của pháp luật,” ông Ban nhấn mạnh.
Đưa ra mức độ so sánh xử phạt vi phạm ở nước ta so với các nước trong khu vực, theo ông Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia Quy hoạch An toàn giao thông, tại Thái Lan, người lái xe từ chối kiểm tra nồng độ cồn sẽ bị bắt giữ và buội tội một năm tù, phạt tiền lên đến 20.000 Bath.
Video đang HOT
Tại Mỹ, vi phạm lần đầu bị phạt 300-1.000USD nhưng lần tiếp theo là 15.000USD trở lên; phí thử nồng độ cồn trong máu cho người vi phạm phải trả từ 500-1.000USD; phải học khóa học ý thức tham gia giao thông và qua các kỳ thi rất khắt khe (300-500USD/khóa).
Cảnh sát giao thông tiến hành đo nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam )
Cần hình sự hóa…
Khẳng định nhiều chính sách đưa ra bị thất bại do vấn đề giao thông liên quan tới đồng đảo tầng lớp người dân nên dễ động chạm, phản ứng, nhiều chuyên ra nhìn nhận, khi chủ trương đưa ra đúng thì cần kiên quyết bảo vệ lập trường, quan điểm, không nên lúng túng khi xử lý tình huống. Đặc biệt, hình sự hóa đối với hành vi uống rượu bia gây tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Ông Trần Hữu Minh, chuyên viên Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia kiến nghị, cơ quan chức năng cần hạ “ngưỡng” nồng độ cồn trong máu xuống mức thấp nhất là 20mlg/100ml máu. Người vi phạm lần đầu không nên xử phạt quá nặng, cho cơ hội để sửa đổi hành vi. Với những hành vi nghiệm trọng thì phải xử lý thật nghiêm.
Phản bác quan điểm này, ông Hoàng Đình Ban cho rằng, trong điều kiện thực tế ở nước ta, cấm sử dụng rượu bia có nồng độ cồn trong máu ở mức trên 50mlg/100ml máu khi tham gia giao thông như quy định hiện nay là hợp lý.
Chỉ ra thực tế những khó khăn trong công tác xử lý, theo ông Ban, lực lượng Cảnh sát giao thông khi xử phạt vi phạm giao thông của người dân cũng rất khó khăn bởi người vi phạm sẵn sàng chống đối, rất dễ dẫn đến sự đối đầu từ hai phía.
Bên cạnh đó, mã số bưu chính dữ liệu vi phạm giao thông ở Việt Nam hiện là hồ sơ “chết” bởi các hành vi tái phạm rất khó rà soát và kiểm tra trong các biên bản xử phạt trong khi nước ngoài họ kiểm soát qua hệ thống hóa cơ sở dữ liệu chung.
Với tư cách đại diện cho các đơn vị sản xuất rượu bia, đại diện Hiệp hội rượu bia đặt câu hỏi đến các chuyên gia và cơ quan quản lý Nhà nước phải làm rõ lái xe sử dụng rượu bia đến “ngưỡng” như thế nào là an toàn, vừa phải?
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cũng kiến nghị đến các doanh nghiệp sản xuất rượu bia trên bao bì cần có các khuyến cáo, cảnh báo nguy cơ hay hàm lượng để người uống biết các thông tin để chủ động khi uống.
Đưa ra các giải pháp, các cơ quan quản lý Nhà nước và chuyên gia nhấn mạnh đến công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức của xã hội về tác hại, ảnh hưởng của rượu bia, mức xử phạt đối với những vi phạm nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận thức trong cộng đồng; bổ sung trang thiết bị đo nồng độ cồn cho cảnh sát giao thông; thông báo vi phạm về nơi cu trú, công tác để kiểm điểm…
Bên cạnh đó, Bộ Công an và Bộ Y tế cần phối hợp xây dựng Thông tư liên tịch quy định chung về quy trình kiểm tra nồng độ cồn trong máu và hơi thở. Bộ Tài chính nghiên cứu tăng thuế đối với các loại đồ uống có cồn./.
Theo VietnamPlus
Kiến nghị phạt tù lái xe say xỉn: Đơn giản nhưng không dễ làm
Đứng trước thực trạng tai nạn giao thông do bia rượu đang có diễn biến ngày càng phức tạp, mới đây Tổng cục Đường bộ đã đề nghị hình sự hóa với người lái xe có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá quy định. Tuy nhiên, đây chưa chắc đã là ý kiến khả thi hiện nay.
Thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm tới những quy định xử phạt nghiêm khắc hơn cho những người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn cao trong máu. Những kiến nghị trên được đưa ra trong bối cảnh mà tình hình tai nạn giao thông do bia rượu ngày càng diễn ra phức tạp hơn.
Theo thống kê, số vụ tai nạn tuy đã giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng số người tử vong lại tăng lên, đồng nghĩa với việc mức độ tai nạn ngày càng nghiêm trọng hơn. Điển hình là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi vừa qua. Điều đáng nói ở đây, hầu hết các vụ tai nạn giao thông đều có liên quan đến một nguyên nhân mà từ trước đến nay vẫn làm đau đầu các cơ quan chức năng: đó là bia rượu.
Chính vì vậy, trong văn bản gửi Bộ Giao thông, góp ý việc sửa đổi Bộ luật Hình sự, Tổng cục Đường bộ đã đề nghị hình sự hóa hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định (vượt quá 100mlg/100ml máu hoặc vượt quá 0,5mg/1 lít khí thở). Tổng cục Đường bộ cho hay, theo kinh nghiệm quốc tế, hành vi lái xe có nồng độ cồn vượt quá quy định bị xử lý nghiêm khắc tại nhiều nước. Ngoài việc phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, người vi phạm còn bị khởi tố hình sự và hình phạt tù.
Tình hình tai nạn giao thông do bia rượu ngày càng diễn biến phức tạp làm đau đầu các cơ quan chức năng
Ở nước ta hiện nay, tình trạng người điều khiển xe có nồng độ cồn cao trong máu hoặc hơi thở cao hơn mức quy định trên vẫn chưa có chiều hướng giảm, đây được coi là nguồn nguy cơ đe dọa an toàn không chỉ cho một cá nhân mà còn cho cả xã hội. Những kiến nghị này cùng với kiến nghị tịch thu phương tiện giao thông của người có nồng độ cồn cao trong máu được coi là biện pháp mạnh tay đủ sức để răn đe các "bợm nhậu".
Tuy nhiên, việc hai kiến nghị trên có được thông qua hay không còn phải dựa vào rất nhiều yếu tố khác. Bởi thực trạng tại Việt Nam khác so với các nước tiên tiến khác đã áp dụng những hình phạt này.
Điều đầu tiên phải nói đến chính là tính thực tiễn của kiến nghị. Chắc chắn nếu kiến nghị phạt tù người có nồng độ cồn cao trong máu được thông qua thì chắc chắn con số người phải chịu mức án phạt này sẽ là con số rất lớn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề kinh tế và các vấn đề của toàn xã hội chứ không chỉ của riêng ngành giao thông.
Thứ hai là các nhà quản lý liệu có thể chặt chẽ và người thi hành liệu có thật sự nghiêm minh không. Đây là một con dao hai lưỡi bởi nếu không kiểm soát tốt sẽ khiến cho tình trạng tham nhũng và lạm dụng công quyền ngày một khó kiểm soát hơn.
Chính vì vậy các cơ quan chức năng nên nghiên cứu kỹ đề án cho phù hợp và mang tính khoa học với hoàn cảnh thực tiễn tại Việt Nam bởi các hình phạt trên thật ra không hề nặng so với những hậu quả mà bia rượu gây ra cho xã hội.
Bên cạnh đó, việc tuyên truyền hiệu quả về tác hại của đồ uống có cồn là vô cùng cần thiết trong bối cảnh các phương tiện truyền thông đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Bia không cồn có thể coi là một giải pháp hữu hiệu giảm các vụ tai nạn giao thông do bia rượu
Một biện pháp thiết thực hơn chính là việc cấm rượu bia sau 22h hoặc khuyến khích người dân sử dụng những loại đồ uống thay thế như bia không cồn cũng cần được xem xét. Đây chính là hai biện pháp đã được các nước văn minh khác trên thế giới sử dụng từ khá lâu để hạn chế các tai nạn giao thông do bia rượu như là ở Mỹ, Nhật, Đức, Tây Ban Nha và đặc biệt là khu vực Trung Đông.
Tuy các đề xuất trên mới chỉ được đưa ra thảo luận, tuy nhiên đây cũng chính là lời cảnh tỉnh cho những dân nhậu về thái độ và hành vi lạm dụng rượu bia làm ảnh hưởng đến an toàn xã hội. Chính vì vậy, mỗi khi cầm một cốc bia, một chén rượu, bản thân mỗi người hãy nghĩ đến trước tiên là gia đình, bạn bè, người thân và những người xung quanh. Đừng để cho chất cồn khiến bản thân bị mất đi lý trí để cuối cùng phải rơi vào cảnh "vào tù ra tội".
Theo Gia đinh Viêt Nam
Hàng trăm cảnh sát TP HCM 'truy' tài xế sử dụng ma tuý Trước việc hàng loạt tai nạn nghiêm trọng xảy ra trong thời gian qua, Phòng CSGT TP HCM phối hợp lực lượng cơ động, hình sự... truy tìm tài xế sử dụng ma tuý, rượu bia để xử lý. Phòng CSGT TP HCM đêm 1/7 ra quân chốt chặn tại khu vực chân cầu Phú Mỹ (quận 2). Nhiều xe tải, container đã...